Người Trung Quốc giúp chấn hưng công nghiệp đồ hiệu
Khách hàng Trung Quốc đại lục hiện chiếm ít nhất 1/4 doanh thu thị trường hàng cao cấp tại châu Âu
Cô Ice Fu, 28 tuổi, chủ một nhà hàng ở Thâm Quyến, tính sẽ mang hành lý nhẹ nhàng khi bay tới Paris vào tháng này. Lý do là Fu có kế hoạch sẽ sắm thật nhiều đồ hiệu Chanel, Hermès và Louis Vuitton nên phải để sức mà mang về.
“Ở Trung Quốc có cửa hàng Chanel nhưng không có đủ hàng mới. Loại túi Hermès mà tôi thích thì lại không có bán tại Trung Quốc”, Fu nói với phóng viên tờ Business Week.
Tờ báo này cho biết, mặc dù các hãng đồ hiệu đang đua nhau mở cửa hàng mới ở Trung Quốc, nhưng khách hàng Trung Quốc như Fu vẫn đổ tới các cửa hiệu tận châu Âu. Theo dự báo của Oxford Economics, sẽ có khoảng 2,5 triệu người Trung Quốc đại lục tới du lịch tại Tây Âu vào năm nay, tăng 500.000 người so với năm 2009. Con số này được dự báo sẽ lên mức 3 triệu du khách vào năm 2012 cùng với đà tăng trưởng thu nhập.
Nhà phân tích Luca Solca thuộc hãng nghiên cứu Sanford C. Bernstein thì cho rằng, người Trung Quốc hiện chiếm ít nhất 1/4 doanh thu thị trường hàng cao cấp tại châu Âu. Khách mua của các khách hàng đến từ quốc gia châu Á này được cải thiện nhiều nhờ đồng Nhân dân tệ tăng giá 12% so với Euro trong năm nay.
“Khách quen trước đây ở khu vực Place Vendome ở Paris thường là các ngôi sao, người nổi tiếng, thành viên hoàng tộc Trung Đông đến trên những chiếc xe limousine lớn. Nhưng bây giờ, chiếm ưu thế đang là khách du lịch người Trung Quốc đến theo từng nhóm trên những xe bus lớn”, ông Uche Okonkwo, Giám đốc hãng tư vấn Luxe ở Paris, cho biết.
Một báo cáo của hãng tư vấn Bain & Co. mới đây tiết lộ, người Trung Quốc đại lục chi 23,4 tỷ USD trong năm 2009 cho các loại hàng hiệu gồm túi xách và cặp, giày dép, đồng hồ, nữ trang, quần áo, mỹ phẩm và nước hoa. Trong đó, hơn một nửa là hàng mua ở nước ngoài.
Xu hướng mua sắm này của người Trung Quốc đang thúc đẩy ngành công nghiệp đồ hiệu, với doanh thu của ngành này tại châu Âu được Bain & Co. dự báo tăng 9% trong năm 2010, sau khi đã giảm tới 9% trong năm 2009.
“Điểm hấp dẫn nhất là du khách Trung Quốc không chỉ mua đồ hiệu ở châu Á, mà còn mua nhiều ở châu Âu”, Giám đốc điều hành Hermès, ông Officer Patrick Thomas, phát biểu tại lễ khai trương một gian hàng mới của hãng tại Paris hồi tháng 11.
Không tính tới yếu tố biến động tỷ giá, du khách Trung Quốc đã góp phần giúp tăng doanh số tại thị trường châu Âu thêm 19% cho Hermès và 13% cho LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton trong 9 tháng năm nay. Ở Gucci, doanh số tại châu Âu tăng 9,9% trong 9 tháng đầu năm, trong đó doanh thu từ khách du lịch Trung Quốc tăng gấp đôi và chiếm 22% tổng doanh thu tại thị trường này.
Đối với khách hàng Trung Quốc đại lục, mức giá rẻ hơn và mẫu mã phong phú hơn là lực hút chính của việc mua đồ hiệu ở Paris thay vì Thượng Hải.
Ở Trung Quốc, chiếc túi xách Chanel Jumbo mà cô Fu định mua có giá 4.700 USD, chiếc Hermès Kelly mà cô cân nhắc có giá 8.800 USD. Tuy nhiên, ở Paris, giá hai chiếc túi này tương ứng là 3.900 USD và 6.500 USD. Sự chênh lệch giá này bắt nguồn từ việc Trung Quốc áp thuế nhập khẩu 10-20% đối với mặt hàng túi xách nhập khẩu từ châu Âu, cộng thêm thuế giá trị gia tăng 17%.
Tuy nhiên, tới đây, châu Âu có thể không còn nhiều sức hút đối với người Trung Quốc đại lục muốn mua đồ hiệu như hiện nay. Gucci đang dự định sẽ tăng giá hàng bán tại châu Âu thêm 5% để giảm mức chênh lệch giá giữa các thị trường. Louis Vuitton cũng có kế hoạch tăng đáng kể giá hàng tại châu Âu. Hãng Salvatore Ferragamo thì cho biết sẽ cân bằng lại giá cả giữa các thị trường trong năm tới.
Thêm vào đó, các hãng đồ hiệu châu Âu cũng đang nỗ lực khuyến khích các khách hàng Trung Quốc đại lục mua hàng ngay tại thị trường trong nước. Trong 8 tháng đầu năm nay, các hãng đồ hiệu lớn đã mở khoảng 80 gian hàng mới tại Trung Quốc, đồng thời đẩy mạnh việc đưa mẫu mã đa dạng hơn, dịch vụ hậu mãi tốt hơn tới thị trường này. Hãng Bain & Co. cho hay, doanh thu bán lẻ đồ hiệu tại Trung Quốc đã tăng 14% trong năm nay, vượt mức tăng 8% trong chi tiêu mua sắm đồ hiệu của du khách Trung Quốc ở nước ngoài.
Mặc dù vậy, đám đông khách Trung Quốc ở những cửa hàng đồ hiệu khắp châu Âu sẽ không sớm thưa đi. Theo các chuyên gia, điều mà người Trung Quốc thích thú khi tới tận châu Âu để sắm đồ còn là sự trải nghiệm một không gian mua sắm thú vị, là giá trị gia tăng đối với món đồ mà họ mua được.
“Ở Trung Quốc có cửa hàng Chanel nhưng không có đủ hàng mới. Loại túi Hermès mà tôi thích thì lại không có bán tại Trung Quốc”, Fu nói với phóng viên tờ Business Week.
Tờ báo này cho biết, mặc dù các hãng đồ hiệu đang đua nhau mở cửa hàng mới ở Trung Quốc, nhưng khách hàng Trung Quốc như Fu vẫn đổ tới các cửa hiệu tận châu Âu. Theo dự báo của Oxford Economics, sẽ có khoảng 2,5 triệu người Trung Quốc đại lục tới du lịch tại Tây Âu vào năm nay, tăng 500.000 người so với năm 2009. Con số này được dự báo sẽ lên mức 3 triệu du khách vào năm 2012 cùng với đà tăng trưởng thu nhập.
Nhà phân tích Luca Solca thuộc hãng nghiên cứu Sanford C. Bernstein thì cho rằng, người Trung Quốc hiện chiếm ít nhất 1/4 doanh thu thị trường hàng cao cấp tại châu Âu. Khách mua của các khách hàng đến từ quốc gia châu Á này được cải thiện nhiều nhờ đồng Nhân dân tệ tăng giá 12% so với Euro trong năm nay.
“Khách quen trước đây ở khu vực Place Vendome ở Paris thường là các ngôi sao, người nổi tiếng, thành viên hoàng tộc Trung Đông đến trên những chiếc xe limousine lớn. Nhưng bây giờ, chiếm ưu thế đang là khách du lịch người Trung Quốc đến theo từng nhóm trên những xe bus lớn”, ông Uche Okonkwo, Giám đốc hãng tư vấn Luxe ở Paris, cho biết.
Một báo cáo của hãng tư vấn Bain & Co. mới đây tiết lộ, người Trung Quốc đại lục chi 23,4 tỷ USD trong năm 2009 cho các loại hàng hiệu gồm túi xách và cặp, giày dép, đồng hồ, nữ trang, quần áo, mỹ phẩm và nước hoa. Trong đó, hơn một nửa là hàng mua ở nước ngoài.
Xu hướng mua sắm này của người Trung Quốc đang thúc đẩy ngành công nghiệp đồ hiệu, với doanh thu của ngành này tại châu Âu được Bain & Co. dự báo tăng 9% trong năm 2010, sau khi đã giảm tới 9% trong năm 2009.
“Điểm hấp dẫn nhất là du khách Trung Quốc không chỉ mua đồ hiệu ở châu Á, mà còn mua nhiều ở châu Âu”, Giám đốc điều hành Hermès, ông Officer Patrick Thomas, phát biểu tại lễ khai trương một gian hàng mới của hãng tại Paris hồi tháng 11.
Không tính tới yếu tố biến động tỷ giá, du khách Trung Quốc đã góp phần giúp tăng doanh số tại thị trường châu Âu thêm 19% cho Hermès và 13% cho LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton trong 9 tháng năm nay. Ở Gucci, doanh số tại châu Âu tăng 9,9% trong 9 tháng đầu năm, trong đó doanh thu từ khách du lịch Trung Quốc tăng gấp đôi và chiếm 22% tổng doanh thu tại thị trường này.
Đối với khách hàng Trung Quốc đại lục, mức giá rẻ hơn và mẫu mã phong phú hơn là lực hút chính của việc mua đồ hiệu ở Paris thay vì Thượng Hải.
Ở Trung Quốc, chiếc túi xách Chanel Jumbo mà cô Fu định mua có giá 4.700 USD, chiếc Hermès Kelly mà cô cân nhắc có giá 8.800 USD. Tuy nhiên, ở Paris, giá hai chiếc túi này tương ứng là 3.900 USD và 6.500 USD. Sự chênh lệch giá này bắt nguồn từ việc Trung Quốc áp thuế nhập khẩu 10-20% đối với mặt hàng túi xách nhập khẩu từ châu Âu, cộng thêm thuế giá trị gia tăng 17%.
Tuy nhiên, tới đây, châu Âu có thể không còn nhiều sức hút đối với người Trung Quốc đại lục muốn mua đồ hiệu như hiện nay. Gucci đang dự định sẽ tăng giá hàng bán tại châu Âu thêm 5% để giảm mức chênh lệch giá giữa các thị trường. Louis Vuitton cũng có kế hoạch tăng đáng kể giá hàng tại châu Âu. Hãng Salvatore Ferragamo thì cho biết sẽ cân bằng lại giá cả giữa các thị trường trong năm tới.
Thêm vào đó, các hãng đồ hiệu châu Âu cũng đang nỗ lực khuyến khích các khách hàng Trung Quốc đại lục mua hàng ngay tại thị trường trong nước. Trong 8 tháng đầu năm nay, các hãng đồ hiệu lớn đã mở khoảng 80 gian hàng mới tại Trung Quốc, đồng thời đẩy mạnh việc đưa mẫu mã đa dạng hơn, dịch vụ hậu mãi tốt hơn tới thị trường này. Hãng Bain & Co. cho hay, doanh thu bán lẻ đồ hiệu tại Trung Quốc đã tăng 14% trong năm nay, vượt mức tăng 8% trong chi tiêu mua sắm đồ hiệu của du khách Trung Quốc ở nước ngoài.
Mặc dù vậy, đám đông khách Trung Quốc ở những cửa hàng đồ hiệu khắp châu Âu sẽ không sớm thưa đi. Theo các chuyên gia, điều mà người Trung Quốc thích thú khi tới tận châu Âu để sắm đồ còn là sự trải nghiệm một không gian mua sắm thú vị, là giá trị gia tăng đối với món đồ mà họ mua được.