Nghệ thuật... cân điêu
Để đạt được trình độ cân thiếu không đơn giản, cũng phải qua luyện tập hẳn hoi mới có đủ kỹ năng thâm hậu
Đặt lên bàn cân 2,8kg trái vải, chị chủ phẩy tay: "Tính chú hai cân thôi!" Ngập ngừng chưa hiểu chuyện, chị chủ bỏ nhỏ: "Tại chú quen, cân của chị cân thiếu!" Chuyện cân điêu – cân gian có từ xa lơ xa lắc, đâu lỗi tại cái cân.
Nhớ thời các cô các má đi chợ, cứ hễ về đến nhà là lôi ngay mớ rau củ, thịt cá vừa mua được đặt ngay lên cân nhà mình xem tình hình thế nào. Nhớ rõ từng mặt hàng, trọng lượng, giá cả, món nào cân gian thì nhớ ngay đến mặt chủ. Hôm sau đi chợ đòi lại món nợ cũ, không thì cạch mặt cái ngữ cân gian ấy ra, chưa kể truyền miệng nhau kiểu phiên chợ làng, chợ chồm hổm thì kẻ cân gian có nước ế dài.
Cả dặm đường mua bán từ Sài Gòn đến Hà Nội, tâm lý nghĩ bị người bán ăn bớt trọng lượng vẫn còn tồn tại. Nhất là các điểm bán trái cây, sản vật dọc đường cho khách đi xa. Những câu chuyện quanh quẩn một cân trái cây mua dọc đường đem về đến nhà ngót đi còn sáu lạng là chuyện thường tình.
Hết thời cân xách
Thời cân đồng hồ chưa phổ biến, khoảng những năm 80 cân xách được tận dụng mọi nơi, mọi chỗ. Nhất là các khu chợ làng, bất cứ gì cần đong đo đều được đưa lên đĩa bằng kim loại toòng teng ba sợi xích. Chỉ cần một cú lẩy tay, món hàng trở nên giác một tí, hay thiếu một tí là chuyện thường. Chính vậy, càng ngày cân xách càng gây mất tín nhiệm trong người tiêu dùng.
Cân xách nay tuy không còn được sử dụng nhiều, chủ yếu giới ve chai Nam Bắc, các nơi buôn bán ven đường… Bởi xài cân xách xem ra nhọc công và mất thời gian hơn so với cân đồng hồ. Cân đồng hồ lên ngôi, và cũng mất khoảng thời gian khá dài cân đồng hồ mới khẳng định được vị trí an toàn của mình.
Khi cân đồng hồ ra thị trường, cân thiếu vẫn hoàn thiếu. Bởi cái cân được tháo hộp, điều chỉnh lò xo, một ký cân mất đi vài ba lạng là chuyện nhỏ. Đến nước, các nhà sản xuất phải chọn giải pháp an toàn cho thương hiệu của mình bằng việc niêm chì ở phần sau cân, tránh tình trạng “độ” lại lò xo điều chỉnh cân theo ý muốn.
Nhìn mặt để... cân gian
Có thời cân thiếu là chuyện khó tránh khỏi trong các phiên chợ, các bà nội trợ đi mua sắm còn tự trang bị cho mình cái cân móc nhỏ xíu. Mua món nào, người bán cân xong, lấy bửu bối ra so lại, đúng giá thì mua, không thì chuyển sang hàng khác. Nạn cân gian ít nhiều bị đẩy lùi, nhưng giới cân gian còn trò chọn mặt để bán, thường đánh vào các khách lạ, chứ khách quen đâu dám.
Chốn ăn nhậu quý ông cũng là nơi tập trung cân thiếu là thường, đang khi say xỉn, chẳng ai phân biệt được con cá, con tôm, cua ghẹ nặng bao nhiêu, chỉ biết khi đem ra bàn thấy ít quá, có nói cũng huề, chửi đổng vài câu cho qua chuyện là xong.
Kỹ năng ngón tay cái
Để đạt được trình độ cân thiếu không đơn giản, cũng phải qua luyện tập hẳn hoi mới có đủ kỹ năng thâm hậu làm hài lòng khách hàng. Một lần đi chợ cùng vợ, anh bạn trố mắt ngạc nhiên khi thấy cô bán thịt hễ hỏi ai cần mua bao nhiêu tiền, trọng lượng bao nhiêu, chỉ một nhát dao xẻo vèo, thảy lên cân xách đong đưa là đúng y chuẩn theo yêu cầu.
Hoá ra mọi nguyên tắc của chiếc cân xách nằm ở ngón tay cái đeo khoen móc của cân xách. Chỉ một cú lẩy nhẹ, nhịp nhàng lên hoặc xuống theo cán cân là điều chỉnh ngay được trọng lượng theo ý muốn.
Những lái buôn trái cây như chôm chôm, bơ, sầu riêng vùng Long Khánh vẫn thường sử dụng cân xách đo trọng lượng. Kỹ thuật gánh cân, đẩy quả tạ ra vào nhanh chậm, lẩy cán cân cao thấp sao cho nhịp nhàng, mỗi cú cân phải dôi ra dăm ba ký là cả quá trình luyện tập đem lại lợi nhuận.
Anh bạn đồng nghiệp kể hồi nhỏ theo bác bán thịt heo ngoài chợ, anh bảo mỗi khi vắng khách, bà bác thường lấy cân xách ra treo tay luyện cân, vừa luyện vừa lẩm nhẩm: bốn lạng – cân xoạch một phát miếng thịt đúng bốn lạng. Cũng với miếng thịt y chang, lại xoạch một phát: năm lạng.
Mỗi cú cân đều khác nhau theo đúng trọng lượng mong muốn, anh bạn cũng thử đi thử lại học nghề nhưng cân hoài (tuy mỗi lần cân trọng lượng có xê dịch) nhưng lại chưa theo đúng ý muốn. Anh bạn kết luận, điều chỉnh cân xách theo ý có lợi thật chẳng đơn giản, cũng phải luyện hẳn hoi chứ chẳng chơi.
Lề đường cân thiếu
Nỗi ám ảnh cân điêu nay không còn nhiều, chợ búa khắp nơi không còn sử dụng cân xách thường xuyên như xưa nữa. Chưa kể phần nhiều dân nội trợ trẻ ưa mua sắm siêu thị vừa vệ sinh, cân ký cũng an toàn hơn đi chợ. Một chị bạn khi nghe đề cập chuyện cân gian bảo cần gì phải tính cân, nhất là chuyện mua trái cây, cần loại gì cứ kêu họ tính bao nhiêu tiền một ký, đem lên cân xem được bao nhiêu rồi áng chừng tính tiền. Thấy cân có vẻ đủ thì tính ký mà trả, không thì cứ mua theo mớ, mua theo trái quy ra tiền đếm tới.
Làm thế khỏi sợ bị chuyện cân gian, chứ kỳ kèo trả giá cho đã, đến khi mua về xem lại thấy cân thiếu, còn mắc quá tội giá ban đầu. Nhiều chỗ bán trái cây cũng quen với tình hình khách hàng, như khu bán táo đầu đường Tân Sơn ở Tân Bình của các anh chị xe đẩy đến từ Hà Tây. Khách cặp lề hỏi mua được tiếp thị thẳng thừng với giá bao nhiêu một cân, nếu không thích cân ký thì bao nhiêu tiền một chục, khách mua kiểu gì bán kiểu đó.
Những xe đẩy trái cây lề đường rao bán hẳn hoi, có chỗ cân đồng hồ, một số chỗ hiếm hoi vẫn xài cân xách, chứng kiến nhiều cuộc kỳ kèo trả giá đã đời, câu cuối cùng chốt lại trước khi mua hàng: “cân có đúng không đấy?” Nhiều tay bán hàng bực mình phang thẳng: “Trả giá kiểu đấy cân đúng sao được”. Nếu khách cứ im im mua về, cân thấy thiếu đem ra đổi chủ cười huề xu: Giá bèo phải cân kiểu đó mới lời được, cân ngay bán ngay với giá ấy có mà lỗ vốn à. Đành huề cả làng thôi chứ biết làm sao.
Ra Hà Nội ngay đợt mùa trái vải rộ tháng 7 vừa qua, những xe đẩy đưa vải khắp hang cùng ngõ hẻm. Ngày nào ra khỏi cửa ban sáng cũng chạm trán chị bán vải quen thuộc mời mua. Hôm mua làm quen, quẳng lên bàn cân đồng hồ 2,8kg vải, chị chỉ tính tiền 2kg rồi không giấu giếm cân của chị là cân điêu.
Rõ đến khổ, nghĩ đến những kẻ lạ sẽ bị bóp cổ toi vài lạng vải mỗi khi mua được ký vải giá hời so với chợ được ngàn rưỡi, hai ngàn. Bàn chuyện cân gian bán lận, dân cân thiếu lại viện câu lý giải muôn thuở: Tiền nào của nấy thôi mà, có gì đâu mà lạ.
Nhớ thời các cô các má đi chợ, cứ hễ về đến nhà là lôi ngay mớ rau củ, thịt cá vừa mua được đặt ngay lên cân nhà mình xem tình hình thế nào. Nhớ rõ từng mặt hàng, trọng lượng, giá cả, món nào cân gian thì nhớ ngay đến mặt chủ. Hôm sau đi chợ đòi lại món nợ cũ, không thì cạch mặt cái ngữ cân gian ấy ra, chưa kể truyền miệng nhau kiểu phiên chợ làng, chợ chồm hổm thì kẻ cân gian có nước ế dài.
Cả dặm đường mua bán từ Sài Gòn đến Hà Nội, tâm lý nghĩ bị người bán ăn bớt trọng lượng vẫn còn tồn tại. Nhất là các điểm bán trái cây, sản vật dọc đường cho khách đi xa. Những câu chuyện quanh quẩn một cân trái cây mua dọc đường đem về đến nhà ngót đi còn sáu lạng là chuyện thường tình.
Hết thời cân xách
Thời cân đồng hồ chưa phổ biến, khoảng những năm 80 cân xách được tận dụng mọi nơi, mọi chỗ. Nhất là các khu chợ làng, bất cứ gì cần đong đo đều được đưa lên đĩa bằng kim loại toòng teng ba sợi xích. Chỉ cần một cú lẩy tay, món hàng trở nên giác một tí, hay thiếu một tí là chuyện thường. Chính vậy, càng ngày cân xách càng gây mất tín nhiệm trong người tiêu dùng.
Cân xách nay tuy không còn được sử dụng nhiều, chủ yếu giới ve chai Nam Bắc, các nơi buôn bán ven đường… Bởi xài cân xách xem ra nhọc công và mất thời gian hơn so với cân đồng hồ. Cân đồng hồ lên ngôi, và cũng mất khoảng thời gian khá dài cân đồng hồ mới khẳng định được vị trí an toàn của mình.
Khi cân đồng hồ ra thị trường, cân thiếu vẫn hoàn thiếu. Bởi cái cân được tháo hộp, điều chỉnh lò xo, một ký cân mất đi vài ba lạng là chuyện nhỏ. Đến nước, các nhà sản xuất phải chọn giải pháp an toàn cho thương hiệu của mình bằng việc niêm chì ở phần sau cân, tránh tình trạng “độ” lại lò xo điều chỉnh cân theo ý muốn.
Nhìn mặt để... cân gian
Có thời cân thiếu là chuyện khó tránh khỏi trong các phiên chợ, các bà nội trợ đi mua sắm còn tự trang bị cho mình cái cân móc nhỏ xíu. Mua món nào, người bán cân xong, lấy bửu bối ra so lại, đúng giá thì mua, không thì chuyển sang hàng khác. Nạn cân gian ít nhiều bị đẩy lùi, nhưng giới cân gian còn trò chọn mặt để bán, thường đánh vào các khách lạ, chứ khách quen đâu dám.
Chốn ăn nhậu quý ông cũng là nơi tập trung cân thiếu là thường, đang khi say xỉn, chẳng ai phân biệt được con cá, con tôm, cua ghẹ nặng bao nhiêu, chỉ biết khi đem ra bàn thấy ít quá, có nói cũng huề, chửi đổng vài câu cho qua chuyện là xong.
Kỹ năng ngón tay cái
Để đạt được trình độ cân thiếu không đơn giản, cũng phải qua luyện tập hẳn hoi mới có đủ kỹ năng thâm hậu làm hài lòng khách hàng. Một lần đi chợ cùng vợ, anh bạn trố mắt ngạc nhiên khi thấy cô bán thịt hễ hỏi ai cần mua bao nhiêu tiền, trọng lượng bao nhiêu, chỉ một nhát dao xẻo vèo, thảy lên cân xách đong đưa là đúng y chuẩn theo yêu cầu.
Hoá ra mọi nguyên tắc của chiếc cân xách nằm ở ngón tay cái đeo khoen móc của cân xách. Chỉ một cú lẩy nhẹ, nhịp nhàng lên hoặc xuống theo cán cân là điều chỉnh ngay được trọng lượng theo ý muốn.
Những lái buôn trái cây như chôm chôm, bơ, sầu riêng vùng Long Khánh vẫn thường sử dụng cân xách đo trọng lượng. Kỹ thuật gánh cân, đẩy quả tạ ra vào nhanh chậm, lẩy cán cân cao thấp sao cho nhịp nhàng, mỗi cú cân phải dôi ra dăm ba ký là cả quá trình luyện tập đem lại lợi nhuận.
Anh bạn đồng nghiệp kể hồi nhỏ theo bác bán thịt heo ngoài chợ, anh bảo mỗi khi vắng khách, bà bác thường lấy cân xách ra treo tay luyện cân, vừa luyện vừa lẩm nhẩm: bốn lạng – cân xoạch một phát miếng thịt đúng bốn lạng. Cũng với miếng thịt y chang, lại xoạch một phát: năm lạng.
Mỗi cú cân đều khác nhau theo đúng trọng lượng mong muốn, anh bạn cũng thử đi thử lại học nghề nhưng cân hoài (tuy mỗi lần cân trọng lượng có xê dịch) nhưng lại chưa theo đúng ý muốn. Anh bạn kết luận, điều chỉnh cân xách theo ý có lợi thật chẳng đơn giản, cũng phải luyện hẳn hoi chứ chẳng chơi.
Lề đường cân thiếu
Nỗi ám ảnh cân điêu nay không còn nhiều, chợ búa khắp nơi không còn sử dụng cân xách thường xuyên như xưa nữa. Chưa kể phần nhiều dân nội trợ trẻ ưa mua sắm siêu thị vừa vệ sinh, cân ký cũng an toàn hơn đi chợ. Một chị bạn khi nghe đề cập chuyện cân gian bảo cần gì phải tính cân, nhất là chuyện mua trái cây, cần loại gì cứ kêu họ tính bao nhiêu tiền một ký, đem lên cân xem được bao nhiêu rồi áng chừng tính tiền. Thấy cân có vẻ đủ thì tính ký mà trả, không thì cứ mua theo mớ, mua theo trái quy ra tiền đếm tới.
Làm thế khỏi sợ bị chuyện cân gian, chứ kỳ kèo trả giá cho đã, đến khi mua về xem lại thấy cân thiếu, còn mắc quá tội giá ban đầu. Nhiều chỗ bán trái cây cũng quen với tình hình khách hàng, như khu bán táo đầu đường Tân Sơn ở Tân Bình của các anh chị xe đẩy đến từ Hà Tây. Khách cặp lề hỏi mua được tiếp thị thẳng thừng với giá bao nhiêu một cân, nếu không thích cân ký thì bao nhiêu tiền một chục, khách mua kiểu gì bán kiểu đó.
Những xe đẩy trái cây lề đường rao bán hẳn hoi, có chỗ cân đồng hồ, một số chỗ hiếm hoi vẫn xài cân xách, chứng kiến nhiều cuộc kỳ kèo trả giá đã đời, câu cuối cùng chốt lại trước khi mua hàng: “cân có đúng không đấy?” Nhiều tay bán hàng bực mình phang thẳng: “Trả giá kiểu đấy cân đúng sao được”. Nếu khách cứ im im mua về, cân thấy thiếu đem ra đổi chủ cười huề xu: Giá bèo phải cân kiểu đó mới lời được, cân ngay bán ngay với giá ấy có mà lỗ vốn à. Đành huề cả làng thôi chứ biết làm sao.
Ra Hà Nội ngay đợt mùa trái vải rộ tháng 7 vừa qua, những xe đẩy đưa vải khắp hang cùng ngõ hẻm. Ngày nào ra khỏi cửa ban sáng cũng chạm trán chị bán vải quen thuộc mời mua. Hôm mua làm quen, quẳng lên bàn cân đồng hồ 2,8kg vải, chị chỉ tính tiền 2kg rồi không giấu giếm cân của chị là cân điêu.
Rõ đến khổ, nghĩ đến những kẻ lạ sẽ bị bóp cổ toi vài lạng vải mỗi khi mua được ký vải giá hời so với chợ được ngàn rưỡi, hai ngàn. Bàn chuyện cân gian bán lận, dân cân thiếu lại viện câu lý giải muôn thuở: Tiền nào của nấy thôi mà, có gì đâu mà lạ.