“Nếu được tăng, giá thép nên tăng từ từ”
Đại diện Hiệp hội Thép (VSA) khẳng định thép trên thị trường sẽ không thiếu và giá sẽ bình ổn từ nay tới hết tháng 7
Hai mối quan ngại mà nhiều người đặt ra xung quanh hiện tượng một số doanh nghiệp sản xuất phôi thép mang phôi đi “xuất ngoại” trong thời gian vừa qua là thị trường có thể sẽ thiếu thép và giá thép sẽ tăng vọt.
Mới đây, Bộ Công Thương đã họp với Hiệp hội Thép (VSA) và các doanh nghiệp có phôi xuất khẩu. Thép sẽ không thiếu, đồng thời giá thép sẽ bình ổn chứ không tăng từ nay tới hết tháng 7 là khẳng định của Chủ tịch VSA, ông Phạm Chí Cường với VnEconomy sau cuộc họp này.
Tính tới thời điểm này, lượng phôi các doanh nghiệp đã xuất khẩu là bao nhiêu, thưa ông?
Theo số liệu chúng tôi có được từ các doanh nghiệp và từ Hải quan thì trong 4 tháng đầu năm 2008, các doanh nghiệp mới chỉ xuất khẩu 7.280 tấn phôi, so với trên 106.000 tấn tổng lượng phôi nhập về thì chỉ chiếm khoảng 0,5%. Thép phế xuất cũng rất ít, chỉ 2.200 tấn và chỉ bằng khoảng 0,4% so tổng lượng thép phế đã nhập.
Còn số liệu xuất phôi trong tháng 5, thưa ông?
Chúng tôi đang cập nhật, nhưng tôi nghĩ cũng không quá nhiều.
Nhưng theo số liệu từ một số báo thì con số đó lên tới vài chục nghìn tấn?
Tôi cho rằng số liệu mà các báo đưa là chưa chính xác. Cộng cả số phôi xuất trong tháng 5 thì cũng không quá nhiều như các báo đã đưa.
Thị trường lo ngại nếu các doanh nghiệp tiếp tục mang phôi “xuất ngoại” thì có thể sau tháng 6 sẽ xảy ra tình trạng thiếu thép và giá tăng vọt. Ông nghĩ sao về điều này?
Đúng là nếu tiếp tục xuất nhiều, có thể sẽ xảy ra hai trường hợp: thiếu thép và tăng giá thép. Tuy nhiên, tới thời điểm này tôi khẳng định lo ngại đó sẽ không thể xảy ra. Việc xuất phôi tới thời điểm này chưa thể làm thiếu hoặc tăng giá thép.
Bởi, thứ nhất, 5 tháng đầu năm 2008, trung bình sản xuất thép trong nước đạt 323.000 tấn/tháng, tiêu thụ đạt 293.000 tấn/ tháng. So với cùng kỳ 2007, cả sản xuất và tiêu thụ thép đều tăng khoảng 15,49%.
Tồn dư thép thành phẩm trong toàn Hiệp hội Thép tính tới thời điểm hết tháng 4/2008 là ở vào khoảng gần 200.000 tấn. Cộng với lượng phôi đã nhập về của các công ty sản xuất dự trữ đã trên 400.000 tấn. Như vậy, mối quan tâm nhất của thị trường là có thể thiếu thép sẽ không thể xảy ra.
Còn về vấn đề giá thì thực hiện chỉ thị của Chính phủ, các thành viên trong Hiệp hội chắc chắn là phải giữ giá tới hết tháng 6. Bên cạnh đó, trong hơn một tháng qua, do nhu cầu của thị trường giảm mạnh nên các doanh nghiệp đã phải hạ giá bán từ 200.000 đồng/tấn tới thậm chí 650.000 đồng/tấn để kích cầu.
Hiện giá bán tại các nhà máy trong Hiệp hội đã giảm xuống còn 14,5 - 15,3 triệu đồng/ tấn ở miền Bắc và từ 14,5-15,2 triệu đồng/ tấn.
Các cơ quan quản lý đã có biện pháp gì để ngăn chặn việc xuất phôi?
Đây là hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, nên không thể cứ động cái là thực hiện biện pháp hành chính cấm đoán. Nhất là hiện tại lượng phôi xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa nhiều.
Hiệp hội Thép và Bộ Công Thương đang tiếp tục theo dõi. Nếu việc xuất khẩu tiếp tục diễn ra với số lượng nhiều làm ảnh hưởng tới thị trường trong nước thì lúc đó cơ quan quản lý sẽ có biện pháp thích hợp.
Có ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp xuất phôi là một hình thức “ép” Chính phủ cho tăng giá trong nước?
Thực tế trong thời gian qua các doanh nghiệp gọi điện chia sẻ với Hiệp hội rất nhiều. Doanh nghiệp có cái khó của doanh nghiệp.
Hầu hết vốn để nhập phôi hoặc thép phế về đều vay từ ngân hàng, 10 ngày phải trả lãi ngân hàng 1 lần. Trong khi đó việc kìm giá trong nước khiến giá thép thành phẩm chỉ tương ứng với giá phôi nhập từ 850-860USD/ tấn. Nhưng thực tế giá chào phôi thế giới hiện đã là hơn 1.000 USD/ tấn, giá phôi các doanh nghiệp nhập về cũng đã là 930 USD/ tấn.
Giữ giá để tích cực kiềm chế lạm phát có tác động 2 chiều và không có lợi với đầu vào – đầu ra của ngành thép.
Theo ông, nếu Chính phủ cho điều chỉnh giá thép thì nên điều chỉnh như thế nào để tránh gây sốc cho thị trường?
Chắc chắn với sự chênh lệch giá phôi trong nước và thế giới như hiện tại thì sau tháng 6 chúng ta sẽ phải điều chỉnh giá thép. Tôi cho rằng nên điều chỉnh từ bây giờ.
Bởi không bao giờ thị trường chấp nhận tăng một lần. Tôi nghĩ nên tăng từ bây giờ để tăng dần, theo lộ trình. Với chênh lệch giá phôi như hiện tại: trong nước 850 - 860 USD/ tấn, giá chào thế giới hiện đã là hơn 1.000 USD/ tấn, chênh khoảng 160 USD/ tấn.
Như vậy, chúng ta có thể điều chỉnh khoảng 8 lần, và trong vài tháng chẳng hạn. Nếu để tới sau tháng 6 mới tăng và nếu tăng một lần thì thị trường sẽ sốc.
Mới đây, Bộ Công Thương đã họp với Hiệp hội Thép (VSA) và các doanh nghiệp có phôi xuất khẩu. Thép sẽ không thiếu, đồng thời giá thép sẽ bình ổn chứ không tăng từ nay tới hết tháng 7 là khẳng định của Chủ tịch VSA, ông Phạm Chí Cường với VnEconomy sau cuộc họp này.
Tính tới thời điểm này, lượng phôi các doanh nghiệp đã xuất khẩu là bao nhiêu, thưa ông?
Theo số liệu chúng tôi có được từ các doanh nghiệp và từ Hải quan thì trong 4 tháng đầu năm 2008, các doanh nghiệp mới chỉ xuất khẩu 7.280 tấn phôi, so với trên 106.000 tấn tổng lượng phôi nhập về thì chỉ chiếm khoảng 0,5%. Thép phế xuất cũng rất ít, chỉ 2.200 tấn và chỉ bằng khoảng 0,4% so tổng lượng thép phế đã nhập.
Còn số liệu xuất phôi trong tháng 5, thưa ông?
Chúng tôi đang cập nhật, nhưng tôi nghĩ cũng không quá nhiều.
Nhưng theo số liệu từ một số báo thì con số đó lên tới vài chục nghìn tấn?
Tôi cho rằng số liệu mà các báo đưa là chưa chính xác. Cộng cả số phôi xuất trong tháng 5 thì cũng không quá nhiều như các báo đã đưa.
Thị trường lo ngại nếu các doanh nghiệp tiếp tục mang phôi “xuất ngoại” thì có thể sau tháng 6 sẽ xảy ra tình trạng thiếu thép và giá tăng vọt. Ông nghĩ sao về điều này?
Đúng là nếu tiếp tục xuất nhiều, có thể sẽ xảy ra hai trường hợp: thiếu thép và tăng giá thép. Tuy nhiên, tới thời điểm này tôi khẳng định lo ngại đó sẽ không thể xảy ra. Việc xuất phôi tới thời điểm này chưa thể làm thiếu hoặc tăng giá thép.
Bởi, thứ nhất, 5 tháng đầu năm 2008, trung bình sản xuất thép trong nước đạt 323.000 tấn/tháng, tiêu thụ đạt 293.000 tấn/ tháng. So với cùng kỳ 2007, cả sản xuất và tiêu thụ thép đều tăng khoảng 15,49%.
Tồn dư thép thành phẩm trong toàn Hiệp hội Thép tính tới thời điểm hết tháng 4/2008 là ở vào khoảng gần 200.000 tấn. Cộng với lượng phôi đã nhập về của các công ty sản xuất dự trữ đã trên 400.000 tấn. Như vậy, mối quan tâm nhất của thị trường là có thể thiếu thép sẽ không thể xảy ra.
Còn về vấn đề giá thì thực hiện chỉ thị của Chính phủ, các thành viên trong Hiệp hội chắc chắn là phải giữ giá tới hết tháng 6. Bên cạnh đó, trong hơn một tháng qua, do nhu cầu của thị trường giảm mạnh nên các doanh nghiệp đã phải hạ giá bán từ 200.000 đồng/tấn tới thậm chí 650.000 đồng/tấn để kích cầu.
Hiện giá bán tại các nhà máy trong Hiệp hội đã giảm xuống còn 14,5 - 15,3 triệu đồng/ tấn ở miền Bắc và từ 14,5-15,2 triệu đồng/ tấn.
Các cơ quan quản lý đã có biện pháp gì để ngăn chặn việc xuất phôi?
Đây là hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, nên không thể cứ động cái là thực hiện biện pháp hành chính cấm đoán. Nhất là hiện tại lượng phôi xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa nhiều.
Hiệp hội Thép và Bộ Công Thương đang tiếp tục theo dõi. Nếu việc xuất khẩu tiếp tục diễn ra với số lượng nhiều làm ảnh hưởng tới thị trường trong nước thì lúc đó cơ quan quản lý sẽ có biện pháp thích hợp.
Có ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp xuất phôi là một hình thức “ép” Chính phủ cho tăng giá trong nước?
Thực tế trong thời gian qua các doanh nghiệp gọi điện chia sẻ với Hiệp hội rất nhiều. Doanh nghiệp có cái khó của doanh nghiệp.
Hầu hết vốn để nhập phôi hoặc thép phế về đều vay từ ngân hàng, 10 ngày phải trả lãi ngân hàng 1 lần. Trong khi đó việc kìm giá trong nước khiến giá thép thành phẩm chỉ tương ứng với giá phôi nhập từ 850-860USD/ tấn. Nhưng thực tế giá chào phôi thế giới hiện đã là hơn 1.000 USD/ tấn, giá phôi các doanh nghiệp nhập về cũng đã là 930 USD/ tấn.
Giữ giá để tích cực kiềm chế lạm phát có tác động 2 chiều và không có lợi với đầu vào – đầu ra của ngành thép.
Theo ông, nếu Chính phủ cho điều chỉnh giá thép thì nên điều chỉnh như thế nào để tránh gây sốc cho thị trường?
Chắc chắn với sự chênh lệch giá phôi trong nước và thế giới như hiện tại thì sau tháng 6 chúng ta sẽ phải điều chỉnh giá thép. Tôi cho rằng nên điều chỉnh từ bây giờ.
Bởi không bao giờ thị trường chấp nhận tăng một lần. Tôi nghĩ nên tăng từ bây giờ để tăng dần, theo lộ trình. Với chênh lệch giá phôi như hiện tại: trong nước 850 - 860 USD/ tấn, giá chào thế giới hiện đã là hơn 1.000 USD/ tấn, chênh khoảng 160 USD/ tấn.
Như vậy, chúng ta có thể điều chỉnh khoảng 8 lần, và trong vài tháng chẳng hạn. Nếu để tới sau tháng 6 mới tăng và nếu tăng một lần thì thị trường sẽ sốc.