Nghề buôn lợn chết!
Buôn bán thịt lợn bệnh, lợn chết là hành vi trái pháp luật, nhưng tiếc thay đây lại là nghề đang được một số lái lợn ưa chuộng
Buôn bán thịt lợn bệnh, lợn chết là hành vi trái pháp luật, nhưng tiếc thay đây lại là nghề đang được một số lái lợn ưa chuộng.
"Lợn loại, lợn ốm, chết, tai xanh, tai đỏ... tôi mua tất", ông Đ. - một người chuyên buôn bán lợn loại, lợn chết ở Hoài Đức, Hà Tây - không cần giấu giếm đã tuyên bố thẳng như vậy.
Dân trong nghề thường gọi những người chuyên buôn thịt lợn bệnh và lợn chết là "lái lợn chết". Họ hoạt động công khai, bất cứ trang trại nào có lợn bệnh, lợn chết, kể cả chết do dịch chỉ cần gọi điện thoại là họ đến ngay.
Anh S. (ở An Khánh - Hoài Đức - Hà Tây), hàng ngày rong ruổi xe máy khắp các ngõ ngách với hai chiếc sọt thép thường trực. Đi đến đâu cứ thấy có trại lợn là anh lại ghé vào hỏi thăm xem có lợn... ốm, chết hay không.
Anh D. (ở Sóc Sơn - Hà Nội) thì có cách hành nghề "sạch" hơn: không bao giờ mua cả con lợn chết mà chỉ mua thịt, yêu cầu mổ lợn chết ngay tại trại, phần thịt nào còn "ngon mắt" thì anh mới mua, còn phần thịt xấu thì loại bỏ. Tuy nhiên mua kiểu này, giá sẽ không rẻ, chỉ thấp hơn lợn móc hàm khoảng 5.000 đồng/kg.
Riêng ông Đ. ở Hà Tây có cả xe ô tô chuyên vận chuyển lợn loại, lợn chết, cùng với cả một hệ thống tiêu thụ chuyên nghiệp. Không thèm buôn bán cò con, ông Đ. ký hợp đồng thẳng với những trang trại lớn, trong đó có cả những trại lợn của Nhà nước để đảm bảo nguồn ổn định.
Lợn chết và lợn ốm sắp chết được mổ và phân thành dăm ba loại. Thịt trông còn "ngon" thì được thửa đến các chợ buôn lớn với giá ngang bằng thịt lợn thông thường. Thịt có mùi hôi nhẹ thì được để trong tủ lạnh để bán dần cho các quán cơm bụi. Thịt thối đến độ không ngửi nổi là thức ăn cho cá và các loại vật nuôi khác.
Ông H. - một lái lợn chết cho biết, trong số thịt lợn chết ông lấy về, chỉ khoảng một phần tư được bán cho động vật ăn. "Nếu thịt nào cũng được bán cho bọn nuôi cá thì tôi xắn đất mà ăn à?", ông nói.
Theo ông T. - một lái lợn ở Thạch Thất, Hà Tây, giá lợn "cà" là 14 - 15 nghìn đ/kg, lợn nái loại ra là 15 - 16 nghìn đ/kg, còn lợn chết thì thấp hơn ba bốn giá tuỳ thuộc vào trọng lượng con lợn.
"Nuôi bao công và tốn bao nhiêu tiền mới được một con lợn, nếu đem vứt đi thì tiếc quá, thà bán tống bán tháo, gỡ được chút tiền rau cũng đỡ", chị H. - một người chăn nuôi lợn ở Hà Tây, cho biết.
Hàng ngày, những "lái lợn chết" như ông H. tiêu thụ được khoảng 10 - 50 con, tuỳ thuộc vào số lượng lợn mua được. Tiêu thụ thì dễ mà mua cũng không khó, lợi nhuận lại cao hơn lái lợn thông thường từ 20-30%, nên nhiều lái lợn thường săn những trại chăn nuôi lớn để đặt hợp đồng bao tiêu lợn ốm và lợn chết. Họ nhiệt tình và chân thành đến mức sẵn sàng đặt cọc tiền trước để được cung cấp lợn.
"Tôi đã ký hợp đồng với một vài trại lợn giống rồi, vì mình không có tư cách pháp nhân gì cả nên phải đặt cọc tiền, khi nào có lợn họ "alô" cho mình ngay", ông Đ. tỏ ra nhiệt tình như vậy khi chúng tôi đặt vấn đề sẽ cung cấp lợn chết cho ông.
Khi được hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm của lượng thịt lợn không an toàn được bán ra chợ, các lái lợn đều trả lời rất đơn giản: "Trông ngon mắt, giá rẻ thì người ta mua, thích làm gì thì làm, thậm chí đem vào siêu thị bán cũng được, kệ người ta, chúng tôi chỉ quan tâm xem một con lợn đem lại cho chúng tôi bao nhiêu tiền thôi".
Lợn ốm được tiêm kháng sinh để chạy chữa, khi không cứu được nữa thì người ta phải bán để gỡ gạc. Theo khuyến cáo ghi trên hầu hết các nhãn mác sản phẩm thuốc thú y, lợn tiêm kháng sinh phải qua ít nhất 7 ngày mới được mổ thịt.
Tuy nhiên, khi lường trước được tình trạng sức khỏe của lợn không tiến triển, để tránh tình trạng lợn bị sút cân, người chăn nuôi bán tống bán tháo cho lái lợn. Các ông chủ lò mổ lợn chết cũng phải vội vàng mổ ngay những con lợn bệnh này.
Con số các tỉnh thành có đàn lợn nhiễm dịch tai xanh ngày càng lớn. Số người phải nhập viện vì ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh ngày càng nhiều. Và hàng đêm, những "lái lợn chết" như ông H., ông Đ., ông S., ông T... vẫn đều đặn chờ đợi hàng xe lợn dịch tai xanh và lợn chết từ khắp nơi đổ về Hà Nội!
"Lợn loại, lợn ốm, chết, tai xanh, tai đỏ... tôi mua tất", ông Đ. - một người chuyên buôn bán lợn loại, lợn chết ở Hoài Đức, Hà Tây - không cần giấu giếm đã tuyên bố thẳng như vậy.
Dân trong nghề thường gọi những người chuyên buôn thịt lợn bệnh và lợn chết là "lái lợn chết". Họ hoạt động công khai, bất cứ trang trại nào có lợn bệnh, lợn chết, kể cả chết do dịch chỉ cần gọi điện thoại là họ đến ngay.
Anh S. (ở An Khánh - Hoài Đức - Hà Tây), hàng ngày rong ruổi xe máy khắp các ngõ ngách với hai chiếc sọt thép thường trực. Đi đến đâu cứ thấy có trại lợn là anh lại ghé vào hỏi thăm xem có lợn... ốm, chết hay không.
Anh D. (ở Sóc Sơn - Hà Nội) thì có cách hành nghề "sạch" hơn: không bao giờ mua cả con lợn chết mà chỉ mua thịt, yêu cầu mổ lợn chết ngay tại trại, phần thịt nào còn "ngon mắt" thì anh mới mua, còn phần thịt xấu thì loại bỏ. Tuy nhiên mua kiểu này, giá sẽ không rẻ, chỉ thấp hơn lợn móc hàm khoảng 5.000 đồng/kg.
Riêng ông Đ. ở Hà Tây có cả xe ô tô chuyên vận chuyển lợn loại, lợn chết, cùng với cả một hệ thống tiêu thụ chuyên nghiệp. Không thèm buôn bán cò con, ông Đ. ký hợp đồng thẳng với những trang trại lớn, trong đó có cả những trại lợn của Nhà nước để đảm bảo nguồn ổn định.
Lợn chết và lợn ốm sắp chết được mổ và phân thành dăm ba loại. Thịt trông còn "ngon" thì được thửa đến các chợ buôn lớn với giá ngang bằng thịt lợn thông thường. Thịt có mùi hôi nhẹ thì được để trong tủ lạnh để bán dần cho các quán cơm bụi. Thịt thối đến độ không ngửi nổi là thức ăn cho cá và các loại vật nuôi khác.
Ông H. - một lái lợn chết cho biết, trong số thịt lợn chết ông lấy về, chỉ khoảng một phần tư được bán cho động vật ăn. "Nếu thịt nào cũng được bán cho bọn nuôi cá thì tôi xắn đất mà ăn à?", ông nói.
Theo ông T. - một lái lợn ở Thạch Thất, Hà Tây, giá lợn "cà" là 14 - 15 nghìn đ/kg, lợn nái loại ra là 15 - 16 nghìn đ/kg, còn lợn chết thì thấp hơn ba bốn giá tuỳ thuộc vào trọng lượng con lợn.
"Nuôi bao công và tốn bao nhiêu tiền mới được một con lợn, nếu đem vứt đi thì tiếc quá, thà bán tống bán tháo, gỡ được chút tiền rau cũng đỡ", chị H. - một người chăn nuôi lợn ở Hà Tây, cho biết.
Hàng ngày, những "lái lợn chết" như ông H. tiêu thụ được khoảng 10 - 50 con, tuỳ thuộc vào số lượng lợn mua được. Tiêu thụ thì dễ mà mua cũng không khó, lợi nhuận lại cao hơn lái lợn thông thường từ 20-30%, nên nhiều lái lợn thường săn những trại chăn nuôi lớn để đặt hợp đồng bao tiêu lợn ốm và lợn chết. Họ nhiệt tình và chân thành đến mức sẵn sàng đặt cọc tiền trước để được cung cấp lợn.
"Tôi đã ký hợp đồng với một vài trại lợn giống rồi, vì mình không có tư cách pháp nhân gì cả nên phải đặt cọc tiền, khi nào có lợn họ "alô" cho mình ngay", ông Đ. tỏ ra nhiệt tình như vậy khi chúng tôi đặt vấn đề sẽ cung cấp lợn chết cho ông.
Khi được hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm của lượng thịt lợn không an toàn được bán ra chợ, các lái lợn đều trả lời rất đơn giản: "Trông ngon mắt, giá rẻ thì người ta mua, thích làm gì thì làm, thậm chí đem vào siêu thị bán cũng được, kệ người ta, chúng tôi chỉ quan tâm xem một con lợn đem lại cho chúng tôi bao nhiêu tiền thôi".
Lợn ốm được tiêm kháng sinh để chạy chữa, khi không cứu được nữa thì người ta phải bán để gỡ gạc. Theo khuyến cáo ghi trên hầu hết các nhãn mác sản phẩm thuốc thú y, lợn tiêm kháng sinh phải qua ít nhất 7 ngày mới được mổ thịt.
Tuy nhiên, khi lường trước được tình trạng sức khỏe của lợn không tiến triển, để tránh tình trạng lợn bị sút cân, người chăn nuôi bán tống bán tháo cho lái lợn. Các ông chủ lò mổ lợn chết cũng phải vội vàng mổ ngay những con lợn bệnh này.
Con số các tỉnh thành có đàn lợn nhiễm dịch tai xanh ngày càng lớn. Số người phải nhập viện vì ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh ngày càng nhiều. Và hàng đêm, những "lái lợn chết" như ông H., ông Đ., ông S., ông T... vẫn đều đặn chờ đợi hàng xe lợn dịch tai xanh và lợn chết từ khắp nơi đổ về Hà Nội!