Người Trung Quốc ồ ạt thâu tóm ngành rượu vang Pháp
Nhiều xưởng sản xuất rượu vang nổi tiếng của nước Pháp đã trở thành tài sản của người Trung Quốc
Nhiều xưởng sản xuất rượu vang nổi tiếng của nước Pháp đã trở thành tài sản của người Trung Quốc khi các nhà đầu tư đến từ nền kinh tế châu Á này mạnh tay vung tiền để sở hữu “tận gốc” một trong những sản phẩm tinh hoa nhất của châu Âu.
Theo trang CNBC, Chateau Laulan-Ducos là một trong số trên 7.000 xưởng sản xuất rượu vang ở Bordeaux, địa chỉ làm rượu vang nổi tiếng nhất ở Pháp. Tuy nhiên, xưởng này có một điểm khác biệt so với nhiều xưởng rượu khác ở đây là nó thuộc quyền sở hữu của một doanh nhân Trung Quốc. Toàn bộ rượu xuất xưởng từ xưởng rượu này đều được vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ.
Vào năm ngoái, doanh nhân Richard Chen, 42 tuổi, sở hữu chuỗi bán lẻ nữ trang cao cấp Teriso ở Trung Quốc, đã mua lại Chateau Laulan Ducos. Ông Chen là một người yêu rượu vang và muốn phát triển một thị trường ở Trung Quốc cho xưởng rượu vang Pháp có sản lượng 150.000 chai mỗi năm này. Hiện ông Chen đã mở một chuỗi gồm 32 cửa hàng có tên Laulan French Wine để tiêu thụ rượu vang do Chateau Laulan Ducos sản xuất.
Mặc dù nhiều người xem quyền sở hữu của người Trung Quốc trong ngành rượu vang Pháp là một chuyện lạ, nhưng trên thực tế, đây đã không còn là chuyện hiếm. Theo CNBC, trong 4 năm qua, đã có khoảng 30 lò rượu vang của Pháp được các doanh nhân và nhà đầu tư Trung Quốc mua lại. Ước tính, sẽ còn có khoảng 20 thương vụ như vậy được hoàn tất trong thời gian tới.
Không phải ngẫu nhiên mà người Trung Quốc mạnh tay chi tiền để thâu tóm các xưởng rượu trên đất Pháp. Nền kinh tế lớn nhất châu Á gần đây đã vượt Đức và Anh trở thành thị trường xuất khẩu rượu vang lớn nhất của vùng Bordeaux. Trong năm 2011, đã có hơn 58 triệu chai rượu vang Bordeaux, trị giá hơn 300 triệu Euro, được xuất khẩu sang Trung Quốc, tăng gấp đôi so với năm 2010.
Người Trung Quốc xem rượu vang Bordeaux như một biểu tượng của sự sang trọng và địa vị - theo ông Eddie Yuan, chuyên gia từ hãng tư vấn Chinese Langfan Group. Khi mà các hàng hóa Pháp đã nằm trong tầm với của tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh ở Trung Quốc, thì việc mua một xưởng rượu vang Pháp có vẻ là bước đi hợp lý tiếp theo.
Mặc dù việc người nước ngoài sở hữu xưởng rượu vang Pháp không phải là chuyện mới, và những lò rượu nổi tiếng ở vùng Bordeaux đã thu hút nhiều khách mua từ Mỹ, Nhật Bản, Canada… sự xuất hiện của các nhà đầu tư Trung Quốc lại là một câu chuyện khác.
“Người Trung Quốc xuất hiện khiến cả vùng ngạc nhiên vì xảy ra quá nhanh chóng và mạnh mẽ. Các vụ đầu tư của người Trung Quốc lớn hơn, nhiều hơn và diễn ra chóng vánh hơn”, giáo sư địa lý Philippe Roudie thuộc Đại học Bordeaux nói với CNBC.
Ngoài ra, mạng lưới phân phối rượu vang Bordeaux cũng thay đổi với sự xuất hiện của người Trung Quốc, vì các ông chủ mới này xuất thẳng rượu vang sang Trung Quốc.
Lần đầu tiên một xưởng rượu vang Pháp được người Trung Quốc mua lại diễn ra vào năm 2008. Đó là xưởng Chateau Latour Laguens. Xưởng này không phải là một nhãn hiệu rượu vang nổi tiếng hàng đầu của Pháp, nhưng tên của nó lại rất giống với xưởng rượu Chateau Latour hàng đầu ở Bordeaux, một nhãn hiệu được người Trung Quốc ưa thích.
Gần đây, một tỷ phú Trung Quốc đã mua xưởng rượu Chateau Chenu-Lafitte. Tương tự như trường hợp ở trên, xưởng này không phải là một xưởng lừng danh, nhưng lại mang tên na ná với một xưởng nổi tiếng là Chateau Lafitte-Rothschild.
Người dân ở Bordeaux tỏ ra khá thận trọng với sự hiện diện gia tăng của những người Trung Quốc giàu có tại khu vực này.
Một mặt, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng với tư cách một thị trường xuất khẩu rượu vang lớn, bù đắp cho sự suy giảm tiêu thụ rượu vang tại thị trường nội địa Pháp. Nhưng mặt khác, người Bordeaux cảm thấy lo ngại khi những mảnh đất mà ở đó họ đã sản xuất rượu vang hàng thế kỷ đang bị bán đi.
“Dù họ bỏ tiền đầu tư vào đây và cũng chẳng mang đất của chúng tôi về Trung Quốc được, nhưng tôi vẫn thấy khó chịu đôi chút khi thấy họ bắt đầu can thiệp nhanh chóng vào công việc làm ăn của chúng tôi”, ông Lois de Roquefeuille, chủ một xưởng rượu vang ở Bordeaux, nói với CNBC.
Theo trang CNBC, Chateau Laulan-Ducos là một trong số trên 7.000 xưởng sản xuất rượu vang ở Bordeaux, địa chỉ làm rượu vang nổi tiếng nhất ở Pháp. Tuy nhiên, xưởng này có một điểm khác biệt so với nhiều xưởng rượu khác ở đây là nó thuộc quyền sở hữu của một doanh nhân Trung Quốc. Toàn bộ rượu xuất xưởng từ xưởng rượu này đều được vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ.
Vào năm ngoái, doanh nhân Richard Chen, 42 tuổi, sở hữu chuỗi bán lẻ nữ trang cao cấp Teriso ở Trung Quốc, đã mua lại Chateau Laulan Ducos. Ông Chen là một người yêu rượu vang và muốn phát triển một thị trường ở Trung Quốc cho xưởng rượu vang Pháp có sản lượng 150.000 chai mỗi năm này. Hiện ông Chen đã mở một chuỗi gồm 32 cửa hàng có tên Laulan French Wine để tiêu thụ rượu vang do Chateau Laulan Ducos sản xuất.
Mặc dù nhiều người xem quyền sở hữu của người Trung Quốc trong ngành rượu vang Pháp là một chuyện lạ, nhưng trên thực tế, đây đã không còn là chuyện hiếm. Theo CNBC, trong 4 năm qua, đã có khoảng 30 lò rượu vang của Pháp được các doanh nhân và nhà đầu tư Trung Quốc mua lại. Ước tính, sẽ còn có khoảng 20 thương vụ như vậy được hoàn tất trong thời gian tới.
Không phải ngẫu nhiên mà người Trung Quốc mạnh tay chi tiền để thâu tóm các xưởng rượu trên đất Pháp. Nền kinh tế lớn nhất châu Á gần đây đã vượt Đức và Anh trở thành thị trường xuất khẩu rượu vang lớn nhất của vùng Bordeaux. Trong năm 2011, đã có hơn 58 triệu chai rượu vang Bordeaux, trị giá hơn 300 triệu Euro, được xuất khẩu sang Trung Quốc, tăng gấp đôi so với năm 2010.
Người Trung Quốc xem rượu vang Bordeaux như một biểu tượng của sự sang trọng và địa vị - theo ông Eddie Yuan, chuyên gia từ hãng tư vấn Chinese Langfan Group. Khi mà các hàng hóa Pháp đã nằm trong tầm với của tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh ở Trung Quốc, thì việc mua một xưởng rượu vang Pháp có vẻ là bước đi hợp lý tiếp theo.
Mặc dù việc người nước ngoài sở hữu xưởng rượu vang Pháp không phải là chuyện mới, và những lò rượu nổi tiếng ở vùng Bordeaux đã thu hút nhiều khách mua từ Mỹ, Nhật Bản, Canada… sự xuất hiện của các nhà đầu tư Trung Quốc lại là một câu chuyện khác.
“Người Trung Quốc xuất hiện khiến cả vùng ngạc nhiên vì xảy ra quá nhanh chóng và mạnh mẽ. Các vụ đầu tư của người Trung Quốc lớn hơn, nhiều hơn và diễn ra chóng vánh hơn”, giáo sư địa lý Philippe Roudie thuộc Đại học Bordeaux nói với CNBC.
Ngoài ra, mạng lưới phân phối rượu vang Bordeaux cũng thay đổi với sự xuất hiện của người Trung Quốc, vì các ông chủ mới này xuất thẳng rượu vang sang Trung Quốc.
Lần đầu tiên một xưởng rượu vang Pháp được người Trung Quốc mua lại diễn ra vào năm 2008. Đó là xưởng Chateau Latour Laguens. Xưởng này không phải là một nhãn hiệu rượu vang nổi tiếng hàng đầu của Pháp, nhưng tên của nó lại rất giống với xưởng rượu Chateau Latour hàng đầu ở Bordeaux, một nhãn hiệu được người Trung Quốc ưa thích.
Gần đây, một tỷ phú Trung Quốc đã mua xưởng rượu Chateau Chenu-Lafitte. Tương tự như trường hợp ở trên, xưởng này không phải là một xưởng lừng danh, nhưng lại mang tên na ná với một xưởng nổi tiếng là Chateau Lafitte-Rothschild.
Người dân ở Bordeaux tỏ ra khá thận trọng với sự hiện diện gia tăng của những người Trung Quốc giàu có tại khu vực này.
Một mặt, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng với tư cách một thị trường xuất khẩu rượu vang lớn, bù đắp cho sự suy giảm tiêu thụ rượu vang tại thị trường nội địa Pháp. Nhưng mặt khác, người Bordeaux cảm thấy lo ngại khi những mảnh đất mà ở đó họ đã sản xuất rượu vang hàng thế kỷ đang bị bán đi.
“Dù họ bỏ tiền đầu tư vào đây và cũng chẳng mang đất của chúng tôi về Trung Quốc được, nhưng tôi vẫn thấy khó chịu đôi chút khi thấy họ bắt đầu can thiệp nhanh chóng vào công việc làm ăn của chúng tôi”, ông Lois de Roquefeuille, chủ một xưởng rượu vang ở Bordeaux, nói với CNBC.