Nhà sư “gánh” tin học lên non
Đã có một nhà tu chuyên cần “gánh” kiến thức công nghệ thông tin lên vùng Bảy Núi heo hút để “xoá mù tin học”
Người dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang có cách vận chuyển hàng hoá truyền thống từ xưa tới nay, ít thì gánh, nhiều kéo xe thồ.
Từ nhiều năm qua, đã có một nhà tu chuyên cần “gánh” kiến thức công nghệ thông tin lên vùng Bảy Núi heo hút để “xoá mù tin học” cho đông đảo con em Phật tử thuộc khu vực ngôi chùa ông quản hạt. Đó là sư cả Chau Hắc trụ trì chùa Tức Phos.
Hiện nay, đời sống của đông đảo bà con người dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi (huyện Tri Tôn và Tịnh Biên) mặc dù đã tiến bộ rất nhiều so với trước nhưng so với đà phát triển chung của toàn xã hội thì vẫn khá chậm. Việc làm quen với máy tính và có thể sử dụng thành thạo máy tính xem ra còn khá xa vời đối với đông đảo bà con người dân tộc nơi đây.
Đi tìm nhà sư “hiệp sĩ”
Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, tại vùng Bảy Núi xa xôi hẻo lánh này, sư cả Chau Hắc - trụ trì chùa Tức Phos - đã nhận biết khả năng tuyệt vời của chiếc máy tính và ông quyết tâm đưa công nghệ thông tin đến với đông đảo bà con Phật tử nghèo ở Tri Tôn, giúp họ ứng dụng để cải thiện cuộc sống. Nghĩ là làm.
Năm ấy vườn xoài trong chùa thu hoạch bán được gần chục triệu, sư cả Chau Hắc quyết định dùng hết số tiền bán xoài “khăn gói” ra thị xã Châu Đốc mua dàn máy vi tính mang về chùa. Qua những tài liệu tìm được, sư đã mày mò tự học. Sau nhiều tháng “khổ luyện”, sư cả Chau Hắc không chỉ làm chủ được chiếc máy vi tính mà còn tiếp cận được với nguồn thông tin phong phú trên mạng Internet, và ông quyết định khởi xướng phong trào học vi tính trong cộng đồng bà con người dân tộc Khmer vùng Bảy Núi.
Với phong trào “xoá mù tin học” tại vùng quê heo hút của sư Chau Hắc, vào năm 2004, ông đã nhận danh hiệu “hiệp sĩ công nghệ thông tin” do tạp chí e-Chip phong tặng.
Đến tìm đến gặp sư cả Chau Hắc trong một buổi chiều mùa đông nhạt nắng, sau khi được báo sư không có trong chùa, cảm thấy cái lạnh vào mùa đông vùng núi hình như tăng gấp đôi. Các sư trong chùa cho biết ông đã về nhà cha mẹ, khi hỏi ra mới biết cũng gần bên cạnh chùa, chúng tôi nhờ người trong chùa dẫn đường tìm gặp ông tại nhà cha mẹ ruột.
Đó là ngôi nhà gạch khang trang thuộc hàng nhất, nhì trong vùng. Có lẽ sớm “ngộ” ra công nghệ thông tin, giúp gia đình ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên thu nhập gia đình sư cao hơn những nông dân khác trong vùng. Chùa Tức Phos toạ lạc tại xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, nằm tựa lưng vào vách núi Nam Qui, là một trong bảy ngọn núi thuộc vùng Thất Sơn huyền bí.
Khổ công “luyện tập”
Được biết mục đích chúng tôi tìm đến, ông liền nói: “Có gì đâu mà viết, tôi chỉ làm những gì mà bổn phận của một người đi tu phải làm thôi”. Khi thấy chúng có thành ý, sư Chau Hắc mời chúng tôi về chùa, dưới tán lá cây si trong sân nơi có đặt chiếc bàn đá để tiếp chuyện. Theo yêu cầu của chúng tôi, sư Chau Hắc đã kể về quá trình ông tìm đến công nghệ thông tin như thế nào.
Đối với một người học sử dụng máy tính có thầy hướng dẫn sẽ không cảm thấy khó khăn, nhưng với cách tự học sử dụng máy vi tính như sư cả Chau Hắc thì quả thật... nhiêu khê. Ông kể: “Tôi biết được những tiện ích của máy vi tính và Internet qua tivi. Sau khi bàn bạc, cả chùa thống nhất là mùa xoài tới sẽ dùng hết số tiền bán được để lắp một dàn vi tính cho chùa. Mùa xoài năm ấy bán được gần chục triệu tôi mang hết ra chợ Châu Đốc tìm đến cửa hàng bán máy vi tính hỏi mua. Vì không biết gì về vi tính nên tôi nói với ông chủ cửa hàng bán cho tôi loại máy tốt nhất, ông ấy nghe xong liền cười... Năm ấy chúng tôi mua được bộ máy Pentium 3, mặc dù không có ổ CD-ROM, không loa và không có cả modem để kết nối nhưng cả chùa mừng lắm, vì các chùa trong vùng chỉ có chùa Tức Phos là có máy vi tính”.
Mua máy vi tính đã là chuyện khó, học cách sử dụng máy lại càng khó khăn hơn. Cùng với sự mầy mò tự học từ những tài liệu dạy sử dụng máy vi tính, là những hướng dẫn của các sinh viên người dân tộc trong những lần về quê nghỉ Tết và hè, các em chỉ tới đâu sư thực hành tới đó.
Vào thời kỳ ấy ở Tri Tôn chưa có nơi nào mở lớp đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính, tất cả những kiến thức về tin học mà sư cả Chau Hắc tích luỹ được đều là tự học, có những lúc mê thực hành quá, khi nhìn lại đã thấy quá nửa đêm. Sau hai tháng khổ công thực hành sư cả Chau Hắc đã biết cách sử dụng Word, Excel rồi sư đến Bưu điện huyện Tri Tôn đăng ký sử dụng Internet và nhờ họ hướng dẫn cách truy cập.
Vào thời đại kỹ thuật số bùng nổ như hiện nay, việc sử dụng máy tính thành thạo và truy cập mạng Internet tìm kiếm thông tin là chuyện rất bình thường của mọi người, tuy nhiên tại một làng quê miền núi thì chuyện ấy không bình thường chút nào, nhất là đối với một người mà tuổi đời đã vào hàng “U50”, tự học sử dụng máy tính và khai thác thông tin trên mạng lại càng khó khăn hơn.
Sau khi tự học và tích luỹ được những tri thức, kỹ năng cơ bản về máy tính và mạng Internet, sư cả Chau Hắc vẫn phải tự học thêm để có thể tự lắp ráp máy vi tính, tự cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng...
“Gánh” công nghệ thông tin đến cộng đồng
Kể từ chiếc máy vi tính mua bằng cả một mùa xoài thì đến nay chùa Tức Phos đã có thêm 3 chiếc máy tính. Chùa đang xây dựng một phòng máy với diện tích 4 x 7m, sư mong muốn: “Có tiền để mua khoảng 10 máy phục vụ dạy tin học cho bọn trẻ, chúng nó ham học lắm nhưng chùa nghèo nên chưa có đủ tiền mua thêm máy”.
Sư cả Chau Hắc cho biết, ước mơ của ông là mở lớp phổ cập tin học cho đông đảo cộng đồng Phật tử và nhất là dạy cho lớp trẻ người dân tộc nơi đây biết sử dụng máy vi tính và cách truy cập tìm kiếm thông tin trên mạng.
Theo sư Chau Hắc, ngày nay thấy được sự tiện ích của công nghệ thông tin không chỉ có riêng các sư trong chùa, mà con em của Phật tử người dân cũng đã thấy được ích lợi do Internet mang đến, họ rất muốn làm quen với máy tính và các thông tin trên mạng. Ước mơ “xoá mù tin học” cho cộng đồng người dân tộc Khmer vùng Bảy Núi của sư cả Chau Hắc đang từng bước được thực hiện, hiện ngôi chùa Tức Phos không chỉ là chốn tu hành của các nhà sư, là nơi cúng bái của tín đồ Phật tử trong những ngày lễ, tết, mà còn là lớp tin học căn bản, dạy cho tất cả những tín đồ mong muốn tiếp cận với tin học.
Sư Chau Hắc cho biết: phần lớn tín đồ Phật tử của ông cũng như những chùa khác trong vùng đều là những nông dân nghèo, đời sống còn khá lạc hậu, quanh năm họ phải lo cái ăn, cái mặc cho gia đình nên việc học hành của con cái có phần bê trễ, chính vì vậy mà nhà chùa muốn tổ chức các lớp tin học, giúp các cháu có những hiểu biết và kỹ năng căn bản để đỡ vất vả khi học lên cao, hoặc áp dụng vào cuộc sống đời thường.
Đối với nông dân người dân tộc Khmer vùng Bảy Núi, sư cả Chau Hắc không chỉ là sư trụ trì của họ, ông còn là thầy giáo dạy họ làm nông nghiệp, từ những thông tin truy cập trên mạng Internet về những tiến bộ của khoc học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, sư mang ra truyền đạt lại cho tín đồ Phật tử.
Riêng bản thân ông, mạng Internet đã giúp ông mở mang kiến thức, giúp ông có thể đi du lịch khắp năm châu, bốn biển, tìm hiểu về văn hoá, lịch sử các vùng đất xa xôi... để làm phong phú thêm bài giảng trong những buổi thuyết pháp của mình.
Từ nhiều năm qua, đã có một nhà tu chuyên cần “gánh” kiến thức công nghệ thông tin lên vùng Bảy Núi heo hút để “xoá mù tin học” cho đông đảo con em Phật tử thuộc khu vực ngôi chùa ông quản hạt. Đó là sư cả Chau Hắc trụ trì chùa Tức Phos.
Hiện nay, đời sống của đông đảo bà con người dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi (huyện Tri Tôn và Tịnh Biên) mặc dù đã tiến bộ rất nhiều so với trước nhưng so với đà phát triển chung của toàn xã hội thì vẫn khá chậm. Việc làm quen với máy tính và có thể sử dụng thành thạo máy tính xem ra còn khá xa vời đối với đông đảo bà con người dân tộc nơi đây.
Đi tìm nhà sư “hiệp sĩ”
Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, tại vùng Bảy Núi xa xôi hẻo lánh này, sư cả Chau Hắc - trụ trì chùa Tức Phos - đã nhận biết khả năng tuyệt vời của chiếc máy tính và ông quyết tâm đưa công nghệ thông tin đến với đông đảo bà con Phật tử nghèo ở Tri Tôn, giúp họ ứng dụng để cải thiện cuộc sống. Nghĩ là làm.
Năm ấy vườn xoài trong chùa thu hoạch bán được gần chục triệu, sư cả Chau Hắc quyết định dùng hết số tiền bán xoài “khăn gói” ra thị xã Châu Đốc mua dàn máy vi tính mang về chùa. Qua những tài liệu tìm được, sư đã mày mò tự học. Sau nhiều tháng “khổ luyện”, sư cả Chau Hắc không chỉ làm chủ được chiếc máy vi tính mà còn tiếp cận được với nguồn thông tin phong phú trên mạng Internet, và ông quyết định khởi xướng phong trào học vi tính trong cộng đồng bà con người dân tộc Khmer vùng Bảy Núi.
Với phong trào “xoá mù tin học” tại vùng quê heo hút của sư Chau Hắc, vào năm 2004, ông đã nhận danh hiệu “hiệp sĩ công nghệ thông tin” do tạp chí e-Chip phong tặng.
Đến tìm đến gặp sư cả Chau Hắc trong một buổi chiều mùa đông nhạt nắng, sau khi được báo sư không có trong chùa, cảm thấy cái lạnh vào mùa đông vùng núi hình như tăng gấp đôi. Các sư trong chùa cho biết ông đã về nhà cha mẹ, khi hỏi ra mới biết cũng gần bên cạnh chùa, chúng tôi nhờ người trong chùa dẫn đường tìm gặp ông tại nhà cha mẹ ruột.
Đó là ngôi nhà gạch khang trang thuộc hàng nhất, nhì trong vùng. Có lẽ sớm “ngộ” ra công nghệ thông tin, giúp gia đình ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên thu nhập gia đình sư cao hơn những nông dân khác trong vùng. Chùa Tức Phos toạ lạc tại xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, nằm tựa lưng vào vách núi Nam Qui, là một trong bảy ngọn núi thuộc vùng Thất Sơn huyền bí.
Khổ công “luyện tập”
Được biết mục đích chúng tôi tìm đến, ông liền nói: “Có gì đâu mà viết, tôi chỉ làm những gì mà bổn phận của một người đi tu phải làm thôi”. Khi thấy chúng có thành ý, sư Chau Hắc mời chúng tôi về chùa, dưới tán lá cây si trong sân nơi có đặt chiếc bàn đá để tiếp chuyện. Theo yêu cầu của chúng tôi, sư Chau Hắc đã kể về quá trình ông tìm đến công nghệ thông tin như thế nào.
Đối với một người học sử dụng máy tính có thầy hướng dẫn sẽ không cảm thấy khó khăn, nhưng với cách tự học sử dụng máy vi tính như sư cả Chau Hắc thì quả thật... nhiêu khê. Ông kể: “Tôi biết được những tiện ích của máy vi tính và Internet qua tivi. Sau khi bàn bạc, cả chùa thống nhất là mùa xoài tới sẽ dùng hết số tiền bán được để lắp một dàn vi tính cho chùa. Mùa xoài năm ấy bán được gần chục triệu tôi mang hết ra chợ Châu Đốc tìm đến cửa hàng bán máy vi tính hỏi mua. Vì không biết gì về vi tính nên tôi nói với ông chủ cửa hàng bán cho tôi loại máy tốt nhất, ông ấy nghe xong liền cười... Năm ấy chúng tôi mua được bộ máy Pentium 3, mặc dù không có ổ CD-ROM, không loa và không có cả modem để kết nối nhưng cả chùa mừng lắm, vì các chùa trong vùng chỉ có chùa Tức Phos là có máy vi tính”.
Mua máy vi tính đã là chuyện khó, học cách sử dụng máy lại càng khó khăn hơn. Cùng với sự mầy mò tự học từ những tài liệu dạy sử dụng máy vi tính, là những hướng dẫn của các sinh viên người dân tộc trong những lần về quê nghỉ Tết và hè, các em chỉ tới đâu sư thực hành tới đó.
Vào thời kỳ ấy ở Tri Tôn chưa có nơi nào mở lớp đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính, tất cả những kiến thức về tin học mà sư cả Chau Hắc tích luỹ được đều là tự học, có những lúc mê thực hành quá, khi nhìn lại đã thấy quá nửa đêm. Sau hai tháng khổ công thực hành sư cả Chau Hắc đã biết cách sử dụng Word, Excel rồi sư đến Bưu điện huyện Tri Tôn đăng ký sử dụng Internet và nhờ họ hướng dẫn cách truy cập.
Vào thời đại kỹ thuật số bùng nổ như hiện nay, việc sử dụng máy tính thành thạo và truy cập mạng Internet tìm kiếm thông tin là chuyện rất bình thường của mọi người, tuy nhiên tại một làng quê miền núi thì chuyện ấy không bình thường chút nào, nhất là đối với một người mà tuổi đời đã vào hàng “U50”, tự học sử dụng máy tính và khai thác thông tin trên mạng lại càng khó khăn hơn.
Sau khi tự học và tích luỹ được những tri thức, kỹ năng cơ bản về máy tính và mạng Internet, sư cả Chau Hắc vẫn phải tự học thêm để có thể tự lắp ráp máy vi tính, tự cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng...
“Gánh” công nghệ thông tin đến cộng đồng
Kể từ chiếc máy vi tính mua bằng cả một mùa xoài thì đến nay chùa Tức Phos đã có thêm 3 chiếc máy tính. Chùa đang xây dựng một phòng máy với diện tích 4 x 7m, sư mong muốn: “Có tiền để mua khoảng 10 máy phục vụ dạy tin học cho bọn trẻ, chúng nó ham học lắm nhưng chùa nghèo nên chưa có đủ tiền mua thêm máy”.
Sư cả Chau Hắc cho biết, ước mơ của ông là mở lớp phổ cập tin học cho đông đảo cộng đồng Phật tử và nhất là dạy cho lớp trẻ người dân tộc nơi đây biết sử dụng máy vi tính và cách truy cập tìm kiếm thông tin trên mạng.
Theo sư Chau Hắc, ngày nay thấy được sự tiện ích của công nghệ thông tin không chỉ có riêng các sư trong chùa, mà con em của Phật tử người dân cũng đã thấy được ích lợi do Internet mang đến, họ rất muốn làm quen với máy tính và các thông tin trên mạng. Ước mơ “xoá mù tin học” cho cộng đồng người dân tộc Khmer vùng Bảy Núi của sư cả Chau Hắc đang từng bước được thực hiện, hiện ngôi chùa Tức Phos không chỉ là chốn tu hành của các nhà sư, là nơi cúng bái của tín đồ Phật tử trong những ngày lễ, tết, mà còn là lớp tin học căn bản, dạy cho tất cả những tín đồ mong muốn tiếp cận với tin học.
Sư Chau Hắc cho biết: phần lớn tín đồ Phật tử của ông cũng như những chùa khác trong vùng đều là những nông dân nghèo, đời sống còn khá lạc hậu, quanh năm họ phải lo cái ăn, cái mặc cho gia đình nên việc học hành của con cái có phần bê trễ, chính vì vậy mà nhà chùa muốn tổ chức các lớp tin học, giúp các cháu có những hiểu biết và kỹ năng căn bản để đỡ vất vả khi học lên cao, hoặc áp dụng vào cuộc sống đời thường.
Đối với nông dân người dân tộc Khmer vùng Bảy Núi, sư cả Chau Hắc không chỉ là sư trụ trì của họ, ông còn là thầy giáo dạy họ làm nông nghiệp, từ những thông tin truy cập trên mạng Internet về những tiến bộ của khoc học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, sư mang ra truyền đạt lại cho tín đồ Phật tử.
Riêng bản thân ông, mạng Internet đã giúp ông mở mang kiến thức, giúp ông có thể đi du lịch khắp năm châu, bốn biển, tìm hiểu về văn hoá, lịch sử các vùng đất xa xôi... để làm phong phú thêm bài giảng trong những buổi thuyết pháp của mình.