Nhà băng Trung Quốc lần đầu thành số 1 thế giới
Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) chiếm vị trí số 1 trong top 1.000 nhà băng của The Banker
Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) đã vượt lên các đối thủ đến từ Mỹ và châu Âu để giành vị trí ngân hàng số 1 thế giới trong bảng xếp hạng thường niên của tạp chí The Banker. Đây là lần đầu tiên một nhà băng Trung Quốc nắm giữ vị trí này.
Trong xếp hạng top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới mà The Banker vừa công bố, ICBC đã nhảy lên vị trí quán quân từ ngôi thứ 3 trong xếp hạng năm ngoái. Trong khi đó, ngân hàng Bank of America (BoA) của Mỹ bị đẩy xuống vị trí số 3 từ vị trí số 1. Ngân hàng JPMorgan Chase của Mỹ vẫn giữ được vị trí số 2 trong xếp hạng.
Top 1.000 là xếp hạng thường niên của The Banker, tạp chí chuyên ngành ngân hàng của Anh quốc. Đây được coi là một xếp hạng uy tín, được giới tài chính-ngân hàng đánh giá cao. Để thực hiện xếp hạng, The Banker căn cứ vào tiêu chí vốn cấp 1, xem đây như một nhân tố chủ chốt để đánh giá về sức mạnh của các ngân hàng.
Với số vốn cấp 1 là 160,65 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái, ICBC dễ dàng chiếm giữ vị trí đầu bảng. Tuy nhiên, ICBC vẫn chưa phải là ngân hàng có vốn cấp 1 lớn nhất từ trước đến nay. Ngôi vị ngân hàng có vốn cấp 1 lớn nhất trong lịch sử xếp hạng của The Banker vẫn thuộc về BoA với mức vốn 163,63 tỷ USD vào năm 2011.
Năm nay, vốn cấp 1 của BoA đã co cụm còn 155,46 tỷ USD do thua lỗ và các vụ mua lại cổ phiếu. Với mức vốn cấp 1 như vậy, BoA đành đứng sau đối thủ JPMorgan Chase.
Vị trí thứ tư của xếp hạng thuộc về ngân hàng HSBC của Anh với số vốn cấp 1 là 151 tỷ USD. HSBC là ngân hàng duy nhất của xứ sương mù lọt vào top 10 của xếp hạng, hãng tin BBC cho biết.
Trong top 5 nhà băng đầu bảng, còn có Ngân hàng Xây dựng (CCB) của Trung Quốc. Với số vốn cấp 1 hơn 137 tỷ USD, CCB đã đẩy đối thủ Mỹ Citigroup tuột khỏi vị trí này.
Trong top 1.000 của The Banker, có tới 96 ngân hàng đến từ Trung Quốc. Trong đó, 4 ngân hàng Trung Quốc được xướng tên trong top 10 là ICBC, CCB, Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.
4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc này đồng thời cũng là những ngân hàng dẫn đầu thế giới về lợi nhuận. Trong đó, lợi nhuận của ICBC tăng 14% trong năm 2012, đạt mức trên 49 tỷ USD.
“Mấy năm gần đây, các ngân hàng của Mỹ và châu Âu rơi vào tình trì trệ và thua lỗ, trong khi các ngân hàng Trung Quốc lại lớn mạnh nhờ tăng trưởng kinh tế của nước này”, biên tập viên Brian Caplen của The Banker nhận xét.
“Trên hầu hết mọi phương diện thì các ngân hàng Trung Quốc giờ đây có điểm số ngang bằng hoặc tốt hơn các ngân hàng Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với các ngân hàng Trung Quốc là họ sẽ đối phó ra sao với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong những năm tới đây”.
Trái với sự lớn mạnh của các ngân hàng Trung Quốc, gần như toàn bộ 25 ngân hàng toàn cầu thua lỗ nặng nhất là các ngân hàng của châu Âu. Trong đó, Tây Ban Nha đóng góp tới 6 cái tên trong top 10 ngân hàng lỗ đậm nhất.
Mặc dù vậy, theo BBC, kết quả khảo sát của The Banker cho thấy tổng lợi nhuận của 1.000 nhà băng hàng đầu thế giới hiện đã tăng trở lại ngưỡng trước khi nổ ra khủng hoảng.
Trong xếp hạng top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới mà The Banker vừa công bố, ICBC đã nhảy lên vị trí quán quân từ ngôi thứ 3 trong xếp hạng năm ngoái. Trong khi đó, ngân hàng Bank of America (BoA) của Mỹ bị đẩy xuống vị trí số 3 từ vị trí số 1. Ngân hàng JPMorgan Chase của Mỹ vẫn giữ được vị trí số 2 trong xếp hạng.
Top 1.000 là xếp hạng thường niên của The Banker, tạp chí chuyên ngành ngân hàng của Anh quốc. Đây được coi là một xếp hạng uy tín, được giới tài chính-ngân hàng đánh giá cao. Để thực hiện xếp hạng, The Banker căn cứ vào tiêu chí vốn cấp 1, xem đây như một nhân tố chủ chốt để đánh giá về sức mạnh của các ngân hàng.
Với số vốn cấp 1 là 160,65 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái, ICBC dễ dàng chiếm giữ vị trí đầu bảng. Tuy nhiên, ICBC vẫn chưa phải là ngân hàng có vốn cấp 1 lớn nhất từ trước đến nay. Ngôi vị ngân hàng có vốn cấp 1 lớn nhất trong lịch sử xếp hạng của The Banker vẫn thuộc về BoA với mức vốn 163,63 tỷ USD vào năm 2011.
Năm nay, vốn cấp 1 của BoA đã co cụm còn 155,46 tỷ USD do thua lỗ và các vụ mua lại cổ phiếu. Với mức vốn cấp 1 như vậy, BoA đành đứng sau đối thủ JPMorgan Chase.
Vị trí thứ tư của xếp hạng thuộc về ngân hàng HSBC của Anh với số vốn cấp 1 là 151 tỷ USD. HSBC là ngân hàng duy nhất của xứ sương mù lọt vào top 10 của xếp hạng, hãng tin BBC cho biết.
Trong top 5 nhà băng đầu bảng, còn có Ngân hàng Xây dựng (CCB) của Trung Quốc. Với số vốn cấp 1 hơn 137 tỷ USD, CCB đã đẩy đối thủ Mỹ Citigroup tuột khỏi vị trí này.
Trong top 1.000 của The Banker, có tới 96 ngân hàng đến từ Trung Quốc. Trong đó, 4 ngân hàng Trung Quốc được xướng tên trong top 10 là ICBC, CCB, Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.
4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc này đồng thời cũng là những ngân hàng dẫn đầu thế giới về lợi nhuận. Trong đó, lợi nhuận của ICBC tăng 14% trong năm 2012, đạt mức trên 49 tỷ USD.
“Mấy năm gần đây, các ngân hàng của Mỹ và châu Âu rơi vào tình trì trệ và thua lỗ, trong khi các ngân hàng Trung Quốc lại lớn mạnh nhờ tăng trưởng kinh tế của nước này”, biên tập viên Brian Caplen của The Banker nhận xét.
“Trên hầu hết mọi phương diện thì các ngân hàng Trung Quốc giờ đây có điểm số ngang bằng hoặc tốt hơn các ngân hàng Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với các ngân hàng Trung Quốc là họ sẽ đối phó ra sao với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong những năm tới đây”.
Trái với sự lớn mạnh của các ngân hàng Trung Quốc, gần như toàn bộ 25 ngân hàng toàn cầu thua lỗ nặng nhất là các ngân hàng của châu Âu. Trong đó, Tây Ban Nha đóng góp tới 6 cái tên trong top 10 ngân hàng lỗ đậm nhất.
Mặc dù vậy, theo BBC, kết quả khảo sát của The Banker cho thấy tổng lợi nhuận của 1.000 nhà băng hàng đầu thế giới hiện đã tăng trở lại ngưỡng trước khi nổ ra khủng hoảng.