Nghịch lý trên thị trường phân urê
Nguồn hàng không thiếu, nhưng từ đầu tháng 9/2007 đến nay giá phân bón tăng đột ngột làm hàng triệu nông dân lo lắng
Nguồn hàng không thiếu, nhưng từ đầu tháng 9/2007 đến nay giá phân bón tăng đột ngột làm hàng triệu nông dân lo lắng.
Phải chăng các đại lý phân phối tự đầu cơ để nâng giá?
Theo ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam, hơn 30 năm qua chưa bao giờ diễn biến giá cả phân bón trên thị trường thế giới thay đổi nhanh chóng như từ cuối năm 2006 đến nay. Các loại phân bón đồng loạt tăng giá và tăng cao kỷ lục, không riêng gì urê mà cả DAP, SA... đều tăng giá. Riêng urê tăng 94 - 112 USD/tấn, DAP tăng 178 - 200 USD/tấn.
Lại tát nước theo mưa!
Nguyên nhân chính là do giá phân bón thế giới tăng vì nhiều nhà máy ở vùng Baltic, Yuzhny, Trung Đông... nghỉ sản xuất để bảo dưỡng máy móc định kỳ nên giảm sản lượng. Ngoài ra, tại Trung Quốc 2 Cty lớn là Chinochem và Canampgc đã bán gần hết urê hạt trong đến hết tháng 10/2007. Tại Mỹ, urê hạt trong khá hiếm, giá đắt hơn urê hạt đục từ 10-12 USD/ tấn, góp phần đẩy giá các loại phân bón tăng cao còn do cước vận chuyển từ đầu năm 2007 tăng 40% so với những năm trước.
Đồng thời, chi phí đầu vào như giá khí, giá than, thuế khai thác, công lao động tăng. Bên cạnh đó, quí 4/2007 và quí 1/2008 nhu cầu phân bón lớn do phần lớn các mùa trồng trọt lại vào vụ.
Cho đến nay lượng phân bón sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu. Những biến động của thị trường phân bón thế giới sẽ có những tác động tiêu cực đến thị trường Việt Nam. Ngày 27/9 tổ điều hành thị trường trong nước cho biết: so cùng kỳ năm 2006 giá phân bón nhập khẩu bình quân 9 tháng năm 2007 đã tăng 10%, riêng urê tăng 6%.
Vì vậy, tuy chưa vào vụ đông xuân nhưng thời gian qua giá phân bón trong nước đã lên cơn "sốt" với mức tăng từ 100-300 đồng/kg, phổ biến ở mức 4.900 - 5.400 đồng/kg (có nơi cao hơn). Tại thị trường ĐBSCL, tuần qua nhiều loại phân đạm, lân tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp giá tăng 5-10% so với giữa tháng 9.
Trong đó, phân DAP tăng mạnh nhất, lên 8.200-8.500 đồng/kg, tăng 600-700đ/g; urê Trung Quốc 5.200 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg; đạm Phú Mỹ 5.060đ, tăng 460 đồng/kg; NPK loại 16-16-8 và 20-20-15 của Công ty Cổ phần Phân bón - Hoá chất Cần Thơ, Bình Điền, Việt Nhật giá 4.800-7.300 đồng/kg, tăng 200- 600 đồng/kg.
Nhiều người cho rằng, giá phân bón tăng không phải vì thiếu hàng, mà bị tác động chủ yếu từ nguồn phân nhập khẩu. Do giá phân bón sản xuất trong nước bán thấp hơn thị trường thế giới vài trăm đồng/kg, nên họ cố tình "tát nước theo mưa", kéo giá trong nước "hội nhập" với giá thế giới (!)
Theo dự tính của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, lượng phân urê dự kiến cho vụ sản xuất đông xuân 2007-2008 cần khoảng 750.000 tấn. Trong đó, tính đến tháng 2/2008 Công ty Phân đạm và Hoá chất dầu khí sản xuất được khoảng 325.000 tấn; Công ty Phân đạm Hà Bắc sản xuất được khoảng 90.000 tấn. Lượng hàng tồn tại các kho, các đại lý ước khoảng 85.000 tấn.
Như vậy, tổng số urê sản xuất trong nước và tồn kho sẽ vào khoảng 500.000 tấn, lượng urê cần phải nhập khẩu thêm khoảng 250.000 tấn (bình quân mỗi tháng 40.000-42.000 tấn) mới đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Riêng giai đoạn từ nay đến cuối năm 2007, cần khoảng 440.000 tấn urê.
Theo cân đối, lượng tồn kho đến 30/9 còn khoảng 150.000 tấn, sản xuất trong nước từ tháng 10 đến tháng 12 khoảng 240.000 tấn, cộng thêm lượng nhập khẩu khoảng 50.000-60.000 tấn sẽ đủ cung ứng cho sản xuất và còn có tồn kho gối đầu cho tháng 1, 2/2008. Nếu không có gì đột biến thì vụ đông xuân năm nay sẽ đủ lượng phân bón cung cấp cho bà con nông dân sản xuất.
Nhà nông gánh chịu thiệt hại
Thế nhưng, vào trung tuần tháng 9 vừa qua tại Hội nghị chuẩn bị phân bón cho vụ sản xuất đông xuân, do Hiệp hội phân bón Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM, ông Trịnh Thanh Bình - Tổng giám đốc Công ty Phân đạm và Hoá chất dầu khí cho biết đang có hiện tượng găm hàng, giữ hàng (chủ yếu là urê) ở nhiều đại lý, tạo ra cơn "sốt ảo" về giá, dù còn hơn 1 tháng nữa mới vào vụ sản xuất đông xuân và trong bối cảnh đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phân bón của bà con nông dân.
Cùng đồng quan điểm, Hiệp hội phân bón Việt Nam nhận định: thị trường phân bón đang có sự găm hàng, đầu cơ giá đối với mặt hàng urê. Vì, cho đến thời điểm này Công ty Cổ phần Đạm Phú Mỹ vẫn xuất kho đều đặn 3.000 tấn/ngày, với giá bán 4.500 đồng/kg; các công ty khác vẫn sản xuất bình thường; lương urê nhập khẩu vào Việt Nam vẫn ổn định. Giá tại các vùng biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc vào khoảng 4.800 đồng/kg. Vì vậy, trên thị trường khan hiếm urê là khan hiếm “ảo”.
“Ở đây, có sự đầu cơ trong hệ thống phân phối phân bón, có sự mua bán lòng vòng giữa các đại lý để nâng giá bán”- đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu phân bón khẳng định như vậy.
Còn các cửa hàng bán lẻ? Một chủ vựa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở Tp. Long Xuyên (An Giang) cho biết: khác với mọi năm, đông xuân năm nay chưa vào vụ nhưng giá cả vật tư mọi loại đều leo thang, đạm Phú Mỹ nhận từ các đại lý đã lên tới 5.200 đồng/kg, cửa hàng bán ra 5.500 đồng/kg; NPK hiệu Cò bay đầu tháng 9 giá 340.000 đồng/bao (50 kg), nay tăng lên 380.000 đồng/bao. Giá mua vào tăng nên giá bán ra của các cửa hàng cũng phải tăng theo.
Theo các "đại gia" ở Đồng Tháp Mười, để có được năng suất lúa bình quân trong vụ đông xuân 5-5,3 tấn/ha, nông dân phải chi phí các khoản cụ thể như: khoảng 120 kg urê, 70 kg lân, 35 kg kali; 2,5 lít thuốc BVTV, 125 lít dầu và nhiều khoản chi phí khác. Đó là chưa kể công sức lao động, phí vận chuyển, giá điện, xăng dầu... mọi thứ đều tăng giá. Nếu thêm chi phí phân bón tăng, dù giá lúa đang ở mức cao 2.900-3.000 đồng/kg thì lợi nhuận nông dân thu về cũng không là bao. Nông dân nói giá lúa cao mà không cao là vậy!
Cho đến nay các nhà kinh doanh phân bón vẫn ám ảnh bởi một công thức tính toán từ lâu, rằng với mức giá phân bón urê tăng như hiện thời đã tiệm cận với mức: "2 kg lúa = 1 kg đạm" và "3 kg lúa = 1 kg DAP". Nhưng, liệu giá lúa có ổn định mãi ở mức cao như hiện nay, trên dưới 3.000 đồng/kg?
Phải chăng các đại lý phân phối tự đầu cơ để nâng giá?
Theo ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam, hơn 30 năm qua chưa bao giờ diễn biến giá cả phân bón trên thị trường thế giới thay đổi nhanh chóng như từ cuối năm 2006 đến nay. Các loại phân bón đồng loạt tăng giá và tăng cao kỷ lục, không riêng gì urê mà cả DAP, SA... đều tăng giá. Riêng urê tăng 94 - 112 USD/tấn, DAP tăng 178 - 200 USD/tấn.
Lại tát nước theo mưa!
Nguyên nhân chính là do giá phân bón thế giới tăng vì nhiều nhà máy ở vùng Baltic, Yuzhny, Trung Đông... nghỉ sản xuất để bảo dưỡng máy móc định kỳ nên giảm sản lượng. Ngoài ra, tại Trung Quốc 2 Cty lớn là Chinochem và Canampgc đã bán gần hết urê hạt trong đến hết tháng 10/2007. Tại Mỹ, urê hạt trong khá hiếm, giá đắt hơn urê hạt đục từ 10-12 USD/ tấn, góp phần đẩy giá các loại phân bón tăng cao còn do cước vận chuyển từ đầu năm 2007 tăng 40% so với những năm trước.
Đồng thời, chi phí đầu vào như giá khí, giá than, thuế khai thác, công lao động tăng. Bên cạnh đó, quí 4/2007 và quí 1/2008 nhu cầu phân bón lớn do phần lớn các mùa trồng trọt lại vào vụ.
Cho đến nay lượng phân bón sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu. Những biến động của thị trường phân bón thế giới sẽ có những tác động tiêu cực đến thị trường Việt Nam. Ngày 27/9 tổ điều hành thị trường trong nước cho biết: so cùng kỳ năm 2006 giá phân bón nhập khẩu bình quân 9 tháng năm 2007 đã tăng 10%, riêng urê tăng 6%.
Vì vậy, tuy chưa vào vụ đông xuân nhưng thời gian qua giá phân bón trong nước đã lên cơn "sốt" với mức tăng từ 100-300 đồng/kg, phổ biến ở mức 4.900 - 5.400 đồng/kg (có nơi cao hơn). Tại thị trường ĐBSCL, tuần qua nhiều loại phân đạm, lân tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp giá tăng 5-10% so với giữa tháng 9.
Trong đó, phân DAP tăng mạnh nhất, lên 8.200-8.500 đồng/kg, tăng 600-700đ/g; urê Trung Quốc 5.200 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg; đạm Phú Mỹ 5.060đ, tăng 460 đồng/kg; NPK loại 16-16-8 và 20-20-15 của Công ty Cổ phần Phân bón - Hoá chất Cần Thơ, Bình Điền, Việt Nhật giá 4.800-7.300 đồng/kg, tăng 200- 600 đồng/kg.
Nhiều người cho rằng, giá phân bón tăng không phải vì thiếu hàng, mà bị tác động chủ yếu từ nguồn phân nhập khẩu. Do giá phân bón sản xuất trong nước bán thấp hơn thị trường thế giới vài trăm đồng/kg, nên họ cố tình "tát nước theo mưa", kéo giá trong nước "hội nhập" với giá thế giới (!)
Theo dự tính của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, lượng phân urê dự kiến cho vụ sản xuất đông xuân 2007-2008 cần khoảng 750.000 tấn. Trong đó, tính đến tháng 2/2008 Công ty Phân đạm và Hoá chất dầu khí sản xuất được khoảng 325.000 tấn; Công ty Phân đạm Hà Bắc sản xuất được khoảng 90.000 tấn. Lượng hàng tồn tại các kho, các đại lý ước khoảng 85.000 tấn.
Như vậy, tổng số urê sản xuất trong nước và tồn kho sẽ vào khoảng 500.000 tấn, lượng urê cần phải nhập khẩu thêm khoảng 250.000 tấn (bình quân mỗi tháng 40.000-42.000 tấn) mới đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Riêng giai đoạn từ nay đến cuối năm 2007, cần khoảng 440.000 tấn urê.
Theo cân đối, lượng tồn kho đến 30/9 còn khoảng 150.000 tấn, sản xuất trong nước từ tháng 10 đến tháng 12 khoảng 240.000 tấn, cộng thêm lượng nhập khẩu khoảng 50.000-60.000 tấn sẽ đủ cung ứng cho sản xuất và còn có tồn kho gối đầu cho tháng 1, 2/2008. Nếu không có gì đột biến thì vụ đông xuân năm nay sẽ đủ lượng phân bón cung cấp cho bà con nông dân sản xuất.
Nhà nông gánh chịu thiệt hại
Thế nhưng, vào trung tuần tháng 9 vừa qua tại Hội nghị chuẩn bị phân bón cho vụ sản xuất đông xuân, do Hiệp hội phân bón Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM, ông Trịnh Thanh Bình - Tổng giám đốc Công ty Phân đạm và Hoá chất dầu khí cho biết đang có hiện tượng găm hàng, giữ hàng (chủ yếu là urê) ở nhiều đại lý, tạo ra cơn "sốt ảo" về giá, dù còn hơn 1 tháng nữa mới vào vụ sản xuất đông xuân và trong bối cảnh đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phân bón của bà con nông dân.
Cùng đồng quan điểm, Hiệp hội phân bón Việt Nam nhận định: thị trường phân bón đang có sự găm hàng, đầu cơ giá đối với mặt hàng urê. Vì, cho đến thời điểm này Công ty Cổ phần Đạm Phú Mỹ vẫn xuất kho đều đặn 3.000 tấn/ngày, với giá bán 4.500 đồng/kg; các công ty khác vẫn sản xuất bình thường; lương urê nhập khẩu vào Việt Nam vẫn ổn định. Giá tại các vùng biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc vào khoảng 4.800 đồng/kg. Vì vậy, trên thị trường khan hiếm urê là khan hiếm “ảo”.
“Ở đây, có sự đầu cơ trong hệ thống phân phối phân bón, có sự mua bán lòng vòng giữa các đại lý để nâng giá bán”- đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu phân bón khẳng định như vậy.
Còn các cửa hàng bán lẻ? Một chủ vựa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở Tp. Long Xuyên (An Giang) cho biết: khác với mọi năm, đông xuân năm nay chưa vào vụ nhưng giá cả vật tư mọi loại đều leo thang, đạm Phú Mỹ nhận từ các đại lý đã lên tới 5.200 đồng/kg, cửa hàng bán ra 5.500 đồng/kg; NPK hiệu Cò bay đầu tháng 9 giá 340.000 đồng/bao (50 kg), nay tăng lên 380.000 đồng/bao. Giá mua vào tăng nên giá bán ra của các cửa hàng cũng phải tăng theo.
Theo các "đại gia" ở Đồng Tháp Mười, để có được năng suất lúa bình quân trong vụ đông xuân 5-5,3 tấn/ha, nông dân phải chi phí các khoản cụ thể như: khoảng 120 kg urê, 70 kg lân, 35 kg kali; 2,5 lít thuốc BVTV, 125 lít dầu và nhiều khoản chi phí khác. Đó là chưa kể công sức lao động, phí vận chuyển, giá điện, xăng dầu... mọi thứ đều tăng giá. Nếu thêm chi phí phân bón tăng, dù giá lúa đang ở mức cao 2.900-3.000 đồng/kg thì lợi nhuận nông dân thu về cũng không là bao. Nông dân nói giá lúa cao mà không cao là vậy!
Cho đến nay các nhà kinh doanh phân bón vẫn ám ảnh bởi một công thức tính toán từ lâu, rằng với mức giá phân bón urê tăng như hiện thời đã tiệm cận với mức: "2 kg lúa = 1 kg đạm" và "3 kg lúa = 1 kg DAP". Nhưng, liệu giá lúa có ổn định mãi ở mức cao như hiện nay, trên dưới 3.000 đồng/kg?