“Người tiêu dùng có nhiều cách chống lạm phát”
Nhận xét của Tổng giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường TNS về xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh lạm phát cao
Nhận xét của ông Ralf Matthaes, Tổng giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường TNS, về xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh lạm phát cao.
TNS Vietnam vừa có một nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát với tiêu dùng và bán lẻ, theo ông, ai là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
Lạm phát và chi phí tăng lên ảnh hưởng các phân khúc tiêu dùng khác nhau theo cách khác nhau. Theo chỉ số lạm phát của TNS Worldpanel, những người có thu nhập thấp nhất ở thành thị và đặc biệt ở nông thôn Việt Nam là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Chẳng hạn, việc thay đổi tổng giá trị mua các mặt hàng tiêu dùng nhanh trung bình tăng 20% năm 2006 so với năm 2005 và tăng 11% từ năm 2006-2007.
Tuy nhiên, trong cùng kỳ, các tầng lớp thu nhập thấp hơn (hộ gia đình có thu nhập 3,5 triệu đồng trở xuống), giá trị mua hàng từ năm 2005 đến 2006 lại giảm 4,5%, trong khi từ 2006-2007 lại giảm đến 17%.
Những số liệu này có ý nghĩa gì đối với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng?
Một điểm đáng lưu ý cho các công ty đối với thị trường tiêu dùng đại trà Việt Nam (thu nhập thấp - PV) là thời kỳ để nhân đôi con số tăng trưởng đã qua rồi.
Tuy nhiên, đừng vội vã bi quan. Những tầng lớp thu nhập cao hơn, đặc biệt là những người giàu có nhất vẫn đang chi phối mạnh tốc độ tăng trưởng.
Chi tiêu của tầng lớp thu nhập cao tăng lên 40% năm 2006 và thậm chí đạt đến 47% năm 2007. Giá trị chi tiêu của tầng lớp trung lưu cũng đạt 37% năm 2006 nhưng lại bị ảnh hưởng mức lạm phát 12% nên trong năm 2007 chỉ tăng 15%. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2008 và có thể cả năm 2009.
Vậy hướng giải quyết vấn đề là gì, theo ông?
Ảnh hưởng của lạm phát xét về chiến lược tăng trưởng tiêu dùng và giá cả bao gồm hai phần. Nếu các công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh muốn duy trì hoặc ít nhất bảo vệ mức doanh số thị trường đại trà, việc giảm giá cần được cân nhắc, bằng cách phát triển hoạt động hợp lý hơn, sản xuất và phân phối hiệu quả hơn.
Nếu giá cả không hợp lý, công ty hoàn toàn sẽ phải chào tạm biệt việc tăng trưởng và chỉ cố gắng duy trì tỉ suất lợi nhuận.
Mặt khác, khi người giàu tiếp tục chi tiêu, các sản phẩm cao cấp sẽ có thể bù đắp sự mất mát từ tầng lớp thu nhập thấp. Xem xét tầng lớp tiêu dùng giàu có đang chi tiêu ngày càng nhiều ở các cửa hàng thương mại hiện nay, chi phí phân phối và các dòng sản phẩm cao cấp chi phối lợi nhuận, bởi vì những người tiêu dùng này sẽ tiếp tục mua sắm và chi tiêu thoải mái.
Cụ thể, lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động bán lẻ?
Điểm cốt yếu của ngành bán lẻ Việt Nam là người tiêu dùng sẽ mua ít hơn như được ghi nhận từ trên 50% tổng thể mẫu. Điều này cũng cho thấy người tiêu dùng cũng đã ít mua sắm hơn.
Chỉ số lạm phát của TNS Worldpanel cho thấy tần suất mua sắm đã giảm từng năm kể từ năm 2006, trung bình 8,5 lượt/tháng. Đến năm nay đã giảm xuống dưới 8 lượt/tháng, bị ảnh hưởng với sự giảm mạnh tần suất mua sắm các sản phẩm sữa và các mặt hàng cá nhân, trong khi việc mua sắm hàng tạp hóa lại ổn định từ năm 2007.
Mặc dù việc mua sắm giảm đi, các nhà bán lẻ có thể tin rằng khi lạm phát tăng lên, vật chất cũng tăng lên trong tổng chi tiêu trong vòng 2 năm qua. Chi tiêu trung bình hàng tháng vào tháng 5/2006 là 559.800 đồng/người và đã tăng lên 724.400 đồng/người vào tháng 5/2008, tăng 23% trong 24 tháng.
Các cửa hiệu ven đường, hoặc được biết đến một cách gần gũi hơn là các cửa hiệu Ma & Pa, mang lại giá trị gia tăng lớn nhất của tiền đồng Việt Nam.
Đánh giá của ông về xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng là gì?
Người Việt Nam đã được biết đến là những người mua sắm khôn ngoan và nhạy cảm về giá cả. Việt Nam vẫn có GDP và thu nhập thấp nhất châu Á.
Một số lớn, 63% người tiêu dùng, chống lại lạm phát bằng cách mua ít hơn. Tiếp theo là hơn 1/3 người tiêu dùng trì hoãn mua những vật dụng lớn hơn. 20% đề cập đến việc chuyển sang một nhãn hiệu rẻ hơn. Trên 90% dân thành thị đã thắt lưng buộc bụng hoặc tiết kiệm hơn trong vài tháng qua để chống lại lạm phát.
Đang tồn tại ở cả các phân khúc giàu có và địa lý học ở Việt Nam về việc dùng các thủ thuật chống lại lạm phát. Chẳng hạn, chỉ 1/10 số người tiêu dùng giàu có đang chuyển qua các nhãn hiệu rẻ hơn so với trên 1/4 người Việt Nam có thu nhập thấp. Trong khi chỉ 8% người Hà Nội chuyển sang nhãn hiệu khác so với trên 1/13 người Sài Gòn và Đà Nẵng.
Lời khuyến nghị của ông rút ra từ khảo sát này là gì?
Chừng nào lạm phát chưa dịu xuống, cả nhà sản xuất và người bán lẻ cần lựa chọn chiến lược, hoặc là chấp nhận số lượng người mua giảm đi, từ đó hạn chế việc tăng trưởng trong thời gian ngắn.
Nhưng, họ có thể thật sự tận dụng sự suy thoái này để phát triển chuỗi giá trị và dòng sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn trong tương lai.
TNS Vietnam vừa có một nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát với tiêu dùng và bán lẻ, theo ông, ai là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
Lạm phát và chi phí tăng lên ảnh hưởng các phân khúc tiêu dùng khác nhau theo cách khác nhau. Theo chỉ số lạm phát của TNS Worldpanel, những người có thu nhập thấp nhất ở thành thị và đặc biệt ở nông thôn Việt Nam là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Chẳng hạn, việc thay đổi tổng giá trị mua các mặt hàng tiêu dùng nhanh trung bình tăng 20% năm 2006 so với năm 2005 và tăng 11% từ năm 2006-2007.
Tuy nhiên, trong cùng kỳ, các tầng lớp thu nhập thấp hơn (hộ gia đình có thu nhập 3,5 triệu đồng trở xuống), giá trị mua hàng từ năm 2005 đến 2006 lại giảm 4,5%, trong khi từ 2006-2007 lại giảm đến 17%.
Những số liệu này có ý nghĩa gì đối với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng?
Một điểm đáng lưu ý cho các công ty đối với thị trường tiêu dùng đại trà Việt Nam (thu nhập thấp - PV) là thời kỳ để nhân đôi con số tăng trưởng đã qua rồi.
Tuy nhiên, đừng vội vã bi quan. Những tầng lớp thu nhập cao hơn, đặc biệt là những người giàu có nhất vẫn đang chi phối mạnh tốc độ tăng trưởng.
Chi tiêu của tầng lớp thu nhập cao tăng lên 40% năm 2006 và thậm chí đạt đến 47% năm 2007. Giá trị chi tiêu của tầng lớp trung lưu cũng đạt 37% năm 2006 nhưng lại bị ảnh hưởng mức lạm phát 12% nên trong năm 2007 chỉ tăng 15%. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2008 và có thể cả năm 2009.
Vậy hướng giải quyết vấn đề là gì, theo ông?
Ảnh hưởng của lạm phát xét về chiến lược tăng trưởng tiêu dùng và giá cả bao gồm hai phần. Nếu các công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh muốn duy trì hoặc ít nhất bảo vệ mức doanh số thị trường đại trà, việc giảm giá cần được cân nhắc, bằng cách phát triển hoạt động hợp lý hơn, sản xuất và phân phối hiệu quả hơn.
Nếu giá cả không hợp lý, công ty hoàn toàn sẽ phải chào tạm biệt việc tăng trưởng và chỉ cố gắng duy trì tỉ suất lợi nhuận.
Mặt khác, khi người giàu tiếp tục chi tiêu, các sản phẩm cao cấp sẽ có thể bù đắp sự mất mát từ tầng lớp thu nhập thấp. Xem xét tầng lớp tiêu dùng giàu có đang chi tiêu ngày càng nhiều ở các cửa hàng thương mại hiện nay, chi phí phân phối và các dòng sản phẩm cao cấp chi phối lợi nhuận, bởi vì những người tiêu dùng này sẽ tiếp tục mua sắm và chi tiêu thoải mái.
Cụ thể, lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động bán lẻ?
Điểm cốt yếu của ngành bán lẻ Việt Nam là người tiêu dùng sẽ mua ít hơn như được ghi nhận từ trên 50% tổng thể mẫu. Điều này cũng cho thấy người tiêu dùng cũng đã ít mua sắm hơn.
Chỉ số lạm phát của TNS Worldpanel cho thấy tần suất mua sắm đã giảm từng năm kể từ năm 2006, trung bình 8,5 lượt/tháng. Đến năm nay đã giảm xuống dưới 8 lượt/tháng, bị ảnh hưởng với sự giảm mạnh tần suất mua sắm các sản phẩm sữa và các mặt hàng cá nhân, trong khi việc mua sắm hàng tạp hóa lại ổn định từ năm 2007.
Mặc dù việc mua sắm giảm đi, các nhà bán lẻ có thể tin rằng khi lạm phát tăng lên, vật chất cũng tăng lên trong tổng chi tiêu trong vòng 2 năm qua. Chi tiêu trung bình hàng tháng vào tháng 5/2006 là 559.800 đồng/người và đã tăng lên 724.400 đồng/người vào tháng 5/2008, tăng 23% trong 24 tháng.
Các cửa hiệu ven đường, hoặc được biết đến một cách gần gũi hơn là các cửa hiệu Ma & Pa, mang lại giá trị gia tăng lớn nhất của tiền đồng Việt Nam.
Đánh giá của ông về xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng là gì?
Người Việt Nam đã được biết đến là những người mua sắm khôn ngoan và nhạy cảm về giá cả. Việt Nam vẫn có GDP và thu nhập thấp nhất châu Á.
Một số lớn, 63% người tiêu dùng, chống lại lạm phát bằng cách mua ít hơn. Tiếp theo là hơn 1/3 người tiêu dùng trì hoãn mua những vật dụng lớn hơn. 20% đề cập đến việc chuyển sang một nhãn hiệu rẻ hơn. Trên 90% dân thành thị đã thắt lưng buộc bụng hoặc tiết kiệm hơn trong vài tháng qua để chống lại lạm phát.
Đang tồn tại ở cả các phân khúc giàu có và địa lý học ở Việt Nam về việc dùng các thủ thuật chống lại lạm phát. Chẳng hạn, chỉ 1/10 số người tiêu dùng giàu có đang chuyển qua các nhãn hiệu rẻ hơn so với trên 1/4 người Việt Nam có thu nhập thấp. Trong khi chỉ 8% người Hà Nội chuyển sang nhãn hiệu khác so với trên 1/13 người Sài Gòn và Đà Nẵng.
Lời khuyến nghị của ông rút ra từ khảo sát này là gì?
Chừng nào lạm phát chưa dịu xuống, cả nhà sản xuất và người bán lẻ cần lựa chọn chiến lược, hoặc là chấp nhận số lượng người mua giảm đi, từ đó hạn chế việc tăng trưởng trong thời gian ngắn.
Nhưng, họ có thể thật sự tận dụng sự suy thoái này để phát triển chuỗi giá trị và dòng sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn trong tương lai.