Nhân chứng lịch sử Internet và những dấu ấn khó quên
Một thập kỷ trước, cánh cổng Internet được mở ra tại Việt Nam bằng nỗ lực không mệt mỏi của nhiều người trong giới chuyên môn, quản lý
Một thập kỷ trước, cánh cổng Internet được mở ra tại Việt Nam bằng nỗ lực không mệt mỏi của nhiều người trong giới chuyên môn, quản lý.
Và dù còn đương chức hay đã nghỉ hưu, họ đều không quên kỷ niệm về thời kỳ đó.
“Cờ Việt Nam hiện lên trong phòng Thống đốc bang Florida, Mỹ”
(Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Chu Hảo)
“Tôi có hai kỷ niệm rất sâu sắc với Internet. Chuyện thứ nhất là vào năm 1999, tôi đi công tác tại Mỹ và có cơ hội gặp gỡ với em trai tổng thống Mỹ G.Bush là Thống đốc Bang Florida Jeb Bush. Đây là nhân vật rất thích công nghệ cao và trong văn phòng của ông ta, chúng tôi trao đổi nhiều điều về lĩnh vực này.
Khi Jeb Bush hỏi về Internet ở Việt Nam, tôi đã không ngần ngại mượn máy tính của ông ta, truy cập vào trang báo Nhân Dân trong nước. Website mở ra và trên màn hình là lá cờ đỏ sao vàng. Tôi không thể nào quên được tâm trạng tự hào, sung sướng của mình khi chứng kiến cờ Tổ quốc hiện lên trong phòng làm việc của Jeb Bush. Song cũng thấy hú hồn vì mạng thời đó hay trục trặc. Ngay ở trong nước mà nhiều khi cũng không vào được...
Chuyện thứ hai là về sự cố Y2K. Có nhiều người không hiểu biết cho rằng việc này chỉ là đồn thổi. Nhưng đó là sự cố có thật. Trong các bộ nhớ của máy tính đều mặc định quy ước các con số như: 94 là năm 1994 hay 92 là năm 1992. Nhưng vào khoảng năm 1998, hãng Boeing phải lập kế hoạch cho những năm 2000 và họ vấp phải hai số 00. Bởi máy tính không thể “nhận diện” được hai số này nên mọi dữ liệu có trùng số đó bị tính toán nhầm lẫn, gây xáo trộn và có thể làm tê liệt nhiều hệ thống. Và họ đã thông báo cho toàn thế giới biết nguy cơ này để phòng tránh.
Khi đó ở Việt Nam, dù Internet chưa phổ biến như hiện nay nhưng nhiều cơ quan nhà nước, tổng công ty lớn như: điện lực, ngân hàng, viễn thông đều đã nối mạng và nếu sự cố không được xử lý, những thiệt hại không thể tính hết.
Thông qua Internet, chúng tôi đã kết nối với Trung tâm xử lý Y2K toàn cầu tại Washington (Mỹ) nhận thông tin từ họ về những diễn biến liên quan trên toàn cầu và tiếp nhận những hướng dẫn cụ thể của họ. Đêm chuyển giao năm 1999 sang 2000, chúng tôi đã thức trắng để “trực chiến” và rồi mọi việc đã trôi qua êm đẹp. Nếu không có Internet được kết nối từ năm 1997, thì chúng ta đã không thể xử lý được sự cố một cách suôn sẻ như vậy”.
Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá và câu chuyện “tham thì thâm”
“Trong hội nghị Trung ương 2, khóa VIII, hồi cuối năm 1996, khi đó đồng chí Lê Khả Phiêu là thường trực Bộ Chính trị và đồng chí Phan Diễn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chánh văn phòng Trung ương, có nói với tôi rằng sau bài phát biểu khai mạc hội nghị của Tổng bí thư Đỗ Mười, tôi sẽ được trình bày hai vấn đề: An toàn bảo mật thông tin vô tuyến Trung ương và các công nghệ mới.
Mừng quá, tôi báo cáo rành rẽ từng việc. Vì đã được Bộ trưởng Khoa học công nghệ và Môi trường Phạm Gia Khiêm trao đổi, góp ý từ tối hôm trước nên tôi rất tự tin. Nhưng phần vì muốn được Trung ương ủng hộ, phần vì quá say sưa nên riêng nói về Internet, tôi đã tiêu tốn gấp 3 lần thời gian cho phép, quá cả giờ giải lao. Một vài ý kiến không hài lòng nên phần trình bày của tôi bị ngắt quãng.
Tổng bí thư phê tôi: “Tham quá! Đáng lẽ chỉ cần nói thế này... thế này... trong 5 phút là Trung ương thông ngay”. Vừa nói, ông vừa giơ tay minh họa, thay cho sơ đồ tôi vẽ. “Đằng này anh cứ chỉ khoa học với kỹ thuật!”.
Nói vậy nhưng tôi thấy Tổng bí thư không tỏ vẻ bực bội. Tôi liều tiếp tục nói nốt và một cuộc trình diễn công nghệ nho nhỏ đã diễn ra tại trụ sở Trung ương suốt thời gian hội nghị. Đây là lần đầu tiên thiết bị được mang từ ngoài vào trụ sở. Các Ủy viên Trung ương được dành 30-45 phút tham quan, trao đổi, đặc biệt là về các giải pháp phòng ngừa tiêu cực trên Internet.
Hai người giúp tôi trong việc thuyết trình là Vụ trưởng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế Tổng cục Bưu điện Trần Đức Lai và Cục trưởng Bưu điện trung ương Nguyễn Văn Giai. Họ cũng hồi hộp lo lắng vì không hiểu rồi sẽ đi đến đâu. Tôi để ý thấy hai người đã “thần thánh hóa” bức tường lửa (Firewall) lên ghê gớm. Tôi hiểu họ đang cố gắng để Trung ương yên tâm với mong mỏi Internet được mở cửa mà thôi. Vì thế, tôi cũng phụ họa theo.
Nói dài, nói quá nhưng sau này các bất cập vẫn xảy ra trên Internet nên nhiều đồng chí lãnh đạo dự phiên họp hồi đó, sau này gặp lại tôi vẫn đùa: “Tường lửa của cậu lâu nay hoạt động thế nào? Còn đốt bằng củi không?...”. Tôi vui và nhâm nhi câu nói: “Tham thì thâm!”.
“Báo điện tử ra đời làm tôi vững tin vào việc mở cửa Internet hơn”
(Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực)
“Khi vấn đề mở cửa Internet được đặt ra, Trung ương đã rất lo ngại về việc quản lý. Đó là sự e ngại chính đáng bởi nguy cơ Internet vào Việt Nam bị lợi dụng bởi những thế lực xấu phá hoại đất nước và làm sao có thể kiểm soát hết được nguồn thông tin khổng lồ trên mạng. Nhưng rồi, sau tất cả những nỗ lực chuẩn bị và thuyết phục, Trung ương đã chấp thuận và khi Internet mở ra, chúng tôi mừng khôn xiết.
Riêng tôi còn có cảm xúc đặc biệt hơn là sau đó một năm, có một số vấn đề phức tạp xảy ra. Thậm chí, xuất hiện ý kiến đề nghị đóng cửa Internet lại. Nhưng khi ấy đã có sự xuất hiện của một số báo điện tử như Quê Hương, Thời báo Kinh tế Việt Nam... Trước đó, giới đầu tư nước ngoài không có nhiều thông tin về Việt Nam nên tâm lý của họ là ngại ngần khi nghĩ đến chuyện làm ăn với chúng ta. Nhờ những trang tin lúc đó, họ nắm bắt được những dòng tin chính thống và cơ hội của chúng ta là rất lớn. Bên cạnh đó, giới làm khoa học, người làm quản lý cũng thường xuyên truy cập mạng để phục vụ cho công việc của mình... Như vậy thì làm sao còn có thể đóng Internet được nữa.
Nghĩ lại tôi thấy giật mình. Nếu không nỗ lực để thuyết phục tốt, chỉ chậm lại 3-4 năm thì không biết Việt Nam lạc hậu tới mức nào”.
“Quy chế quản lý nội dung Internet từng phải sửa lại chỉ sau vài ngày ban hành”
(Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Đỗ Quý Doãn)
“Thời điểm năm 1996, tôi đang phụ trách ở Vụ Báo chí (nay là Cục Báo chí). Tôi nhớ khi đó đã có sự manh nha thử nghiệm kết nối mạng ở một vài nơi. Nhưng thú thực, những hiểu biết về Internet của bản thân tôi và nhiều người khác còn rất sơ khai.
Tuy nhiên, với những thông tin tiếp cận được, tôi cũng xác định rằng đối với Internet cần phải có sự quản lý về mặt nội dung và chắc chắn đó không chỉ là việc khó đối với Việt Nam mà là vấn đề chung của thế giới.
Bộ Văn hóa Thông tin khi đó là một thành viên của Ban điều phối quốc gia có nhiệm vụ phải xây dựng quy chế quản lý nội dung trên Internet và Thông tư 1110 ra đời. Nhưng quả thực, trong văn bản này còn có vài điều chưa phù hợp và có ý kiến phản hồi từ một số nơi. Lúc đó, tôi thấy rất băn khoăn vì vừa ban hành quy chế một vài ngày mà đã phải thay đổi thì e cũng thế nào đó.
Bàn bạc với các thành viên trong Ban điều phối, chúng tôi đã đi đến quyết định: Ban hành mấy ngày thì cũng phải sửa, vướng ở đâu, sửa ngay chỗ đó. Với tinh thần cầu thị như vậy, quy chế mới được chúng tôi xây dựng và được sử dụng cho đến gần đây mới thay đổi bằng quy chế 27 để phù hợp với thời cuộc.
Cũng trong những tháng ngày đầu tiên đó, tôi đã phải đọc, cắt và tập hợp lại hàng trăm bài báo về Internet và đóng thành quyển, trong đó là những kiến thức rất cơ bản như Internet là gì, tường lửa là gì... Thậm chí, từ những thông tin này tôi còn in được một cuốn sách với tựa đề Internet và những văn bản pháp lý. Đây cũng là một trong những tài liệu về Internet đầu tiên được xuất bản trong nước”.
* Dịch vụ Internet ở Việt Nam được Nhà nước cho phép thực hiện từ ngày 5/3/1997. Nhưng phải đến 19/11/1997, “cánh cổng” mở ra với thế giới mới chính thức khai trương, sau 8 tháng chuẩn bị. Trước đó, việc thử nghiệm Internet đã tiến hành rất sớm ở 4 đơn vị khác nhau:
Mạng Varenet: (năm 1994) của Viện Công nghệ thông tin thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia được kết nối với mạng Internet qua cổng mạng AARnet của Đại học Quốc gia Australia.
Mạng Toolnet: (năm 1994) của Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường kết nối với mạng Toolnet của Amsterdam (Hà Lan).
Mạng HCMCNET: (năm 1995) của Trung tâm Khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học công nghệ và Môi trường TP HCM kết nối qua nút mạng ở Singapore.
Mạng Sprintnet: (năm 1996) của Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) tại hai địa điểm Hà Nội và Tp.HCM qua hai cổng quốc tế 64 Kb/giây kết nối Internet Sprintlink (Mỹ).
Cùng với việc “mở cửa”, Ban điều phối quốc gia về Internet Việt Nam cũng được thành lập năm 1997 nhằm giúp Thủ tướng trong việc chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa các cơ quan hữu quan.
3 năm sau đó, cả nước có trên 85.000 người sử dụng (tương đương 1 người dùng/1.000 dân) với khoảng 700.000 máy tính cá nhân (1 máy/100 dân) và cứ 10 PC thì có một máy kết nối Internet.
Cũng tính đến năm 2000, Việt Nam có 1 nhà cung cấp dịch vụ truy cập mạng, 5 nhà cung cấp dịch vụ Internet, 14 nhà cung cấp nội dung thông tin, 9 mạng dịch vụ Internet dùng riêng. Báo điện tử có Nhân Dân (cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh), tạp chí Quê Hương, Vietnam News, Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Và dù còn đương chức hay đã nghỉ hưu, họ đều không quên kỷ niệm về thời kỳ đó.
“Cờ Việt Nam hiện lên trong phòng Thống đốc bang Florida, Mỹ”
(Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ Chu Hảo)
“Tôi có hai kỷ niệm rất sâu sắc với Internet. Chuyện thứ nhất là vào năm 1999, tôi đi công tác tại Mỹ và có cơ hội gặp gỡ với em trai tổng thống Mỹ G.Bush là Thống đốc Bang Florida Jeb Bush. Đây là nhân vật rất thích công nghệ cao và trong văn phòng của ông ta, chúng tôi trao đổi nhiều điều về lĩnh vực này.
Khi Jeb Bush hỏi về Internet ở Việt Nam, tôi đã không ngần ngại mượn máy tính của ông ta, truy cập vào trang báo Nhân Dân trong nước. Website mở ra và trên màn hình là lá cờ đỏ sao vàng. Tôi không thể nào quên được tâm trạng tự hào, sung sướng của mình khi chứng kiến cờ Tổ quốc hiện lên trong phòng làm việc của Jeb Bush. Song cũng thấy hú hồn vì mạng thời đó hay trục trặc. Ngay ở trong nước mà nhiều khi cũng không vào được...
Chuyện thứ hai là về sự cố Y2K. Có nhiều người không hiểu biết cho rằng việc này chỉ là đồn thổi. Nhưng đó là sự cố có thật. Trong các bộ nhớ của máy tính đều mặc định quy ước các con số như: 94 là năm 1994 hay 92 là năm 1992. Nhưng vào khoảng năm 1998, hãng Boeing phải lập kế hoạch cho những năm 2000 và họ vấp phải hai số 00. Bởi máy tính không thể “nhận diện” được hai số này nên mọi dữ liệu có trùng số đó bị tính toán nhầm lẫn, gây xáo trộn và có thể làm tê liệt nhiều hệ thống. Và họ đã thông báo cho toàn thế giới biết nguy cơ này để phòng tránh.
Khi đó ở Việt Nam, dù Internet chưa phổ biến như hiện nay nhưng nhiều cơ quan nhà nước, tổng công ty lớn như: điện lực, ngân hàng, viễn thông đều đã nối mạng và nếu sự cố không được xử lý, những thiệt hại không thể tính hết.
Thông qua Internet, chúng tôi đã kết nối với Trung tâm xử lý Y2K toàn cầu tại Washington (Mỹ) nhận thông tin từ họ về những diễn biến liên quan trên toàn cầu và tiếp nhận những hướng dẫn cụ thể của họ. Đêm chuyển giao năm 1999 sang 2000, chúng tôi đã thức trắng để “trực chiến” và rồi mọi việc đã trôi qua êm đẹp. Nếu không có Internet được kết nối từ năm 1997, thì chúng ta đã không thể xử lý được sự cố một cách suôn sẻ như vậy”.
Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá và câu chuyện “tham thì thâm”
“Trong hội nghị Trung ương 2, khóa VIII, hồi cuối năm 1996, khi đó đồng chí Lê Khả Phiêu là thường trực Bộ Chính trị và đồng chí Phan Diễn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chánh văn phòng Trung ương, có nói với tôi rằng sau bài phát biểu khai mạc hội nghị của Tổng bí thư Đỗ Mười, tôi sẽ được trình bày hai vấn đề: An toàn bảo mật thông tin vô tuyến Trung ương và các công nghệ mới.
Mừng quá, tôi báo cáo rành rẽ từng việc. Vì đã được Bộ trưởng Khoa học công nghệ và Môi trường Phạm Gia Khiêm trao đổi, góp ý từ tối hôm trước nên tôi rất tự tin. Nhưng phần vì muốn được Trung ương ủng hộ, phần vì quá say sưa nên riêng nói về Internet, tôi đã tiêu tốn gấp 3 lần thời gian cho phép, quá cả giờ giải lao. Một vài ý kiến không hài lòng nên phần trình bày của tôi bị ngắt quãng.
Tổng bí thư phê tôi: “Tham quá! Đáng lẽ chỉ cần nói thế này... thế này... trong 5 phút là Trung ương thông ngay”. Vừa nói, ông vừa giơ tay minh họa, thay cho sơ đồ tôi vẽ. “Đằng này anh cứ chỉ khoa học với kỹ thuật!”.
Nói vậy nhưng tôi thấy Tổng bí thư không tỏ vẻ bực bội. Tôi liều tiếp tục nói nốt và một cuộc trình diễn công nghệ nho nhỏ đã diễn ra tại trụ sở Trung ương suốt thời gian hội nghị. Đây là lần đầu tiên thiết bị được mang từ ngoài vào trụ sở. Các Ủy viên Trung ương được dành 30-45 phút tham quan, trao đổi, đặc biệt là về các giải pháp phòng ngừa tiêu cực trên Internet.
Hai người giúp tôi trong việc thuyết trình là Vụ trưởng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế Tổng cục Bưu điện Trần Đức Lai và Cục trưởng Bưu điện trung ương Nguyễn Văn Giai. Họ cũng hồi hộp lo lắng vì không hiểu rồi sẽ đi đến đâu. Tôi để ý thấy hai người đã “thần thánh hóa” bức tường lửa (Firewall) lên ghê gớm. Tôi hiểu họ đang cố gắng để Trung ương yên tâm với mong mỏi Internet được mở cửa mà thôi. Vì thế, tôi cũng phụ họa theo.
Nói dài, nói quá nhưng sau này các bất cập vẫn xảy ra trên Internet nên nhiều đồng chí lãnh đạo dự phiên họp hồi đó, sau này gặp lại tôi vẫn đùa: “Tường lửa của cậu lâu nay hoạt động thế nào? Còn đốt bằng củi không?...”. Tôi vui và nhâm nhi câu nói: “Tham thì thâm!”.
“Báo điện tử ra đời làm tôi vững tin vào việc mở cửa Internet hơn”
(Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực)
“Khi vấn đề mở cửa Internet được đặt ra, Trung ương đã rất lo ngại về việc quản lý. Đó là sự e ngại chính đáng bởi nguy cơ Internet vào Việt Nam bị lợi dụng bởi những thế lực xấu phá hoại đất nước và làm sao có thể kiểm soát hết được nguồn thông tin khổng lồ trên mạng. Nhưng rồi, sau tất cả những nỗ lực chuẩn bị và thuyết phục, Trung ương đã chấp thuận và khi Internet mở ra, chúng tôi mừng khôn xiết.
Riêng tôi còn có cảm xúc đặc biệt hơn là sau đó một năm, có một số vấn đề phức tạp xảy ra. Thậm chí, xuất hiện ý kiến đề nghị đóng cửa Internet lại. Nhưng khi ấy đã có sự xuất hiện của một số báo điện tử như Quê Hương, Thời báo Kinh tế Việt Nam... Trước đó, giới đầu tư nước ngoài không có nhiều thông tin về Việt Nam nên tâm lý của họ là ngại ngần khi nghĩ đến chuyện làm ăn với chúng ta. Nhờ những trang tin lúc đó, họ nắm bắt được những dòng tin chính thống và cơ hội của chúng ta là rất lớn. Bên cạnh đó, giới làm khoa học, người làm quản lý cũng thường xuyên truy cập mạng để phục vụ cho công việc của mình... Như vậy thì làm sao còn có thể đóng Internet được nữa.
Nghĩ lại tôi thấy giật mình. Nếu không nỗ lực để thuyết phục tốt, chỉ chậm lại 3-4 năm thì không biết Việt Nam lạc hậu tới mức nào”.
“Quy chế quản lý nội dung Internet từng phải sửa lại chỉ sau vài ngày ban hành”
(Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Đỗ Quý Doãn)
“Thời điểm năm 1996, tôi đang phụ trách ở Vụ Báo chí (nay là Cục Báo chí). Tôi nhớ khi đó đã có sự manh nha thử nghiệm kết nối mạng ở một vài nơi. Nhưng thú thực, những hiểu biết về Internet của bản thân tôi và nhiều người khác còn rất sơ khai.
Tuy nhiên, với những thông tin tiếp cận được, tôi cũng xác định rằng đối với Internet cần phải có sự quản lý về mặt nội dung và chắc chắn đó không chỉ là việc khó đối với Việt Nam mà là vấn đề chung của thế giới.
Bộ Văn hóa Thông tin khi đó là một thành viên của Ban điều phối quốc gia có nhiệm vụ phải xây dựng quy chế quản lý nội dung trên Internet và Thông tư 1110 ra đời. Nhưng quả thực, trong văn bản này còn có vài điều chưa phù hợp và có ý kiến phản hồi từ một số nơi. Lúc đó, tôi thấy rất băn khoăn vì vừa ban hành quy chế một vài ngày mà đã phải thay đổi thì e cũng thế nào đó.
Bàn bạc với các thành viên trong Ban điều phối, chúng tôi đã đi đến quyết định: Ban hành mấy ngày thì cũng phải sửa, vướng ở đâu, sửa ngay chỗ đó. Với tinh thần cầu thị như vậy, quy chế mới được chúng tôi xây dựng và được sử dụng cho đến gần đây mới thay đổi bằng quy chế 27 để phù hợp với thời cuộc.
Cũng trong những tháng ngày đầu tiên đó, tôi đã phải đọc, cắt và tập hợp lại hàng trăm bài báo về Internet và đóng thành quyển, trong đó là những kiến thức rất cơ bản như Internet là gì, tường lửa là gì... Thậm chí, từ những thông tin này tôi còn in được một cuốn sách với tựa đề Internet và những văn bản pháp lý. Đây cũng là một trong những tài liệu về Internet đầu tiên được xuất bản trong nước”.
* Dịch vụ Internet ở Việt Nam được Nhà nước cho phép thực hiện từ ngày 5/3/1997. Nhưng phải đến 19/11/1997, “cánh cổng” mở ra với thế giới mới chính thức khai trương, sau 8 tháng chuẩn bị. Trước đó, việc thử nghiệm Internet đã tiến hành rất sớm ở 4 đơn vị khác nhau:
Mạng Varenet: (năm 1994) của Viện Công nghệ thông tin thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia được kết nối với mạng Internet qua cổng mạng AARnet của Đại học Quốc gia Australia.
Mạng Toolnet: (năm 1994) của Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường kết nối với mạng Toolnet của Amsterdam (Hà Lan).
Mạng HCMCNET: (năm 1995) của Trung tâm Khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học công nghệ và Môi trường TP HCM kết nối qua nút mạng ở Singapore.
Mạng Sprintnet: (năm 1996) của Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) tại hai địa điểm Hà Nội và Tp.HCM qua hai cổng quốc tế 64 Kb/giây kết nối Internet Sprintlink (Mỹ).
Cùng với việc “mở cửa”, Ban điều phối quốc gia về Internet Việt Nam cũng được thành lập năm 1997 nhằm giúp Thủ tướng trong việc chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa các cơ quan hữu quan.
3 năm sau đó, cả nước có trên 85.000 người sử dụng (tương đương 1 người dùng/1.000 dân) với khoảng 700.000 máy tính cá nhân (1 máy/100 dân) và cứ 10 PC thì có một máy kết nối Internet.
Cũng tính đến năm 2000, Việt Nam có 1 nhà cung cấp dịch vụ truy cập mạng, 5 nhà cung cấp dịch vụ Internet, 14 nhà cung cấp nội dung thông tin, 9 mạng dịch vụ Internet dùng riêng. Báo điện tử có Nhân Dân (cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh), tạp chí Quê Hương, Vietnam News, Thời báo Kinh tế Việt Nam.