Nhà giàu Mỹ ồ ạt bán tài sản để né “vực thẳm ngân sách”
Nhiều người giàu ở Mỹ đang tìm cách bán tống bán tháo tài sản trước khi năm 2012 kết thúc
Sự xuất hiện của “vực thẳm ngân sách” (fiscal cliff), thuật ngữ chỉ tình trạng khi các chính sách cắt giảm thuế từ thời Tổng thống George W. Bush hết hiệu lực và các biện pháp cắt giảm chi tiêu tự động được áp dụng từ đầu năm 2013, có thể đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào một cuộc suy thoái mới.
Chưa cần nghĩ đến suy thoái, thì nguy cơ xuất hiện “vực thẳm ngân sách” này cũng đã đủ khiến không ít người giàu ở Mỹ lo canh cánh, hãng tin CNBC cho biết.
Một khi “vực thẳm ngân sách” xuất hiện, thuế thu nhập bán tài sản (capital gain tax) và thuế cổ tức (dividend tax) với mức thuế suất cao hơn sẽ được thực thi. “Vực thẳm ngân sách” sẽ xảy ra trong trường hợp các nhà làm luật trong Quốc hội Mỹ không thống nhất được các biện pháp cắt giảm thâm thủng nợ công. Trong khi đó, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn đang tranh cãi kịch liệt về vấn đề này.
Đó là lý do vì sao nhà giàu Mỹ đang thi nhau bán cổ phiếu, công ty và bất động sản để tránh phải nộp thuế cao nếu bán trong năm sau. Nhiều khách hàng của các chuyên gia tư vấn chọn thời điểm này để bán tài sản nhằm tiết kiệm số tiền có thể lên tới nhiều triệu USD tiền thuế.
Theo các chuyên gia, thuế suất thuế thu nhập bán tài sản tại Mỹ có khả năng sẽ tăng lên mức 25% từ mức 15% hiện tại. Ngoài ra, thuế cổ tức có thể tăng lên trên 43% từ 15%, thuế bất động sản có thể lên tới mức 5 triệu USD hoặc 55% đối với những bất động sản trị giá trên 1 triệu USD.
“Trong gần như mọi trường hợp, bán tài sản trong năm nay là hợp lý hơn cả. Mọi người không buộc phải bán, nhưng nếu bán được, họ sẽ có lợi nhiều. Thế nên họ bán luôn”, ông Gregory Curtis, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Greycourt & Co., cho biết.
Việc bán tháo tài sản đang diễn ra rõ nét hơn cả trên thị trường chứng khoán. Các nhà quản lý quỹ cho biết, những khách hàng đã kiếm được khoản lời kha khá nhờ cổ phiếu đang bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận, hoặc bán ra rồi mua lại để tạo ra một mức tài sản gốc cao hơn nhằm giảm bớt mức thuế có thể phải đóng sau này. Do 1% số hộ gia đình giàu nhất ở Mỹ kiểm soát hơn một nửa giá trị cổ phiếu ở nước này, xu hướng bán ra của họ có thể gây ra những tác động không nhỏ đối với thị trường.
Các chuyên gia tư vấn cũng cho biết, các doanh nghiệp tư nhân ở Mỹ đang chịu áp lực bán công ty trước khi thuế tăng lên. Nếu một doanh nhân bán công ty với giá 100 triệu USD ở thời điểm hiện tại, số tiền thuế tiết kiệm được có thể lên tới 10 triệu USD so với bán vào năm sau. Vụ đạo diễn nổi tiếng George Lucas của Hollywood mới đây bán lại hãng phim của ông cho hãng Disney với giá 4 tỷ USD cũng có thể nhằm mục đích tiết kiệm hàng trăm triệu USD tiền thuế phải đóng.
Như vậy, không phải bỗng dưng mà các chủ doanh nghiệp Mỹ đua nhau bán công ty sau khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống. Các doanh nghiệp nhỏ vốn là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ mức thuế thấp hiện nay có thể đã đang ở trong quá trình bán công ty và nỗ lực bán xong trước ngày 1/1/2013.
Các nhà môi giới bất động sản cho hay, hoạt động bán các bất động sản giá trị cũng đang trong xu hướng tăng. Một số vụ rao bán nhà cao cấp trị giá nhiều triệu USD ở các bang Florida, New York và California gần đây một phần là do chủ nhà muốn bán xong trước cuối năm 2012.
Xu hướng bán tống bán tháo tài sản của giới nhà giàu để né thuế được cho là có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đối với cả giá tài sản tại Mỹ cũng như mức thuế thu được của Chính phủ nước này.
Ông Robert Williams, một chuyên gia của Trung tâm Chính sách thuế Mỹ cho biết, ảnh hưởng trực tiếp từ việc những người giàu có bán vội tài sản là khó xác định, bởi còn có rất nhiều yếu tố khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên, ít nhất trong ngắn hạn, xu hướng này có thể gây áp lực đối với giá tài sản như bất động sản và chứng khoán ở Mỹ. “Điều này có thể khiến giá tài sản bị đẩy xuống”, ông Williams nói.
Ông Williams cũng nhận định rằng, xu hướng bán tài sản nói trên có thể khiến số thuế mà các nhà chức trách Mỹ thu được biến động mạnh và trở nên khó dự báo. Rất có thể, Chính phủ Mỹ sẽ thu được ít thuế hơn trong 1-2 năm đầu tăng thuế. “Chính phủ có thể thu được nhiều thuế hơn trong năm nay, nhưng lại thu được ít hơn vào năm sau”, ông Williams dự báo.
Chẳng hạn, vào năm 1986, thuế thu nhập bán tài sản ở Mỹ là 20%, sau đó tăng lên 28% vào năm 1987 theo chương trình cải tổ thuế của Tổng thống Ronald Reagan. Vào năm 1986, mức thu thuế thu nhập bán tài sản của Chính phủ Mỹ là 52 tỷ USD, cao gấp đôi năm 1985. Nhưng đến năm 1987, khi mức thuế suất cao hơn được áp dụng, số tiền thuế thu được đã giảm một nửa.
Chưa cần nghĩ đến suy thoái, thì nguy cơ xuất hiện “vực thẳm ngân sách” này cũng đã đủ khiến không ít người giàu ở Mỹ lo canh cánh, hãng tin CNBC cho biết.
Một khi “vực thẳm ngân sách” xuất hiện, thuế thu nhập bán tài sản (capital gain tax) và thuế cổ tức (dividend tax) với mức thuế suất cao hơn sẽ được thực thi. “Vực thẳm ngân sách” sẽ xảy ra trong trường hợp các nhà làm luật trong Quốc hội Mỹ không thống nhất được các biện pháp cắt giảm thâm thủng nợ công. Trong khi đó, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn đang tranh cãi kịch liệt về vấn đề này.
Đó là lý do vì sao nhà giàu Mỹ đang thi nhau bán cổ phiếu, công ty và bất động sản để tránh phải nộp thuế cao nếu bán trong năm sau. Nhiều khách hàng của các chuyên gia tư vấn chọn thời điểm này để bán tài sản nhằm tiết kiệm số tiền có thể lên tới nhiều triệu USD tiền thuế.
Theo các chuyên gia, thuế suất thuế thu nhập bán tài sản tại Mỹ có khả năng sẽ tăng lên mức 25% từ mức 15% hiện tại. Ngoài ra, thuế cổ tức có thể tăng lên trên 43% từ 15%, thuế bất động sản có thể lên tới mức 5 triệu USD hoặc 55% đối với những bất động sản trị giá trên 1 triệu USD.
“Trong gần như mọi trường hợp, bán tài sản trong năm nay là hợp lý hơn cả. Mọi người không buộc phải bán, nhưng nếu bán được, họ sẽ có lợi nhiều. Thế nên họ bán luôn”, ông Gregory Curtis, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Greycourt & Co., cho biết.
Việc bán tháo tài sản đang diễn ra rõ nét hơn cả trên thị trường chứng khoán. Các nhà quản lý quỹ cho biết, những khách hàng đã kiếm được khoản lời kha khá nhờ cổ phiếu đang bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận, hoặc bán ra rồi mua lại để tạo ra một mức tài sản gốc cao hơn nhằm giảm bớt mức thuế có thể phải đóng sau này. Do 1% số hộ gia đình giàu nhất ở Mỹ kiểm soát hơn một nửa giá trị cổ phiếu ở nước này, xu hướng bán ra của họ có thể gây ra những tác động không nhỏ đối với thị trường.
Các chuyên gia tư vấn cũng cho biết, các doanh nghiệp tư nhân ở Mỹ đang chịu áp lực bán công ty trước khi thuế tăng lên. Nếu một doanh nhân bán công ty với giá 100 triệu USD ở thời điểm hiện tại, số tiền thuế tiết kiệm được có thể lên tới 10 triệu USD so với bán vào năm sau. Vụ đạo diễn nổi tiếng George Lucas của Hollywood mới đây bán lại hãng phim của ông cho hãng Disney với giá 4 tỷ USD cũng có thể nhằm mục đích tiết kiệm hàng trăm triệu USD tiền thuế phải đóng.
Như vậy, không phải bỗng dưng mà các chủ doanh nghiệp Mỹ đua nhau bán công ty sau khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống. Các doanh nghiệp nhỏ vốn là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ mức thuế thấp hiện nay có thể đã đang ở trong quá trình bán công ty và nỗ lực bán xong trước ngày 1/1/2013.
Các nhà môi giới bất động sản cho hay, hoạt động bán các bất động sản giá trị cũng đang trong xu hướng tăng. Một số vụ rao bán nhà cao cấp trị giá nhiều triệu USD ở các bang Florida, New York và California gần đây một phần là do chủ nhà muốn bán xong trước cuối năm 2012.
Xu hướng bán tống bán tháo tài sản của giới nhà giàu để né thuế được cho là có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đối với cả giá tài sản tại Mỹ cũng như mức thuế thu được của Chính phủ nước này.
Ông Robert Williams, một chuyên gia của Trung tâm Chính sách thuế Mỹ cho biết, ảnh hưởng trực tiếp từ việc những người giàu có bán vội tài sản là khó xác định, bởi còn có rất nhiều yếu tố khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên, ít nhất trong ngắn hạn, xu hướng này có thể gây áp lực đối với giá tài sản như bất động sản và chứng khoán ở Mỹ. “Điều này có thể khiến giá tài sản bị đẩy xuống”, ông Williams nói.
Ông Williams cũng nhận định rằng, xu hướng bán tài sản nói trên có thể khiến số thuế mà các nhà chức trách Mỹ thu được biến động mạnh và trở nên khó dự báo. Rất có thể, Chính phủ Mỹ sẽ thu được ít thuế hơn trong 1-2 năm đầu tăng thuế. “Chính phủ có thể thu được nhiều thuế hơn trong năm nay, nhưng lại thu được ít hơn vào năm sau”, ông Williams dự báo.
Chẳng hạn, vào năm 1986, thuế thu nhập bán tài sản ở Mỹ là 20%, sau đó tăng lên 28% vào năm 1987 theo chương trình cải tổ thuế của Tổng thống Ronald Reagan. Vào năm 1986, mức thu thuế thu nhập bán tài sản của Chính phủ Mỹ là 52 tỷ USD, cao gấp đôi năm 1985. Nhưng đến năm 1987, khi mức thuế suất cao hơn được áp dụng, số tiền thuế thu được đã giảm một nửa.