Người Hồi giáo ở Nhật lo sợ
Những bình luận mang tính thù địch nhằm vào đạo Hồi đã xuất hiện trên truyền thông xã hội Nhật Bản
Cộng đồng người Hồi giáo ở Nhật Bản đang lo ngại họ có thể trở thành một mục tiêu cho sự căm phẫn của công chúng nước này sau vụ tổ chức phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) hành quyết hai con tin Nhật mới đây.
Theo tờ Wall Street Journal, những bình luận (comment) mang tính thù địch nhằm vào đạo Hồi và người Hồi giáo đã xuất hiện trên truyền thông xã hội ở Nhật Bản kể từ khi IS công bố đoạn băng video đầu tiên về con tin người Nhật hôm 20/1.
Hôm thứ Năm tuần trước, một nhóm chính trị cánh hữu đã tổ chức một cuộc biểu tình ở Tokyo để phản đối việc Chính phủ nới lỏng các quy định về nhập cư.
“Nếu nước Nhật mời công nhân từ các nước Hồi giáo tới đây trong tương lai, thì chúng ta có thể sẽ chứng kiến bi kịch lớn hơn cả những gì mà châu Âu đang phải trải qua”, một nhóm thuộc tổ chức Zaitokukai có ảnh hưởng lớn ở Nhật viết trên website.
Song song với đẩy mạnh công tác phòng chống khủng bố, Nhật Bản đang đặt lực lượng cảnh sát toàn quốc trong tình trạng báo động cao để chống lại nguy cơ xảy ra quấy rối và tấn công nhằm vào người Hồi giáo và các cơ sở tôn giáo của họ, cũng như đại sứ quán của các quốc gia có phần đông dân chúng là người theo đạo Hồi.
Số lượng người Hồi giáo ở Nhật còn nhỏ nhưng có xu hướng ngày càng tăng do dòng sinh viên ngoại quốc và lao động nhập cư chảy vào nước này. Ngoài ra, số du khách là người theo đạo Hồi tới Nhật cũng có xu hướng tăng.
Theo ước tính của giáo sư Hirofumi Tanada thuộc Đại học Waseda, một chuyên gia về các cộng đồng Hồi giáo, số người theo đạo Hồi ở Nhật hiện vào khoảng 130.000 người, so với con số khoảng 60.000 người vào năm 2000. Trong đó, đông nhất là người Indonesia, tiếp đó là người Pakistan, Bangladesh, Malaysia, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Hồi giáo hiện chiếm 0,1% tổng dân số Nhật, so với mức 0,8% ở Mỹ và 7,5% ở Pháp.
Lãnh đạo Hồi giáo ở Nhật cho biết họ đã và đang theo dõi tình hình chặt chẽ kể từ sau khi IS công bố đoạn video hành quyết nhà báo Kenji Goto vào hôm Chủ nhật vừa rồi. Một đoạn băng trước đó cho thấy một con tin Nhật khác là Haruna Yukawa chịu số phận tương tự.
Hôm qua, IS tiếp tục công bố một đoạn băng video nữa cho thấy đã hành quyết viên phi công người Jordan. Viên phi công này là người mà IS đã có lúc đòi sử dụng cùng với nhà báo Goto để trao đổi tù nhân với Chính phủ Jordan.
“Hành động này không phải là một hành động của đạo Hồi. Chúng tôi không biết họ là ai, họ đang lên kế hoạch gì, và họ nghĩ gì”, ông Saeed Mughan, đại diện nhóm Hồi giáo có tên Islamic Circle of Japan, phát biểu. “Chúng tôi lên án hành động của họ và đứng về phía những người Nhật anh em”.
Đại diện của một số tổ chức Hồi giáo khác cũng ra tuyên bố đề nghị truyền thông không sử dụng tên gọi “Nhà nước Hồi giáo” (“Isuramu-koku” trong tiếng Nhật) vì cho rằng, tên gọi này có thể gây hiểu lầm về đạo Hồi thực sự và dẫn tới tư tưởng bài Hồi giáo ở Nhật. Hôm Chủ nhật vừa rồi, đại diện một số nhà thờ Hồi giáo ở Nhật đã tổ chức họp khẩn để bàn về cuộc khủng hoảng con tin.
Việc Tokyo không giải cứu được 2 con tin bị IS bắt cóc đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng xử lý khủng hoảng của Chính phủ dưới quyền Thủ tướng Shinzo Abe. Trong bối cảnh này, đảm bảo an ninh cho công dân của nước này ở trong và ngoài nước đang là bài toán ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản.
Trong một cuộc họp báo hôm qua, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, các cơ quan an ninh của nước này sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan tình báo các nước nhằm nhanh chóng thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khủng bố. Ngoài ra, các cơ quan an ninh Nhật Bản sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngay từ biên giới, cửa khẩu như các cảng hàng không và cảng biển để rà soát, ngăn chặn mọi sự xâm nhập của các phần tử khủng bố.
Bên cạnh đó, theo ông Suga, các cơ sở quan trọng trong nước như hệ thống vận tải công cộng, căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản, căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ được áp dụng chế độ bảo vệ nghiêm ngặt. Các trường học dành cho người Nhật Bản tại nước ngoài cũng sẽ được tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh.
Trước đó, hôm 2/2, Thủ tướng Abe cho biết ông muốn mở rộng phạm vi hoạt động của SDF nhằm cho phép lực lượng này giải cứu công dân Nhật gặp nguy hiểm ở nước ngoài. Hiện ông Abe đang thúc đẩy thông qua đạo luật này trong năm nay, theo đó sẽ dỡ bỏ lệnh cấm quân đội Nhật chiến đấu ở nước ngoài để giúp những đồng minh bị tấn công.
Theo tờ Wall Street Journal, những bình luận (comment) mang tính thù địch nhằm vào đạo Hồi và người Hồi giáo đã xuất hiện trên truyền thông xã hội ở Nhật Bản kể từ khi IS công bố đoạn băng video đầu tiên về con tin người Nhật hôm 20/1.
Hôm thứ Năm tuần trước, một nhóm chính trị cánh hữu đã tổ chức một cuộc biểu tình ở Tokyo để phản đối việc Chính phủ nới lỏng các quy định về nhập cư.
“Nếu nước Nhật mời công nhân từ các nước Hồi giáo tới đây trong tương lai, thì chúng ta có thể sẽ chứng kiến bi kịch lớn hơn cả những gì mà châu Âu đang phải trải qua”, một nhóm thuộc tổ chức Zaitokukai có ảnh hưởng lớn ở Nhật viết trên website.
Song song với đẩy mạnh công tác phòng chống khủng bố, Nhật Bản đang đặt lực lượng cảnh sát toàn quốc trong tình trạng báo động cao để chống lại nguy cơ xảy ra quấy rối và tấn công nhằm vào người Hồi giáo và các cơ sở tôn giáo của họ, cũng như đại sứ quán của các quốc gia có phần đông dân chúng là người theo đạo Hồi.
Số lượng người Hồi giáo ở Nhật còn nhỏ nhưng có xu hướng ngày càng tăng do dòng sinh viên ngoại quốc và lao động nhập cư chảy vào nước này. Ngoài ra, số du khách là người theo đạo Hồi tới Nhật cũng có xu hướng tăng.
Theo ước tính của giáo sư Hirofumi Tanada thuộc Đại học Waseda, một chuyên gia về các cộng đồng Hồi giáo, số người theo đạo Hồi ở Nhật hiện vào khoảng 130.000 người, so với con số khoảng 60.000 người vào năm 2000. Trong đó, đông nhất là người Indonesia, tiếp đó là người Pakistan, Bangladesh, Malaysia, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Hồi giáo hiện chiếm 0,1% tổng dân số Nhật, so với mức 0,8% ở Mỹ và 7,5% ở Pháp.
Lãnh đạo Hồi giáo ở Nhật cho biết họ đã và đang theo dõi tình hình chặt chẽ kể từ sau khi IS công bố đoạn video hành quyết nhà báo Kenji Goto vào hôm Chủ nhật vừa rồi. Một đoạn băng trước đó cho thấy một con tin Nhật khác là Haruna Yukawa chịu số phận tương tự.
Hôm qua, IS tiếp tục công bố một đoạn băng video nữa cho thấy đã hành quyết viên phi công người Jordan. Viên phi công này là người mà IS đã có lúc đòi sử dụng cùng với nhà báo Goto để trao đổi tù nhân với Chính phủ Jordan.
“Hành động này không phải là một hành động của đạo Hồi. Chúng tôi không biết họ là ai, họ đang lên kế hoạch gì, và họ nghĩ gì”, ông Saeed Mughan, đại diện nhóm Hồi giáo có tên Islamic Circle of Japan, phát biểu. “Chúng tôi lên án hành động của họ và đứng về phía những người Nhật anh em”.
Đại diện của một số tổ chức Hồi giáo khác cũng ra tuyên bố đề nghị truyền thông không sử dụng tên gọi “Nhà nước Hồi giáo” (“Isuramu-koku” trong tiếng Nhật) vì cho rằng, tên gọi này có thể gây hiểu lầm về đạo Hồi thực sự và dẫn tới tư tưởng bài Hồi giáo ở Nhật. Hôm Chủ nhật vừa rồi, đại diện một số nhà thờ Hồi giáo ở Nhật đã tổ chức họp khẩn để bàn về cuộc khủng hoảng con tin.
Việc Tokyo không giải cứu được 2 con tin bị IS bắt cóc đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng xử lý khủng hoảng của Chính phủ dưới quyền Thủ tướng Shinzo Abe. Trong bối cảnh này, đảm bảo an ninh cho công dân của nước này ở trong và ngoài nước đang là bài toán ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản.
Trong một cuộc họp báo hôm qua, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, các cơ quan an ninh của nước này sẽ hợp tác chặt chẽ với cơ quan tình báo các nước nhằm nhanh chóng thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khủng bố. Ngoài ra, các cơ quan an ninh Nhật Bản sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngay từ biên giới, cửa khẩu như các cảng hàng không và cảng biển để rà soát, ngăn chặn mọi sự xâm nhập của các phần tử khủng bố.
Bên cạnh đó, theo ông Suga, các cơ sở quan trọng trong nước như hệ thống vận tải công cộng, căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản, căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) sẽ được áp dụng chế độ bảo vệ nghiêm ngặt. Các trường học dành cho người Nhật Bản tại nước ngoài cũng sẽ được tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh.
Trước đó, hôm 2/2, Thủ tướng Abe cho biết ông muốn mở rộng phạm vi hoạt động của SDF nhằm cho phép lực lượng này giải cứu công dân Nhật gặp nguy hiểm ở nước ngoài. Hiện ông Abe đang thúc đẩy thông qua đạo luật này trong năm nay, theo đó sẽ dỡ bỏ lệnh cấm quân đội Nhật chiến đấu ở nước ngoài để giúp những đồng minh bị tấn công.