Ngân hàng Nhà nước chọn dẫn dắt hay chạy theo thị trường?
Khi thị trường có thêm quyền lực, nó có thể buộc nhà điều hành phải chạy theo
Nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thuộc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa phát hành bản báo cáo kinh tế vĩ mô 2014. Trong đó, nội dung về tỷ giá có những khuyến nghị cho chính sách.
Nổi bật là khuyến nghị liên quan đến biên độ giao dịch.
Cụ thể, bản báo cáo viết: “Để tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá trong giới hạn ổn định cho phép, cần tăng biên độ dao động của tỷ giá ngân hàng thương mại xung quanh tỷ giá chính thức thay vì vẫn giữ ở mức 1% hiện nay (kể từ đầu năm2011).
Bên cạnh đó, cần tránh xu hướng điều chỉnh tăng đột ngột một chiều tỷ giá sau đó giữ nguyên tỷ giá chính thức trong thời gian dài, thay vào đó, cần tạo một khuôn khổ linh hoạt hơn cho tỷ giá với sự thay đổi tỷ giá chính thức có lên, có xuống với mức điều chỉnh nhẹ với tần suất nhiều hơn”.
Có một chút về mức độ của biên độ cần nêu rõ hơn ở đây: biên độ tỷ giá áp dụng hiện nay là +/-1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tức có hai chiều và rộng hơn 1% như báo cáo viết.
Quan trọng hơn, Ngân hàng Nhà nước có nên tăng biên độ dao động của tỷ giá hay không?
Đây không phải là lần đầu tiên giới nghiên cứu đưa ra khuyến nghị này. Nay, nó đặt ra, tiếp tục nhấn mạnh đến một lựa chọn mà Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện - theo bản báo cáo.
Một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện cơ quan này đang tiếp thu và nghiên cứu đề xuất trên, nên chưa có thông tin phản hồi về khuyến nghị. Nhưng, vì đã từng có trước đây, nên hẳn nhà điều hành cũng đã tính đến phương án tăng biên độ; hay nói cách khác, họ có nhiều lựa chọn và ba năm qua không chọn điều hành như vậy. Hẳn là có lý do, chứ không hẳn là họ không nhìn thấy.
Sau ba năm điều hành, nhiều lần Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng như lãnh đạo vụ chức năng nhấn mạnh đến định hướng: chính sách tiền tệ từ thụ động chạy theo thị trường được chuyển sang dẫn dắt thị trường. Thông thường, để dẫn dắt một cái gì đó theo ý mình, nhất khi nhiều người vẫn đề cao bản năng của nó, như thị trường, thì cần phải có quyền lực.
Với điều hành tỷ giá, nếu mở rộng biên độ, Ngân hàng Nhà nước sẽ trao thêm quyền lực cho thị trường, hay thị trường có tiếng nói lớn hơn cũng là một cách nói. Khi thị trường có thêm quyền lực, ngược lại, nó có thể buộc nhà điều hành phải chạy theo. Dĩ nhiên, ngoài biên độ, còn có nhiều công cụ khác để ứng xử với nó.
Thế nên, giả sử lúc này Ngân hàng Nhà nước nới rộng biên độ lên +/-3% hay +/-5% như trước đây, nhưng Thống đốc vẫn giữ cam kết biến động tỷ giá cả năm nay chỉ gói gọn trong 2%. Vậy thì chắc chắn là họ không muốn mâu thuẫn khi nới rộng biên độ, hoặc vẫn nới rộng nhưng có thể phải mất nhiều nguồn lực để tỷ giá không vượt quá 2% so với cuối 2013.
Trở lại với khuyến nghị trên, với một biên độ rộng hơn, Ngân hàng Nhà nước sẽ càng khó kiểm soát biến động của tỷ giá. Như một bài viết trước đây trên VnEconomy, việc điều hành tỷ giá được so sánh với hình ảnh của chuyên gia Trương Văn Phước về câu chuyện cô gái dẫn chú cún đi dạo trong công viên.
Với nhiều biến động (và nhiều cái giá phải trả) trước đây, tỷ giá được xem là một chú cún tinh nghịch. Đi dạo trong công viên, có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến chú, kích thích chú ấy chạy nhảy hoặc có thể khiến chú ấy giận dữ. Khi chú chạy nhảy hay giận dữ sẽ khiến cô chủ khó kiểm soát, khi khó kiểm soát thì có thể gây nên những chuyện ngoài mong muốn. Để kiểm soát, cô chủ dắt chú cún bằng một sợi dây, ở đây là biên độ tỷ giá; sợi dây càng ngắn thì càng dễ kiểm soát, và ngược lại.
Khi tỷ giá có một biên độ rộng hơn, khả năng biến động sẽ lớn hơn. Biến động lớn hơn sẽ dễ gây xáo trộn lớn hơn, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể sẽ lớn hơn. Cũng lưu ý rằng, cho đến nay, đã bốn năm trôi qua, vẫn có những doanh nghiệp vẫn phải tạm treo những rủi ro của tỷ giá trong những biến động thời biên độ rộng, thực hiện trích lập từ từ, khi không đủ sức để trích lập cả ngay.
Mặt khác, với một biên độ rộng hơn, đồng nghĩa với việc nhà điều hành chấp nhận một khoảng biến động lớn của tỷ giá mà không can thiệp. Nếu có biến động lớn (trong biên độ rộng cho phép đó) mà không can thiệp, người dân và doanh nghiệp có thể mất phương hướng. Nói cách khác, để một biên độ rộng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tự đẩy mình ra xa mà khiến người dân, doanh nghiệp nhìn những động thái của mình kém đi, càng gần thì nhìn càng rõ.
Và với một biên độ lớn, tỷ giá có điều kiện để có nhiều thay đổi với mức độ lớn, khi đó niềm tin vào giá trị VND, niềm tin vào ổn định thị trường sẽ càng dễ bị rung lắc. Nhìn lại, phải sau nhiều năm, nhiều lựa chọn và thay đổi của chính sách, Ngân hàng Nhà nước mới bắt đầu thiết lập được niềm tin cho thị trường, trong đó có chính sách điều hành tỷ giá.
Ở một tình huống khác, giả sử Ngân hàng Nhà nước bỏ định hướng (như một cam kết) ổn định tỷ giá trong khoảng biến động 2% năm nay, nới rộng biên độ, rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp là đáng dè chừng, nhất là khi họ còn thiếu sản phẩm bảo hiểm cho sự an toàn, ổn định trong sản xuất kinh doanh gắn với nguồn vốn liên quan đến ngoại tệ… Khi phải đứng trước khả năng có rủi ro lớn hơn, chắc chắn niềm tin vào môi trường kinh doanh có thể bị tổn thương, nhất là trong một thị trường còn bất đối xứng thông tin, thông tin chưa thực sự lan tỏa công bằng đến với các thành viên trên thị trường.
Dĩ nhiên, như trên, ngoài biên độ, Ngân hàng Nhà nước còn có các công cụ khác để phối hợp điều hành chính sách tỷ giá. Và như đề cập cụ thể ở bản báo cáo là tỷ giá chính thức.
Có thể hiểu đó là tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Những năm gần đây, cứ sau điều chỉnh tỷ giá này lại đứng yên, hay kẻ thẳng theo thời gian. Tuy nhiên, trên thị trường liên ngân hàng, hay trên biểu niêm yết của các ngân hàng, tỷ giá (của “đời sống thực”) vẫn luôn biến động, có lên, có xuống.
Phần lớn thời gian trong hai năm qua, tỷ giá của “đời sống thực” đó vẫn lặn ngụp trong biên độ +/-1%. Nếu nó vẫn bơi thoải mái trong cái “ao” đó thì có nên nới rộng? Khi tỷ giá áp sát trần, có biểu hiện căng cứng, Ngân hàng Nhà nước lại can thiệp, và sau đó thị trường lại hài lòng, ít nhất là đã thấy trong hai năm qua. Còn khi nó không hài lòng, hẳn Ngân hàng Nhà nước sẽ phải xem xét lại cơ chế điều hành của mình.
Cũng như trước một khuyến nghị, sẽ có những quan điểm và lập luận khác nhau, thậm chí trái chiều, để cùng hướng đến những lựa chọn hợp lý. Ít nhất cũng để nhà điều hành cân nhắc, khi mà họ đang quản lý một thị trường chưa hoàn hảo, hay một thị trường chưa hội đủ những điều kiện cần cho một lựa chọn nào đó, dù mong muốn.
Mặt khác, kiến nghị về tăng biên độ nói trên không hoàn toàn độc lập, mà nằm trong tổng hòa nhiều kiến nghị khác xoay quanh cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay. Bạn đọc có thể tham khảo toàn văn báo cáo tại đây.
Nổi bật là khuyến nghị liên quan đến biên độ giao dịch.
Cụ thể, bản báo cáo viết: “Để tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá trong giới hạn ổn định cho phép, cần tăng biên độ dao động của tỷ giá ngân hàng thương mại xung quanh tỷ giá chính thức thay vì vẫn giữ ở mức 1% hiện nay (kể từ đầu năm2011).
Bên cạnh đó, cần tránh xu hướng điều chỉnh tăng đột ngột một chiều tỷ giá sau đó giữ nguyên tỷ giá chính thức trong thời gian dài, thay vào đó, cần tạo một khuôn khổ linh hoạt hơn cho tỷ giá với sự thay đổi tỷ giá chính thức có lên, có xuống với mức điều chỉnh nhẹ với tần suất nhiều hơn”.
Có một chút về mức độ của biên độ cần nêu rõ hơn ở đây: biên độ tỷ giá áp dụng hiện nay là +/-1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tức có hai chiều và rộng hơn 1% như báo cáo viết.
Quan trọng hơn, Ngân hàng Nhà nước có nên tăng biên độ dao động của tỷ giá hay không?
Đây không phải là lần đầu tiên giới nghiên cứu đưa ra khuyến nghị này. Nay, nó đặt ra, tiếp tục nhấn mạnh đến một lựa chọn mà Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện - theo bản báo cáo.
Một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện cơ quan này đang tiếp thu và nghiên cứu đề xuất trên, nên chưa có thông tin phản hồi về khuyến nghị. Nhưng, vì đã từng có trước đây, nên hẳn nhà điều hành cũng đã tính đến phương án tăng biên độ; hay nói cách khác, họ có nhiều lựa chọn và ba năm qua không chọn điều hành như vậy. Hẳn là có lý do, chứ không hẳn là họ không nhìn thấy.
Sau ba năm điều hành, nhiều lần Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng như lãnh đạo vụ chức năng nhấn mạnh đến định hướng: chính sách tiền tệ từ thụ động chạy theo thị trường được chuyển sang dẫn dắt thị trường. Thông thường, để dẫn dắt một cái gì đó theo ý mình, nhất khi nhiều người vẫn đề cao bản năng của nó, như thị trường, thì cần phải có quyền lực.
Với điều hành tỷ giá, nếu mở rộng biên độ, Ngân hàng Nhà nước sẽ trao thêm quyền lực cho thị trường, hay thị trường có tiếng nói lớn hơn cũng là một cách nói. Khi thị trường có thêm quyền lực, ngược lại, nó có thể buộc nhà điều hành phải chạy theo. Dĩ nhiên, ngoài biên độ, còn có nhiều công cụ khác để ứng xử với nó.
Thế nên, giả sử lúc này Ngân hàng Nhà nước nới rộng biên độ lên +/-3% hay +/-5% như trước đây, nhưng Thống đốc vẫn giữ cam kết biến động tỷ giá cả năm nay chỉ gói gọn trong 2%. Vậy thì chắc chắn là họ không muốn mâu thuẫn khi nới rộng biên độ, hoặc vẫn nới rộng nhưng có thể phải mất nhiều nguồn lực để tỷ giá không vượt quá 2% so với cuối 2013.
Trở lại với khuyến nghị trên, với một biên độ rộng hơn, Ngân hàng Nhà nước sẽ càng khó kiểm soát biến động của tỷ giá. Như một bài viết trước đây trên VnEconomy, việc điều hành tỷ giá được so sánh với hình ảnh của chuyên gia Trương Văn Phước về câu chuyện cô gái dẫn chú cún đi dạo trong công viên.
Với nhiều biến động (và nhiều cái giá phải trả) trước đây, tỷ giá được xem là một chú cún tinh nghịch. Đi dạo trong công viên, có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến chú, kích thích chú ấy chạy nhảy hoặc có thể khiến chú ấy giận dữ. Khi chú chạy nhảy hay giận dữ sẽ khiến cô chủ khó kiểm soát, khi khó kiểm soát thì có thể gây nên những chuyện ngoài mong muốn. Để kiểm soát, cô chủ dắt chú cún bằng một sợi dây, ở đây là biên độ tỷ giá; sợi dây càng ngắn thì càng dễ kiểm soát, và ngược lại.
Khi tỷ giá có một biên độ rộng hơn, khả năng biến động sẽ lớn hơn. Biến động lớn hơn sẽ dễ gây xáo trộn lớn hơn, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể sẽ lớn hơn. Cũng lưu ý rằng, cho đến nay, đã bốn năm trôi qua, vẫn có những doanh nghiệp vẫn phải tạm treo những rủi ro của tỷ giá trong những biến động thời biên độ rộng, thực hiện trích lập từ từ, khi không đủ sức để trích lập cả ngay.
Mặt khác, với một biên độ rộng hơn, đồng nghĩa với việc nhà điều hành chấp nhận một khoảng biến động lớn của tỷ giá mà không can thiệp. Nếu có biến động lớn (trong biên độ rộng cho phép đó) mà không can thiệp, người dân và doanh nghiệp có thể mất phương hướng. Nói cách khác, để một biên độ rộng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tự đẩy mình ra xa mà khiến người dân, doanh nghiệp nhìn những động thái của mình kém đi, càng gần thì nhìn càng rõ.
Và với một biên độ lớn, tỷ giá có điều kiện để có nhiều thay đổi với mức độ lớn, khi đó niềm tin vào giá trị VND, niềm tin vào ổn định thị trường sẽ càng dễ bị rung lắc. Nhìn lại, phải sau nhiều năm, nhiều lựa chọn và thay đổi của chính sách, Ngân hàng Nhà nước mới bắt đầu thiết lập được niềm tin cho thị trường, trong đó có chính sách điều hành tỷ giá.
Ở một tình huống khác, giả sử Ngân hàng Nhà nước bỏ định hướng (như một cam kết) ổn định tỷ giá trong khoảng biến động 2% năm nay, nới rộng biên độ, rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp là đáng dè chừng, nhất là khi họ còn thiếu sản phẩm bảo hiểm cho sự an toàn, ổn định trong sản xuất kinh doanh gắn với nguồn vốn liên quan đến ngoại tệ… Khi phải đứng trước khả năng có rủi ro lớn hơn, chắc chắn niềm tin vào môi trường kinh doanh có thể bị tổn thương, nhất là trong một thị trường còn bất đối xứng thông tin, thông tin chưa thực sự lan tỏa công bằng đến với các thành viên trên thị trường.
Dĩ nhiên, như trên, ngoài biên độ, Ngân hàng Nhà nước còn có các công cụ khác để phối hợp điều hành chính sách tỷ giá. Và như đề cập cụ thể ở bản báo cáo là tỷ giá chính thức.
Có thể hiểu đó là tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Những năm gần đây, cứ sau điều chỉnh tỷ giá này lại đứng yên, hay kẻ thẳng theo thời gian. Tuy nhiên, trên thị trường liên ngân hàng, hay trên biểu niêm yết của các ngân hàng, tỷ giá (của “đời sống thực”) vẫn luôn biến động, có lên, có xuống.
Phần lớn thời gian trong hai năm qua, tỷ giá của “đời sống thực” đó vẫn lặn ngụp trong biên độ +/-1%. Nếu nó vẫn bơi thoải mái trong cái “ao” đó thì có nên nới rộng? Khi tỷ giá áp sát trần, có biểu hiện căng cứng, Ngân hàng Nhà nước lại can thiệp, và sau đó thị trường lại hài lòng, ít nhất là đã thấy trong hai năm qua. Còn khi nó không hài lòng, hẳn Ngân hàng Nhà nước sẽ phải xem xét lại cơ chế điều hành của mình.
Cũng như trước một khuyến nghị, sẽ có những quan điểm và lập luận khác nhau, thậm chí trái chiều, để cùng hướng đến những lựa chọn hợp lý. Ít nhất cũng để nhà điều hành cân nhắc, khi mà họ đang quản lý một thị trường chưa hoàn hảo, hay một thị trường chưa hội đủ những điều kiện cần cho một lựa chọn nào đó, dù mong muốn.
Mặt khác, kiến nghị về tăng biên độ nói trên không hoàn toàn độc lập, mà nằm trong tổng hòa nhiều kiến nghị khác xoay quanh cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay. Bạn đọc có thể tham khảo toàn văn báo cáo tại đây.