Nhân dân tệ chính thức thành đồng tiền dự trữ toàn cầu
Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Jack Lew, khẳng định sẽ còn lâu nữa Nhân dân tệ mới có thể đạt được vị thế của đồng tiền dự trữ toàn cầu
Bắt đầu từ ngày 1/10/2016, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc được đưa vào nhóm giỏ các đồng tiền dự trữ của thế giới. Điều này có thể coi như một bước ngoặt quan trọng trong lộ trình phát triển thành đồng tiền quốc tế của Nhân dân tệ, theo tin từ Reuters.
Lần đầu tiên, Nhân dân tệ được xếp vào chung giỏ với đồng USD, đồng Euro, đồng Yên, đồng Bảng Anh trong nhóm đồng tiền sử dụng cho quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Ngày mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chọn để đưa Nhân dân tệ vào giỏ đồng tiền dự trữ thế giới cũng chính là ngày Quốc khánh Trung Quốc (1/10).
Trong năm ngoái, IMF đã tuyên bố đưa đồng Nhân dân tệ vào nhóm các đồng tiền dự trữ thế giới, vì thế khi quyết định được thực thi, thị trường tài chính toàn cầu sẽ không có nhiều phản ứng. Tuy nhiên, động thái của IMF sẽ tạo sức ép khiến Trung Quốc phải minh bạch hơn về chính sách kinh tế và ngoại hối.
Đã có không ít chuyên gia trên thị trường tiền tệ chỉ trích quyết định này của IMF bởi họ cho rằng Nhân dân tệ chưa được sử dụng rộng rãi trong thương mại và trên các thị trường tài chính và vì thế chưa đáp ứng đủ các tiêu chí của đồng tiền quốc tế.
Ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ chính thức chỉ trích chính phủ Trung Quốc thao túng tỷ giá tiền tệ nếu ông trở thành Tổng thống Mỹ.
Trong tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc đã có nhiều quyết định hạ giá Nhân dân tệ khiến thế giới “choáng váng”. Từ đó đến nay, Nhân dân tệ đã dần hạ giá xuống mức thấp nhất trong 6 năm. 9 tháng đầu năm 2016, Nhân dân tệ hạ giá 2,8% so với đồng USD.
Ngày thứ Năm tuần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Jack Lew, khẳng định sẽ còn lâu nữa đồng Nhân dân tệ mới có thể đạt được vị thế của đồng tiền dự trữ toàn cầu. Dù thừa nhận trong 10 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã có rất nhiều nỗ lực để quốc tế hóa Nhân dân tệ, nhưng ông tin Trung Quốc sẽ còn phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Còn theo phân tích của Capital Economics, dù Nhân dân tệ được đưa vào giỏ các đồng tiền SDR, nhu cầu của quốc tế với các tài sản được định giá bằng Nhân dân tệ sẽ không sớm tăng nhanh, vì vậy về căn bản cũng không có gì khác trước.
Vai trò của Nhân dân tệ trong thương mại toàn cầu vẫn còn khá hạn chế. Theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), hiện mới chỉ 4% thương mại thế giới được thực hiện bằng Nhân dân tệ. Tỷ lệ này với đồng USD và đồng Yên Nhật hiện đang là 88% và 22%.
Lần đầu tiên, Nhân dân tệ được xếp vào chung giỏ với đồng USD, đồng Euro, đồng Yên, đồng Bảng Anh trong nhóm đồng tiền sử dụng cho quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Ngày mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chọn để đưa Nhân dân tệ vào giỏ đồng tiền dự trữ thế giới cũng chính là ngày Quốc khánh Trung Quốc (1/10).
Trong năm ngoái, IMF đã tuyên bố đưa đồng Nhân dân tệ vào nhóm các đồng tiền dự trữ thế giới, vì thế khi quyết định được thực thi, thị trường tài chính toàn cầu sẽ không có nhiều phản ứng. Tuy nhiên, động thái của IMF sẽ tạo sức ép khiến Trung Quốc phải minh bạch hơn về chính sách kinh tế và ngoại hối.
Đã có không ít chuyên gia trên thị trường tiền tệ chỉ trích quyết định này của IMF bởi họ cho rằng Nhân dân tệ chưa được sử dụng rộng rãi trong thương mại và trên các thị trường tài chính và vì thế chưa đáp ứng đủ các tiêu chí của đồng tiền quốc tế.
Ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ông Donald Trump đã tuyên bố sẽ chính thức chỉ trích chính phủ Trung Quốc thao túng tỷ giá tiền tệ nếu ông trở thành Tổng thống Mỹ.
Trong tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc đã có nhiều quyết định hạ giá Nhân dân tệ khiến thế giới “choáng váng”. Từ đó đến nay, Nhân dân tệ đã dần hạ giá xuống mức thấp nhất trong 6 năm. 9 tháng đầu năm 2016, Nhân dân tệ hạ giá 2,8% so với đồng USD.
Ngày thứ Năm tuần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, ông Jack Lew, khẳng định sẽ còn lâu nữa đồng Nhân dân tệ mới có thể đạt được vị thế của đồng tiền dự trữ toàn cầu. Dù thừa nhận trong 10 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã có rất nhiều nỗ lực để quốc tế hóa Nhân dân tệ, nhưng ông tin Trung Quốc sẽ còn phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Còn theo phân tích của Capital Economics, dù Nhân dân tệ được đưa vào giỏ các đồng tiền SDR, nhu cầu của quốc tế với các tài sản được định giá bằng Nhân dân tệ sẽ không sớm tăng nhanh, vì vậy về căn bản cũng không có gì khác trước.
Vai trò của Nhân dân tệ trong thương mại toàn cầu vẫn còn khá hạn chế. Theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), hiện mới chỉ 4% thương mại thế giới được thực hiện bằng Nhân dân tệ. Tỷ lệ này với đồng USD và đồng Yên Nhật hiện đang là 88% và 22%.