Cơn mưa trứng và đá vào Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga
Người biểu tình Nga thể hiện sự giận dữ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Nga hôm 24/11
Người biểu tình Nga ngày 25/11 đã thi nhau ném trứng và đập phá cửa sổ đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Moscow, thể hiện sự giận dữ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga hôm 24/11.
Theo tờ Independent của Anh, người biểu tình đã tập trung bên ngoài đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ từ đêm ngày 24/11. Sáng ngày hôm sau, hàng trăm người biểu tình lại xuất hiện, giơ cao biểu ngữ và khẩu hiệu nói “Đâm lén Nga và chúng tôi sẽ không tha thứ” và “Thổ Nhĩ Kỳ = IS” (tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, người từng có thời là đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, là mục tiêu chính để người biểu tình Nga trút giận. Một biểu ngữ viết “ErdoganLaden” nhằm so sánh ông Erdogan với thủ lĩnh khủng bố al-Qaeda đã bị tiêu diệt. Một số biểu ngữ gọi ông Erdogan là “kẻ giết người”.
Trứng và đá được ném như mưa vào tòa nhà Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ giữa lúc các nhân viên đại sứ quán và nhà ngoại giao đang làm việc bên trong. Người biểu tình cũng dùng loa để hô khẩu hiệu và giơ tay làm dấu thể hiện sự đe dọa.
Đến đầu giờ chiều, cảnh sát đã giải tán đám đông biểu tình và một số người bị bắt.
Vụ biểu tình diễn ra sau khi Tổng thống Putin ngày 24/11 gọi việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ của Nga là hành động “đâm lén sau lưng” và cảnh báo “những hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 25/11, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi vụ bắn máy bay Nga là “sự gây hấn có kế hoạch” và “hành động có chủ đích”, nhưng cũng nói Nga “sẽ không chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ”.
Trong một lá thư gửi Liên hiệp quốc, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nói chiếc Su-24 Nga đã “xâm phạm không phận quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ” trong 17 giây và đã được cảnh báo 10 lần trong vòng 5 phút trước đó về việc phải đổi hướng bay.
Ngày 24/11, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tuyên bố sẽ không ngại thực hiện tất cả các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ngày 25/11, ông Davutoglu đã “dịu giọng” nhằm giảm căng thẳng với Nga, nói rằng Ankara và Moscow là “bạn bè và láng giềng”, đồng thời khẳng định mối quan hệ song phương không thể “bị hy sinh chỉ vì sự cố liên lạc”.
Phát biểu trước các nghị sỹ Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, ông Davutoglu nói Thổ Nhĩ Kỳ không hề biết quốc tịch của chiếc máy bay bị bắn hạ cho tới khi Moscow công bố đó là máy bay Nga.
Một trong hai phi công của chiếc Su-24 rơi đã bị lực lượng nổi dậy Syria sát hại khi nhảy dù xuống mặt đất. Viên phi công này đã được Nga phong anh hùng.
Viên phi công còn lại - người đã trốn thoát khỏi các tay súng nổi dậy và được lực lượng cứu hộ đưa về căn cứ an toàn - được tặng Huân chương Dũng cảm. Người lính thủy đánh bộ Nga thiệt mạng trên chiếc trực thăng khi đi cứu hai viên phi công của chiếc Su-24 cũng được truy tặng Huân chương Dũng cảm.
Theo tờ Independent của Anh, người biểu tình đã tập trung bên ngoài đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ từ đêm ngày 24/11. Sáng ngày hôm sau, hàng trăm người biểu tình lại xuất hiện, giơ cao biểu ngữ và khẩu hiệu nói “Đâm lén Nga và chúng tôi sẽ không tha thứ” và “Thổ Nhĩ Kỳ = IS” (tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, người từng có thời là đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, là mục tiêu chính để người biểu tình Nga trút giận. Một biểu ngữ viết “ErdoganLaden” nhằm so sánh ông Erdogan với thủ lĩnh khủng bố al-Qaeda đã bị tiêu diệt. Một số biểu ngữ gọi ông Erdogan là “kẻ giết người”.
Trứng và đá được ném như mưa vào tòa nhà Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ giữa lúc các nhân viên đại sứ quán và nhà ngoại giao đang làm việc bên trong. Người biểu tình cũng dùng loa để hô khẩu hiệu và giơ tay làm dấu thể hiện sự đe dọa.
Đến đầu giờ chiều, cảnh sát đã giải tán đám đông biểu tình và một số người bị bắt.
Vụ biểu tình diễn ra sau khi Tổng thống Putin ngày 24/11 gọi việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ của Nga là hành động “đâm lén sau lưng” và cảnh báo “những hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 25/11, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi vụ bắn máy bay Nga là “sự gây hấn có kế hoạch” và “hành động có chủ đích”, nhưng cũng nói Nga “sẽ không chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ”.
Trong một lá thư gửi Liên hiệp quốc, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nói chiếc Su-24 Nga đã “xâm phạm không phận quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ” trong 17 giây và đã được cảnh báo 10 lần trong vòng 5 phút trước đó về việc phải đổi hướng bay.
Ngày 24/11, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tuyên bố sẽ không ngại thực hiện tất cả các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ngày 25/11, ông Davutoglu đã “dịu giọng” nhằm giảm căng thẳng với Nga, nói rằng Ankara và Moscow là “bạn bè và láng giềng”, đồng thời khẳng định mối quan hệ song phương không thể “bị hy sinh chỉ vì sự cố liên lạc”.
Phát biểu trước các nghị sỹ Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, ông Davutoglu nói Thổ Nhĩ Kỳ không hề biết quốc tịch của chiếc máy bay bị bắn hạ cho tới khi Moscow công bố đó là máy bay Nga.
Một trong hai phi công của chiếc Su-24 rơi đã bị lực lượng nổi dậy Syria sát hại khi nhảy dù xuống mặt đất. Viên phi công này đã được Nga phong anh hùng.
Viên phi công còn lại - người đã trốn thoát khỏi các tay súng nổi dậy và được lực lượng cứu hộ đưa về căn cứ an toàn - được tặng Huân chương Dũng cảm. Người lính thủy đánh bộ Nga thiệt mạng trên chiếc trực thăng khi đi cứu hai viên phi công của chiếc Su-24 cũng được truy tặng Huân chương Dũng cảm.