15:09 09/09/2016

“Ngân hàng Việt nhanh chóng bắt đà tăng trưởng của thị trường”

Thùy Linh

Trong những năm sắp tới, các ngân hàng Việt Nam được dự đoán sẽ cho ra mắt nhiều sản phẩm tài chính tốt hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Techcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất hệ thống hóa các quy trình của tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt và thương mại, trở thành một đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực dịch vụ quản lý quỹ và quản lý tiền mặt của các doanh nghiệp.
Techcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất hệ thống hóa các quy trình của tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt và thương mại, trở thành một đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực dịch vụ quản lý quỹ và quản lý tiền mặt của các doanh nghiệp.
Trong những năm sắp tới, các ngân hàng Việt Nam được dự đoán sẽ cho ra mắt nhiều sản phẩm tài chính tốt hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Ông Siddiq Bazarwala, Tổng biên tập Tạp chí tài chính hàng đầu châu Á, Alpha Southeast Asia, chia sẻ phân tích về khả năng nắm bắt đà tăng trưởng thị trường nhanh chóng của các ngân hàng Việt Nam.

Ông có đánh giá như thế nào về sự phát triển của ngành ngân hàng tại Việt Nam gần đây?

Hiện nay, mặc dù vẫn còn những trở ngại nhất định nhưng nói chung ngành ngân hàng Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Tôi rất vui mừng nhận thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã được cải thiện. Cùng với đó, ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt Nam, coi Việt Nam như một thị trường mới nổi hấp dẫn nhất với lợi nhuận đầu tư cao.

Những yếu tố tích cực này góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của một loạt những ngân hàng chủ chốt, đặc biệt là trong vòng 5 năm qua.

Bên cạnh đó, tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch gần đây vừa phân loại triển vọng của Việt Nam ở mức "ổn định" và tái khẳng định xếp hạng tín dụng của Việt Nam ở mức BB. Đánh giá này xác nhận quan điểm trước đó của chúng tôi về nền tảng ổn định của ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, rất nhiều ngân hàng ở Việt Nam đang ưu tiên tập trung phát triển danh mục sản phẩm đa dạng cả trong nước lẫn quốc tế, đem đến nhiều giải pháp cho thị trường  đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Rất nhiều khách hàng ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi ngân hàng của họ phải đưa ra các giải pháp toàn diện, vượt trội, đặc biệt trong dịch vụ quản lý tiền mặt và tài trợ thương mại, thay vì chỉ đơn thuần là các dịch vụ cơ bản như trước kia.

Ông vừa nhắc đến những giải pháp trong dịch vụ quản lý tiền mặt và tài trợ thương mại để các ngân hàng Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tại sao cần tập trung vào hai dịch vụ này, thưa ông?

Điều này phản ánh đúng nhu cầu của khách hàng. Không chỉ là những dịch vụ tài chính cơ bản như giai đoạn trước. Các ngân hàng muốn nổi trội và trở thành lựa chọn hàng đầu cho các công ty tại Việt nam cần phát triển gói sản phẩm quản lý tiền mặt và tài trợ thương mại toàn diện giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô hoạt động hiệu quả hơn.

Đây cũng là một trong những tiêu chí để các giám đốc tài chính và các nhà quản lý doanh nghiệp căn cứ để lựa chọn ngân hàng hợp tác.

Bên cạnh đó, với quan sát và đánh giá  của chúng tôi về sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng, tôi tin rằng xu hướng này cũng sẽ còn tiếp diễn trong những thập kỉ tiếp theo.

Tạp chí Alpha Southeast Asia đã đánh giá và trao giải thưởng Các tổ chức tài chính tốt nhất ASEAN từ năm 2006. Từ đó đến nay, các tiêu chuẩn đánh giá đã được điều chỉnh, cập nhật như thế nào để phù hợp với xu hướng phát triển rất nhanh của ngành tài chính - ngân hàng?

2016 là năm đánh dấu lần thứ 10 chúng tôi thực hiện đánh giá và trao giải cho dịch vu tài chính ngân hàng của các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN đầy năng động. Qua nhiều năm, chúng tôi đã thắt chặt hơn các tiêu chuẩn của giải thưởng để đảm bảo giải thưởng phù hợp với ngành tài chính phát triển ngày càng cao tại khu vực.

Năm nay, chúng tôi chỉ lựa chọn một số ít những ngân hàng thực sự phù hợp và được quản lý tốt, với bảng cân đối kế toán vững chắc và hệ thống quản lý rủi ro minh bạch làm đề cử cho các giải thưởng.

Với tiêu chí đó, chúng tôi chào đón ngân hàng Techcombank của Việt Nam tham gia vào nhóm những ngân hàng châu Á có chất lượng thế giới. Ngoài Techcombank của Việt Nam, trong nhóm này còn có một số ngân hàng  lớn khác như: DBS của Singapore, Maybank và CIMB của Malaysia, BDO và BPI của Philippines, Bank Mandiri và Bank Negara của Indonesia, Bangkok Bank và ngân hàng thương mại Siam của Thái Lan.

Cụ thể, ngân hàng Techcombank đã giành giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam", "Ngân hàng thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam" và "Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam".

Với những giải thưởng này, chắc chắn, Techcombank phải đáp ứng được nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể, Alpha Southeast Asia đánh giá về ngân hàng này như thế nào, thưa ông?

Với giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam", chúng tôi đánh giá cao các chỉ số tài chính của Techcombank như lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, dự phòng, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và các chỉ số khác. Techcombank đang nhanh chóng trở thành ngân hàng lựa chọn đầu tiên không chỉ của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và cũng là sự lựa chọn của khách hàng bán lẻ trên khắp Việt Nam.

Với giải thưởng Ngân hàng thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tốt nhất và Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam, chúng tôi có thể thấy Techcombank đã xây dựng được khả năng kinh doanh ngoại hối, khối lượng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như cải thiện khả năng quản lý rủi ro.

Đáng chú ý, Công ty Chứng khoán Kỹ thương, công ty 100% vốn Techcombank cũng giành giải "Nhà tư vấn và thu xếp trái phiếu tốt nhất". Công ty Chứng khoán Kỹ thương đã xây dựng được một hồ sơ đa dạng trong lĩnh vực tư vấn phát hành trái phiếu, bao gồm hơn 64,6 tỷ VND (2,8 triệu USD) trái phiếu có lãi suất ổn định tính đến thời điểm này, do đó, bảo vệ được vị trí trong top 3 doanh nghiệp hàng đầu về trái phiếu đồng nội tệ tại Việt Nam.