Vụ Su-24 bị bắn: Thổ Nhĩ Kỳ không xin lỗi, Nga đe trả đũa
Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào, trong khi Nga đưa ra sự cảnh báo rõ ràng
Moscow ngày 25/11 đã triển khai một hệ thống tên lửa tân tiến tới Syria để bảo vệ chiến đấu cơ Nga hoạt động tại nước này, đồng thời tuyên bố máy bay Nga sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ gần không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Những động thái này cho thấy thái độ cứng rắn của Moscow sau vụ một chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hôm 24/11.
Tin từ Reuters cho biết, để nhấn mạnh lập trường, lực lượng của Nga đã tiến hành một cuộc không kích ồ ạt nhằm vào các khu vực do lực lượng nổi dậy nắm giữ ở Latakia trên lãnh thổ Syria, sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và gần nơi mà chiếc Su-24 bị hạ.
Đây được xem là cuộc không kích của Nga gần đất Thổ Nhĩ Kỳ nhất từ trước đến nay.
Trong các cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, cả Mỹ và châu Âu cùng kêu gọi Moscow và Ankara bình tĩnh và tiếp tục đối thoại. Lời kêu gọi này là một dấu hiệu cho thấy mối quan ngại của quốc tế trước nguy cơ leo thang căng thẳng giữa hai cựu thù thời chiến tranh lạnh.
Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ của Nga ngày 24/11 là một trong những cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất được thừa nhận công khai giữa một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với Nga trong nửa thế kỷ qua. Vụ việc được dự báo sẽ là một trở ngại lớn đối với nỗ lực quốc tế trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Cũng trong ngày 25/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào mà chỉ nói nước này chỉ đang bảo vệ an ninh của mình và “quyền của những người anh em của chúng tôi ở Syria”. Ông Erdogan thể hiện rõ rằng chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thay đổi.
Giới chức Nga thể hiện rõ sự giận dữ trước hành động của Thổ Nhĩ Kỳ và nói về các biện pháp trả đũa có thể áp dụng như hạn chế du khách Nga đi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ hay hạn chế thương mại.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay Nga là hành động đã được lên kế hoạch từ trước và vụ việc sẽ ảnh hưởng tới các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp chính trị ở Syria. Moscow sẽ “nghiêm túc đánh giá lại” quan hệ với Ankara, ông Lavrov tuyên bố.
Tuy vậy, cách phản ứng của Nga đến thời điểm này vẫn khá thận trọng, cho thấy Moscow không muốn phá hỏng mục tiêu chính của mình trong khu vực: tập hợp sự ủng hộ quốc tế đối với quan điểm của Nga về cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
“Chúng tôi không có ý định chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Lavrov nói. Tổng thống Erdogan cũng nói Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định leo thang căng thẳng với Nga.
Tại Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande bày tỏ lo ngại về cuộc “đấu khẩu” giữa Ankara và Moscow. “Chúng ta cần làm tất cả các công việc để đảm bảo rằng tình hình giảm căng thẳng”, ông Hollande nói.
Theo dự kiến, ông Hollande sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow trong ngày 26/11 để thảo luận vấn đề Syria và cuộc chiến chống IS - tổ chức khủng bố gây ra vụ tấn công đẫm máu ở Paris hôm 13/11.
Khi nói về việc triển khai hệ thống tên lửa hiện tại tới căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở tỉnh Latakia của Syria ngày 25/11, Putin nói: “Tôi hy vọng việc này, cùng với những biện pháp khác mà chúng tôi sẽ áp dụng, sẽ đủ để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay của chúng tôi”.
Phát biểu này của người đứng đầu điện Kremlin giống như một lời cảnh báo rõ ràng rằng Thổ Nhĩ Kỳ không nên bắn hạ thêm một máy bay nào của Nga.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói máy bay chiến đấu Nga buộc phải bay làm nhiệm vụ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vì đó là nơi mà phiến quân thường trú ngụ. Hoạt động này của chiến đấu cơ Nga sẽ tiếp tục, ông Peskov khẳng định.
Những động thái này cho thấy thái độ cứng rắn của Moscow sau vụ một chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hôm 24/11.
Tin từ Reuters cho biết, để nhấn mạnh lập trường, lực lượng của Nga đã tiến hành một cuộc không kích ồ ạt nhằm vào các khu vực do lực lượng nổi dậy nắm giữ ở Latakia trên lãnh thổ Syria, sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và gần nơi mà chiếc Su-24 bị hạ.
Đây được xem là cuộc không kích của Nga gần đất Thổ Nhĩ Kỳ nhất từ trước đến nay.
Trong các cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, cả Mỹ và châu Âu cùng kêu gọi Moscow và Ankara bình tĩnh và tiếp tục đối thoại. Lời kêu gọi này là một dấu hiệu cho thấy mối quan ngại của quốc tế trước nguy cơ leo thang căng thẳng giữa hai cựu thù thời chiến tranh lạnh.
Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ của Nga ngày 24/11 là một trong những cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất được thừa nhận công khai giữa một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với Nga trong nửa thế kỷ qua. Vụ việc được dự báo sẽ là một trở ngại lớn đối với nỗ lực quốc tế trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Cũng trong ngày 25/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào mà chỉ nói nước này chỉ đang bảo vệ an ninh của mình và “quyền của những người anh em của chúng tôi ở Syria”. Ông Erdogan thể hiện rõ rằng chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thay đổi.
Giới chức Nga thể hiện rõ sự giận dữ trước hành động của Thổ Nhĩ Kỳ và nói về các biện pháp trả đũa có thể áp dụng như hạn chế du khách Nga đi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ hay hạn chế thương mại.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay Nga là hành động đã được lên kế hoạch từ trước và vụ việc sẽ ảnh hưởng tới các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp chính trị ở Syria. Moscow sẽ “nghiêm túc đánh giá lại” quan hệ với Ankara, ông Lavrov tuyên bố.
Tuy vậy, cách phản ứng của Nga đến thời điểm này vẫn khá thận trọng, cho thấy Moscow không muốn phá hỏng mục tiêu chính của mình trong khu vực: tập hợp sự ủng hộ quốc tế đối với quan điểm của Nga về cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
“Chúng tôi không có ý định chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Lavrov nói. Tổng thống Erdogan cũng nói Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định leo thang căng thẳng với Nga.
Tại Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande bày tỏ lo ngại về cuộc “đấu khẩu” giữa Ankara và Moscow. “Chúng ta cần làm tất cả các công việc để đảm bảo rằng tình hình giảm căng thẳng”, ông Hollande nói.
Theo dự kiến, ông Hollande sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow trong ngày 26/11 để thảo luận vấn đề Syria và cuộc chiến chống IS - tổ chức khủng bố gây ra vụ tấn công đẫm máu ở Paris hôm 13/11.
Khi nói về việc triển khai hệ thống tên lửa hiện tại tới căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở tỉnh Latakia của Syria ngày 25/11, Putin nói: “Tôi hy vọng việc này, cùng với những biện pháp khác mà chúng tôi sẽ áp dụng, sẽ đủ để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay của chúng tôi”.
Phát biểu này của người đứng đầu điện Kremlin giống như một lời cảnh báo rõ ràng rằng Thổ Nhĩ Kỳ không nên bắn hạ thêm một máy bay nào của Nga.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói máy bay chiến đấu Nga buộc phải bay làm nhiệm vụ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vì đó là nơi mà phiến quân thường trú ngụ. Hoạt động này của chiến đấu cơ Nga sẽ tiếp tục, ông Peskov khẳng định.