Người tiêu dùng đối phó với bệnh tả
Người có mức lương vài ba triệu một tháng còn than khó, nên người có thu nhập thấp đành phó mặc cho rủi ro
Ngay khi thông tin về bệnh nhân nhiễm khuẩn tả đầu tiên đã xuất hiện tại Tp.HCM, ghi nhận từ các hàng quán lề đường ở khu vực trung tâm như quận 1, quận 3, quận 5, quận 10… cho thấy lượng khách ở những nơi này giảm rõ rệt.
Ở các nơi bán cơm văn phòng, hầu hết những người ăn ở đây đều ngưng không sử dụng rau sống, các món nước chấm pha chế từ mắm, chao, tương…
Người bán chặt chẽ hơn
Các cửa hàng chuyên doanh thực phẩm Bắc, thực phẩm Hà Nội tại Tp.HCM cũng đã rút các món mắm tép, mắm tôm chưng trên kệ xuống phía dưới, ngưng bán măng muối chua, chả rươi, rau sống từ Hà Nội mang vào.
Bà Năm, tiểu thương chợ Bà Hoa chuyên bán cà mắm cho biết: “Trước đây mỗi ngày bán hơn một thau cà, bây giờ cả ngày chỉ bán được có vài bịch nhỏ. Khách đang hạn chế mua mấy món mắm sống, kể cả mắm cá nguyên con”.
Để hạn chế rủi ro, các siêu thị, trung tâm mua sắm và cửa hàng tự chọn không hành động vội vã như lần dịch trước là loại các món mắm sống, các loại thực phẩm như nem chua, rau củ quả muối chua, rau củ quả tươi… có nguy cơ dễ nhiễm khuẩn ra khỏi quầy kệ, mà xuất phát từ những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của khách hàng, họ thực hiện các biện pháp như kiểm soát chặt chẽ đầu vào, các nguồn nguyên liệu như yêu cầu nhà cung cấp phải có giấy kiểm nghiệm mới, trong đó nêu rõ không có chứa phẩy khuẩn tả.
Họ cũng tăng cường kiểm soát quy trình bảo quản để tránh rủi ro. Bà Dương Thị Quỳnh Trang, phụ trách đối ngoại hệ thống siêu thị Big C nói: “Cùng với các yêu cầu nghiêm ngặt hơn từ nhà cung cấp, Big C cũng thành lập tổ an toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra khắt khe hơn từng bước trong các quy trình chế biến, lưu trữ, sơ chế… và chúng tôi thực hiện đưa mẫu đi test (kiểm nghiệm), test bằng phương pháp thử nhanh tự trang bị, vi sinh trong thực phẩm thường xuyên hơn, test chất lượng nguồn nước dùng chế biến và ngay cả rau củ quả cho chế biến thức ăn cũng phải dùng nước rửa diệt khuẩn.
Bà Trần Thị Kim Quyên, Phó tổng giám đốc Sài Gòn Co.op nói: “Lần này các cơ quan chức năng không chỉ rõ loại thực phẩm nào là nguyên nhân, nên các siêu thị chỉ còn cách “siết chặt” nguồn cung cấp, xem xét kỹ hơn các giấy kiểm nghiệm nhà cung cấp mang đến, đồng thời tự tiến hành các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng dẫn của các cơ quan y tế như nhân viên phải có nghiệp vụ, đưa mẫu đi kiểm nghiệm...”.
Người tiêu dùng tốn kém hơn
Về phía người tiêu dùng, những quy tắc về ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm an toàn đã được lưu ý kỹ hơn. Gia đình ông Nguyễn Quang Linh - ngụ ở phường 25, quận Bình Thạnh đã lập tức thay đổi thói quen hàng ngày: không mua đồ ăn ở các hàng quán dọc đường, chỉ vào ăn ở các nhà hàng và các quán có không gian sạch sẽ khang trang; không mua thực phẩm ở chợ mà vào siêu thị…
Kết quả ba ngày đầu tiên thực hiện “ăn sạch, uống sạch” đã ngốn chi phí bằng cả tuần của trước đó.
Ông Linh than: "Cũng là tô bún bò ăn sáng, ăn ở vỉa hè chỉ tốn 12.000 đồng, vào quán lịch sự lên đến 20.000 đồng/tô. Bó rau ở chợ giá 3.000 đồng, vào siêu thị mua rau đóng gói sẵn 5.000 đồng/bó. Dù đã xác định trước là sẽ phải tốn kém nhiều hơn để mua lấy sự an toàn, nhưng tôi không ngờ chi phí lại đội lên nhiều đến thế".
Tương tự, nhiều nhân viên văn phòng cũng đang phải vất vả tìm chỗ ăn trưa hợp vệ sinh mà giá không chênh lệch quá cao. Chị Nguyễn Thanh Uyên cho biết: "Những quán ăn gần chỗ làm hầu hết là bình dân, vệ sinh không chắc bảo đảm nên chúng tôi sợ không dám vào. Nhưng đến các quán cơm văn phòng, thì giá bữa ăn tối thiểu cũng 15.000 - 18.000 đồng, lại thêm tiền gửi xe 2.000 - 3.000 đồng/chiếc, tính ra chi phí một bữa ăn đã tăng đến 50 - 60%."
Người có mức lương vài ba triệu một tháng còn than khó, nên người có thu nhập thấp đành phó mặc cho rủi ro. Ngồi cùng nhóm công nhân may của Công ty AV quận Tân Bình, chị Thanh Thảo kể: “Cũng nghe nhiều người nói ăn cơm hàng cháo chợ coi chừng mắc bệnh tả, nhưng lương tụi em chỉ có 900.000 đồng/tháng, lại làm theo ca thì làm sao còn thời gian nấu ăn, làm sao mà có đủ tiền vào quán đàng hoàng…”.
Ở các nơi bán cơm văn phòng, hầu hết những người ăn ở đây đều ngưng không sử dụng rau sống, các món nước chấm pha chế từ mắm, chao, tương…
Người bán chặt chẽ hơn
Các cửa hàng chuyên doanh thực phẩm Bắc, thực phẩm Hà Nội tại Tp.HCM cũng đã rút các món mắm tép, mắm tôm chưng trên kệ xuống phía dưới, ngưng bán măng muối chua, chả rươi, rau sống từ Hà Nội mang vào.
Bà Năm, tiểu thương chợ Bà Hoa chuyên bán cà mắm cho biết: “Trước đây mỗi ngày bán hơn một thau cà, bây giờ cả ngày chỉ bán được có vài bịch nhỏ. Khách đang hạn chế mua mấy món mắm sống, kể cả mắm cá nguyên con”.
Để hạn chế rủi ro, các siêu thị, trung tâm mua sắm và cửa hàng tự chọn không hành động vội vã như lần dịch trước là loại các món mắm sống, các loại thực phẩm như nem chua, rau củ quả muối chua, rau củ quả tươi… có nguy cơ dễ nhiễm khuẩn ra khỏi quầy kệ, mà xuất phát từ những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của khách hàng, họ thực hiện các biện pháp như kiểm soát chặt chẽ đầu vào, các nguồn nguyên liệu như yêu cầu nhà cung cấp phải có giấy kiểm nghiệm mới, trong đó nêu rõ không có chứa phẩy khuẩn tả.
Họ cũng tăng cường kiểm soát quy trình bảo quản để tránh rủi ro. Bà Dương Thị Quỳnh Trang, phụ trách đối ngoại hệ thống siêu thị Big C nói: “Cùng với các yêu cầu nghiêm ngặt hơn từ nhà cung cấp, Big C cũng thành lập tổ an toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra khắt khe hơn từng bước trong các quy trình chế biến, lưu trữ, sơ chế… và chúng tôi thực hiện đưa mẫu đi test (kiểm nghiệm), test bằng phương pháp thử nhanh tự trang bị, vi sinh trong thực phẩm thường xuyên hơn, test chất lượng nguồn nước dùng chế biến và ngay cả rau củ quả cho chế biến thức ăn cũng phải dùng nước rửa diệt khuẩn.
Bà Trần Thị Kim Quyên, Phó tổng giám đốc Sài Gòn Co.op nói: “Lần này các cơ quan chức năng không chỉ rõ loại thực phẩm nào là nguyên nhân, nên các siêu thị chỉ còn cách “siết chặt” nguồn cung cấp, xem xét kỹ hơn các giấy kiểm nghiệm nhà cung cấp mang đến, đồng thời tự tiến hành các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng dẫn của các cơ quan y tế như nhân viên phải có nghiệp vụ, đưa mẫu đi kiểm nghiệm...”.
Người tiêu dùng tốn kém hơn
Về phía người tiêu dùng, những quy tắc về ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm an toàn đã được lưu ý kỹ hơn. Gia đình ông Nguyễn Quang Linh - ngụ ở phường 25, quận Bình Thạnh đã lập tức thay đổi thói quen hàng ngày: không mua đồ ăn ở các hàng quán dọc đường, chỉ vào ăn ở các nhà hàng và các quán có không gian sạch sẽ khang trang; không mua thực phẩm ở chợ mà vào siêu thị…
Kết quả ba ngày đầu tiên thực hiện “ăn sạch, uống sạch” đã ngốn chi phí bằng cả tuần của trước đó.
Ông Linh than: "Cũng là tô bún bò ăn sáng, ăn ở vỉa hè chỉ tốn 12.000 đồng, vào quán lịch sự lên đến 20.000 đồng/tô. Bó rau ở chợ giá 3.000 đồng, vào siêu thị mua rau đóng gói sẵn 5.000 đồng/bó. Dù đã xác định trước là sẽ phải tốn kém nhiều hơn để mua lấy sự an toàn, nhưng tôi không ngờ chi phí lại đội lên nhiều đến thế".
Tương tự, nhiều nhân viên văn phòng cũng đang phải vất vả tìm chỗ ăn trưa hợp vệ sinh mà giá không chênh lệch quá cao. Chị Nguyễn Thanh Uyên cho biết: "Những quán ăn gần chỗ làm hầu hết là bình dân, vệ sinh không chắc bảo đảm nên chúng tôi sợ không dám vào. Nhưng đến các quán cơm văn phòng, thì giá bữa ăn tối thiểu cũng 15.000 - 18.000 đồng, lại thêm tiền gửi xe 2.000 - 3.000 đồng/chiếc, tính ra chi phí một bữa ăn đã tăng đến 50 - 60%."
Người có mức lương vài ba triệu một tháng còn than khó, nên người có thu nhập thấp đành phó mặc cho rủi ro. Ngồi cùng nhóm công nhân may của Công ty AV quận Tân Bình, chị Thanh Thảo kể: “Cũng nghe nhiều người nói ăn cơm hàng cháo chợ coi chừng mắc bệnh tả, nhưng lương tụi em chỉ có 900.000 đồng/tháng, lại làm theo ca thì làm sao còn thời gian nấu ăn, làm sao mà có đủ tiền vào quán đàng hoàng…”.