Nga rục rịch trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ
Cảnh sát Nga đã bắt đầu thu giữ các sản phẩm Thổ Nhĩ Kỳ và trục xuất các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ
Nga đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đáp trả việc nước này bắn rơi một chiến đấu cơ Su-24 của Nga hôm 24/11.
Hãng tin BBC dẫn lời Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev phát biểu trong một cuộc họp được phát sóng trực tiếp trên truyền hình ngày 26/11 của nội các nước này: “Chính phủ đã được yêu cầu vạch ra một hệ thống các biện pháp kinh tế và nhân đạo nhằm đáp trả hành động gây hấn này”.
Theo ông Medvedev, các biện pháp trả đũa có thể bao gồm “giới hạn hoặc cấm” đối với “thực phẩm, nhân công và dịch vụ do các công ty Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp”.
Lệnh trừng phạt của Nga nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ “có thể làm suy giảm mối quan hệ thương mại song phương trị giá 30 tỷ USD của hai nước” - tờ Washington Post nhận xét. Phóng viên của tờ báo này tại Moscow ngày 26/11 nói cảnh sát Nga đã bắt đầu thu giữ các sản phẩm Thổ Nhĩ Kỳ và trục xuất các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 24 của Pháp chiều cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói: “Nếu biết đó là máy bay Nga, thì chúng tôi đã cảnh báo theo cách khác”. Nhà lãnh đạo này cũng cho biết ông đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng không có ai bắt máy.
Trong một diễn biến khác, một nhóm 39 doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ tới Nga bằng thị thực (visa) du lịch đã bị nhà chức trách Nga bắt giữ với cáo buộc cung cấp “thông tin sai lệch về chuyến đi” - tờ Telegraph của Anh đưa tin.
Trước đó vào ngày 25/11, hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ nói Nga đã không kích một cách có chủ đích vào một đoàn xe viện trợ của Thổ Nhĩ Kỳ ở thị trấn biên giới Azzaz của Syria, khiến 7 lái xe thiệt mạng. Thị trấn này được xem là một “phao cứu sinh” đối với lực lượng nổi dậy ở Syria, những người phụ thuộc vào nguồn viện trợ và tiếp tế từ Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục cuộc chiến với quân đội của Tổng thống Assad.
Hiện tại, thông tin này chưa được giới chức Thổ Nhĩ Kỳ chính thức xác nhận.
Theo trang Business Insder, chỉ hơn 24 tiếng đồng hồ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận bắn rơi chiếc Su-24 của Nga, Moscow đã bắt đầu trả đũa hành động này, nhưng các biện pháp được tung ra đến thời điểm này nhìn chung chưa có gì quyết liệt.
“Chúng tôi sẽ không chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ... Nhưng chúng tôi sẽ nghiêm túc đánh giá lại các thỏa thuận với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu hôm 25/11. “Quan điểm của chúng tôi đối với người dân Thổ Nhĩ Kỳ không hề thay đổi. Chúng tôi chỉ có những câu hỏi với lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Lavrov nói.
Cũng trong ngày 25/11, Nga mở một cuộc không kích mạnh nhằm vào lực lượng nổi dậy người Turkmen ở tỉnh Latakia của Syria, vốn là những người có mối quan hệ dân tộc với Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc không kích này phớt lờ đề nghị mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra vào tuần trước đòi Nga chấm dứt hoạt động quân sự gần biên giới nước này.
Bên cạnh đó, Nga còn triển khai hệ thống tên lửa S-400 hiện tại tới căn cứ không quân Hemeimeen ở Syria, gần Latakia và chỉ cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 30 dặm.
Nhà chức trách Nga đã ra cảnh báo đi lại chính thức khuyến cáo người dân không tới Thổ NHĩ Kỳ. Các công ty lữ hành Nga ngày 25/11 tuyên bố sẽ ngừng hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ cho tới năm sau.
Trước đó, Quốc hội Nga đề xuất mức án 5 năm tù giam cho bất kỳ ai phủ nhận những vụ giết hàng loạt người Armenia dưới thời đế chế Ottoman bắt đầu vào năm 1915 là “tội ác diệt chủng”.
Theo giới phân tích, còn một cách mà Nga có thể trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp hơn: thu hút sự chú ý của thế giới đối với những nghi vấn cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - có quan hệ với tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria. Tổng thống Putin đã cáo buộc Ankara cung cấp tài chính cho IS bằng cách mua dầu lậu của nhóm này.
Giới chức phương Tây từ lâu đã nghi ngờ về quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với IS. Hồi tháng 7, một quan chức Mỹ nói với tờ Guardian của Anh rằng một cuộc đột kích do Mỹ dẫn đầu vào nơi ở của “giám đốc tài chính” của IS đã cho thấy những bằng chứng “không thể chối cãi” về việc Thổ Nhĩ Kỳ có giao dịch mua dầu trực tiếp từ IS.
Các chuyên gia, người Kurd, và thậm chí là Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đều đã từng có lần nhận định rằng Thổ Nhĩ Kỳ giúp IS bằng cách “nhắm mắt làm ngơ” trước hệ thống buôn lậu vũ khí và chiến binh rộng lớn của tổ chức này trong cuộc nội chiến ở Syria.
Tháng trước, những nghi vấn này lắng xuống khi những kẻ đánh bom tự sát có liên hệ với IS đã gây ra một vụ tấn công khiến hơn 150 người thiệt mạng trong một cuộc tuần hành hòa bình ở Ankara, đánh dấu vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ trong lịch sử gần đây.
Tuy vậy, chỉ một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay Nga, Moscow bắt đầu nhắc lại những nghi vấn về mối quan hệ Ankara-IS. “Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy họ đang bảo vệ IS” ông Thủ tướng Nga Medvedev nói hôm 25/11. Trước đó, Tổng thống Putin gọi Thổ Nhĩ Kỳ là “kẻ đồng lõa với khủng bố”.
Theo một số chuyên gia, “cái tôi lớn” của ông Erdogan và ông Putin sẽ gây trở ngại cho việc hàn gắn quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga sau vụ bắn hạ máy bay.
Hãng tin BBC dẫn lời Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev phát biểu trong một cuộc họp được phát sóng trực tiếp trên truyền hình ngày 26/11 của nội các nước này: “Chính phủ đã được yêu cầu vạch ra một hệ thống các biện pháp kinh tế và nhân đạo nhằm đáp trả hành động gây hấn này”.
Theo ông Medvedev, các biện pháp trả đũa có thể bao gồm “giới hạn hoặc cấm” đối với “thực phẩm, nhân công và dịch vụ do các công ty Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp”.
Lệnh trừng phạt của Nga nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ “có thể làm suy giảm mối quan hệ thương mại song phương trị giá 30 tỷ USD của hai nước” - tờ Washington Post nhận xét. Phóng viên của tờ báo này tại Moscow ngày 26/11 nói cảnh sát Nga đã bắt đầu thu giữ các sản phẩm Thổ Nhĩ Kỳ và trục xuất các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 24 của Pháp chiều cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói: “Nếu biết đó là máy bay Nga, thì chúng tôi đã cảnh báo theo cách khác”. Nhà lãnh đạo này cũng cho biết ông đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng không có ai bắt máy.
Trong một diễn biến khác, một nhóm 39 doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ tới Nga bằng thị thực (visa) du lịch đã bị nhà chức trách Nga bắt giữ với cáo buộc cung cấp “thông tin sai lệch về chuyến đi” - tờ Telegraph của Anh đưa tin.
Trước đó vào ngày 25/11, hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ nói Nga đã không kích một cách có chủ đích vào một đoàn xe viện trợ của Thổ Nhĩ Kỳ ở thị trấn biên giới Azzaz của Syria, khiến 7 lái xe thiệt mạng. Thị trấn này được xem là một “phao cứu sinh” đối với lực lượng nổi dậy ở Syria, những người phụ thuộc vào nguồn viện trợ và tiếp tế từ Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục cuộc chiến với quân đội của Tổng thống Assad.
Hiện tại, thông tin này chưa được giới chức Thổ Nhĩ Kỳ chính thức xác nhận.
Theo trang Business Insder, chỉ hơn 24 tiếng đồng hồ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận bắn rơi chiếc Su-24 của Nga, Moscow đã bắt đầu trả đũa hành động này, nhưng các biện pháp được tung ra đến thời điểm này nhìn chung chưa có gì quyết liệt.
“Chúng tôi sẽ không chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ... Nhưng chúng tôi sẽ nghiêm túc đánh giá lại các thỏa thuận với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu hôm 25/11. “Quan điểm của chúng tôi đối với người dân Thổ Nhĩ Kỳ không hề thay đổi. Chúng tôi chỉ có những câu hỏi với lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Lavrov nói.
Cũng trong ngày 25/11, Nga mở một cuộc không kích mạnh nhằm vào lực lượng nổi dậy người Turkmen ở tỉnh Latakia của Syria, vốn là những người có mối quan hệ dân tộc với Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc không kích này phớt lờ đề nghị mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra vào tuần trước đòi Nga chấm dứt hoạt động quân sự gần biên giới nước này.
Bên cạnh đó, Nga còn triển khai hệ thống tên lửa S-400 hiện tại tới căn cứ không quân Hemeimeen ở Syria, gần Latakia và chỉ cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 30 dặm.
Nhà chức trách Nga đã ra cảnh báo đi lại chính thức khuyến cáo người dân không tới Thổ NHĩ Kỳ. Các công ty lữ hành Nga ngày 25/11 tuyên bố sẽ ngừng hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ cho tới năm sau.
Trước đó, Quốc hội Nga đề xuất mức án 5 năm tù giam cho bất kỳ ai phủ nhận những vụ giết hàng loạt người Armenia dưới thời đế chế Ottoman bắt đầu vào năm 1915 là “tội ác diệt chủng”.
Theo giới phân tích, còn một cách mà Nga có thể trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp hơn: thu hút sự chú ý của thế giới đối với những nghi vấn cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - có quan hệ với tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria. Tổng thống Putin đã cáo buộc Ankara cung cấp tài chính cho IS bằng cách mua dầu lậu của nhóm này.
Giới chức phương Tây từ lâu đã nghi ngờ về quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với IS. Hồi tháng 7, một quan chức Mỹ nói với tờ Guardian của Anh rằng một cuộc đột kích do Mỹ dẫn đầu vào nơi ở của “giám đốc tài chính” của IS đã cho thấy những bằng chứng “không thể chối cãi” về việc Thổ Nhĩ Kỳ có giao dịch mua dầu trực tiếp từ IS.
Các chuyên gia, người Kurd, và thậm chí là Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đều đã từng có lần nhận định rằng Thổ Nhĩ Kỳ giúp IS bằng cách “nhắm mắt làm ngơ” trước hệ thống buôn lậu vũ khí và chiến binh rộng lớn của tổ chức này trong cuộc nội chiến ở Syria.
Tháng trước, những nghi vấn này lắng xuống khi những kẻ đánh bom tự sát có liên hệ với IS đã gây ra một vụ tấn công khiến hơn 150 người thiệt mạng trong một cuộc tuần hành hòa bình ở Ankara, đánh dấu vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ trong lịch sử gần đây.
Tuy vậy, chỉ một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay Nga, Moscow bắt đầu nhắc lại những nghi vấn về mối quan hệ Ankara-IS. “Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy họ đang bảo vệ IS” ông Thủ tướng Nga Medvedev nói hôm 25/11. Trước đó, Tổng thống Putin gọi Thổ Nhĩ Kỳ là “kẻ đồng lõa với khủng bố”.
Theo một số chuyên gia, “cái tôi lớn” của ông Erdogan và ông Putin sẽ gây trở ngại cho việc hàn gắn quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga sau vụ bắn hạ máy bay.