Nhập siêu từ Trung Quốc: “Bình thường thì thuận lợi”
Góc nhìn về nhập siêu từ Trung Quốc của nguyên Tham tán Thương mại Đào Ngọc Chương
Hết 6 tháng đầu năm 2010, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc vào khoảng 6,23 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2009 và xấp xỉ mức nhập siêu của cả nước tính trong cùng thời kỳ, theo nguồn của Tổng cục Hải quan.
“Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc không hoàn toàn mang tính tiêu cực, mà cần thấy rằng đây là vấn đề mang tính khách quan, tính lịch sử và cũng có phần tích cực”, ông Đào Ngọc Chương, Phó vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, người nguyên là Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, trao đổi với VnEconomy bên lề diễn đàn đối thoại giữa Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam với doanh nghiệp Trung Quốc cuối tuần trước.
Ông Chương nói:
- Bắt đầu từ năm 2000, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc khoảng trên 100 triệu USD, thì đến nay nhập siêu đã ở mức khá cao, hiện chiếm khoảng 80% nhập siêu của Việt Nam với các nước. Năm ngoái, chúng ta nhập siêu từ Trung Quốc trên 11 tỷ USD. Năm tháng đầu năm nay, nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 5 tỷ USD.
Chênh lệch cán cân thương mại giữa hai nước rất được quan tâm ở các cấp khác nhau của chính phủ hai nước. Trong các cuộc họp về thương mại cũng như đầu tư, hai nước đề cập nhiều đến vấn đề này và hướng là sẽ hợp tác để giải quyết một cách toàn diện, lâu dài, từng bước cân bằng cán cân thương mại.
Tuy nhiên cần nói là nhập siêu có lý do của nó và việc nhập siêu từ thị trường Trung Quốc không hoàn toàn mang tính tiêu cực, mà phải thấy rằng đây là vấn đề mang tính khách quan, tính lịch sử và cũng có phần tích cực.
Bởi vì nhìn lại lịch sử, công cuộc cải cách mở cửa của hai bên chênh nhau 15 năm. Năm 1990, khi chúng ta bắt đầu bình thường hóa quan hệ với bạn cũng là lúc chúng ta chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, đồng thời định hướng xuất khẩu. Khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ của chúng ta không có, do vậy tất cả nguyên liệu đầu vào sản xuất chúng ta phải nhập nước ngoài, đặc biệt là trong các ngành dệt may và giày da.
Trong khi đó, Trung Quốc có vị trí thuận lợi và giá rất cạnh tranh, cho nên Việt Nam nhập nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu cũng tận dụng nhập từ Trung Quốc vì lẽ vị trí gần, vận chuyển nhanh và giá cạnh tranh, mẫu mã cũng phù hợp.
“Bình thường thì thuận lợi”
Việc nhập siêu dẫn đến những mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng có thể coi là tích cực được không, thưa ông?
Nếu không có nhập khẩu từ Trung Quốc thì chúng ta cũng phải nhập khẩu khối lượng như thế từ các thị trường khác. Cho nên, đấy cũng có thể thấy là một điểm tích cực.
Tuy nhiên, khi tất cả phụ thuộc vào một thị trường, đôi khi cũng gây bất lợi cho chúng ta. Nếu trong điều kiện bình thường thì thuận lợi, nếu có gì trục trặc thì sẽ gây khó khăn cho chúng ta về mặt sản xuất và đặc biệt là xuất khẩu.
Chính phủ hai nước đang có hướng xử lý như thế nào vấn đề này, thưa ông?
Các cấp chính quyền hai nước trong thời gian qua đã tập trung xử lý vấn đề này theo 3 hướng.
Thứ nhất, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện cho hàng hóa của chúng ta có điều kiện để xuất khẩu mạnh hơn sang thị trường Trung Quốc. Đây là phương án lâu dài để cân bằng với nhập khẩu đang nhiều từ Trung Quốc.
Thứ hai, chúng ta khuyến khích Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam để gia tăng hàng hóa xuất khẩu ngược lại Trung Quốc, đồng thời tăng khả năng chúng ta xuất khẩu sang nước khác, đóng góp vào kim ngạch chung và dần thu hẹp cán cân thương mại.
Thứ ba, chúng ta cùng bạn đẩy mạnh thương mại dịch vụ, với việc hai bên kết nối với nhau theo "Hai hành lang - Một vành đai", rồi Việt Nam là cửa ngõ vào ASEAN… Việc đẩy mạnh thương mại dịch vụ cũng sẽ góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu của chúng ta sang Trung Quốc tăng thêm, dần thu hẹp cán cân thương mại đang bất hợp lý về phía chúng ta.
Tóm lại, đây là cả một quá trình lâu dài và nó đòi hỏi các cấp chính phủ, các bộ, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ thì mới có thể xử lý được vấn đề này.
Tín hiệu thuận lợi từ Nhân dân tệ
Gần đây, các doanh nghiệp rất quan tâm đến động thái tăng giá đồng Nhân dân tệ, cho rằng có thể tác động có lợi đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Quan điểm của ông?
Việc Trung Quốc bắt đầu cải cách chính sách tỷ giá linh hoạt đối với đồng Nhân dân tệ, có thể nói đây là một tín hiệu cơ bản thuận lợi cho ta. Với việc đồng Nhân dân tệ tới đây tăng giá sẽ tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ mạnh hơn, đồng thời nó cũng làm cho sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam giảm đi.
Vì theo nguyên lý, với đồng Nhân dân tệ lên giá, giá thành các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam sẽ tăng theo. Ngược lại, hàng Việt Nam sẽ có điều kiện cạnh tranh hơn và xuất khẩu nhiều hơn sang thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh sang thị trường Trung Quốc, theo tôi có mấy vấn đề. Thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thị trường Trung Quốc. Đồng thời, phải nắm được các hiệp định song phương và đa phương đã ký, ví dụ như các hiệp định song phương về kinh tế, thương mại, đầu tư, vận tải, hiệp định về khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc…
Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược thâm nhập thị trường, dù ta có thể là nhỏ về quy mô và làm ăn chưa phải bằng doanh nghiệp Trung Quốc, nhưng phải có tầm nhìn đối với thị trường láng giếng, có chiến lược cụ thể.
Thứ ba, doanh nghiệp chúng ta phải từ bỏ tư tưởng ỷ lại buôn bán biên giới, vì đó chỉ là hình thức mang tính lịch sử và có thời gian chứ không thể kéo dài mãi được.
Do buôn bán biên giới là khởi thủy đầu tiên của thương mại hai nước nên tạo thói quan doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần bán đến biên giới. Trong khi đó, phía Trung Quốc, các doanh nghiệp buôn bán biên giới đa phần là nhỏ và kinh doanh chủ yếu mang tính môi giới.
Nếu doanh nghiệp chúng ta chỉ tập trung buôn bán biên giới thì chúng ta chưa hiểu được thị trường Trung Quốc, chưa hiểu được khả năng cũng như nhu cầu của họ mà chỉ thông qua lăng kính là các doanh nghiệp nhỏ. Và nó cũng mang lại cho chúng ta rất nhiều rủi ro.
Cuối cùng, các hiệp hội ngành hàng Việt Nam phải là một điểm tựa thật tốt để các doanh nghiệp chúng ta tiến vào thị trường Trung Quốc.
Ông có cho rằng, việc cân bằng cán cân thương mại hai nước cần vai trò lớn của doanh nghiệp phía Trung Quốc?
Đối với thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc có tìm hiểu khá kỹ và được hỗ trợ rất nhiều của các địa phương, cũng như cơ quan chủ quản của họ. Tuy nhiên, doanh nghiệp Trung Quốc sang chúng ta chủ yếu là làm lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc và chưa quan tâm lắm đến nhập khẩu từ Việt Nam.
Đây là điểm mà hiện nay Việt Nam chúng ta đang quan tâm, làm sao để doanh nghiệp Trung Quốc ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng Trung Quốc sang Việt Nam, thì cũng tạo điều kiện cho họ mua hàng Việt Nam.
Còn về các rào cản kỹ thuật, liệu có vấn đề gì bất bình đẳng khiến cán cân thương mại thiên lệch bất lợi cho Việt Nam?
Cả ta và Trung Quốc đều là thành viên của WTO, tất cả những vấn đề về rào cản như TBT (hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại - PV) và SPS (hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật - PV) hai bên đến giờ phút này đều tuân thủ nghiêm túc.
Trong vấn đề kiểm dịch, an toàn thực phẩm, hai bên hợp tác rất tốt trên cơ sở bình đẳng. Phía bạn yêu cầu ta xuất xứ hay kiểm nghiệm, kiểm dịch như thế nào thì ta yêu cầu bạn như thế. Những vấn đề về cung cấp danh sách nhà sản xuất, nhà trồng trọt, nhà chế biên, nhà xuất khẩu, hay quy định cụ thể về hàm lượng chất kháng sinh, bảo quản… bạn yêu cầu ta đều đáp ứng và tương tự như vậy, ta yêu cầu bạn cũng thực hiện rất nghiêm túc.
Cho nên có thể nói đến giờ phút này, qua rà soát chính sách hai bên, chúng tôi chưa thấy điều gì đó để mà nói có biểu hiện hay khẳng định có rào cản kỹ thuật.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm nữa, trong quan hệ thương mại giữa hai bên, không chỉ cơ quan nhà nước phát hiện ra các vấn đề, mà có cả trách nhiệm của doanh nghiệp. Tôi hy vọng doanh nghiệp trong quá trình làm ăn với nhau, ngoài hợp tác nếu phát hiện các vấn đề thì thông báo cho chúng tôi, cũng như cơ quan quản lý để có ý kiến kịp thời.
“Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc không hoàn toàn mang tính tiêu cực, mà cần thấy rằng đây là vấn đề mang tính khách quan, tính lịch sử và cũng có phần tích cực”, ông Đào Ngọc Chương, Phó vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, người nguyên là Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, trao đổi với VnEconomy bên lề diễn đàn đối thoại giữa Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam với doanh nghiệp Trung Quốc cuối tuần trước.
Ông Chương nói:
- Bắt đầu từ năm 2000, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc khoảng trên 100 triệu USD, thì đến nay nhập siêu đã ở mức khá cao, hiện chiếm khoảng 80% nhập siêu của Việt Nam với các nước. Năm ngoái, chúng ta nhập siêu từ Trung Quốc trên 11 tỷ USD. Năm tháng đầu năm nay, nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 5 tỷ USD.
Chênh lệch cán cân thương mại giữa hai nước rất được quan tâm ở các cấp khác nhau của chính phủ hai nước. Trong các cuộc họp về thương mại cũng như đầu tư, hai nước đề cập nhiều đến vấn đề này và hướng là sẽ hợp tác để giải quyết một cách toàn diện, lâu dài, từng bước cân bằng cán cân thương mại.
Tuy nhiên cần nói là nhập siêu có lý do của nó và việc nhập siêu từ thị trường Trung Quốc không hoàn toàn mang tính tiêu cực, mà phải thấy rằng đây là vấn đề mang tính khách quan, tính lịch sử và cũng có phần tích cực.
Bởi vì nhìn lại lịch sử, công cuộc cải cách mở cửa của hai bên chênh nhau 15 năm. Năm 1990, khi chúng ta bắt đầu bình thường hóa quan hệ với bạn cũng là lúc chúng ta chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, đồng thời định hướng xuất khẩu. Khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ của chúng ta không có, do vậy tất cả nguyên liệu đầu vào sản xuất chúng ta phải nhập nước ngoài, đặc biệt là trong các ngành dệt may và giày da.
Trong khi đó, Trung Quốc có vị trí thuận lợi và giá rất cạnh tranh, cho nên Việt Nam nhập nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu cũng tận dụng nhập từ Trung Quốc vì lẽ vị trí gần, vận chuyển nhanh và giá cạnh tranh, mẫu mã cũng phù hợp.
“Bình thường thì thuận lợi”
Việc nhập siêu dẫn đến những mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng có thể coi là tích cực được không, thưa ông?
Nếu không có nhập khẩu từ Trung Quốc thì chúng ta cũng phải nhập khẩu khối lượng như thế từ các thị trường khác. Cho nên, đấy cũng có thể thấy là một điểm tích cực.
Tuy nhiên, khi tất cả phụ thuộc vào một thị trường, đôi khi cũng gây bất lợi cho chúng ta. Nếu trong điều kiện bình thường thì thuận lợi, nếu có gì trục trặc thì sẽ gây khó khăn cho chúng ta về mặt sản xuất và đặc biệt là xuất khẩu.
Chính phủ hai nước đang có hướng xử lý như thế nào vấn đề này, thưa ông?
Các cấp chính quyền hai nước trong thời gian qua đã tập trung xử lý vấn đề này theo 3 hướng.
Thứ nhất, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện cho hàng hóa của chúng ta có điều kiện để xuất khẩu mạnh hơn sang thị trường Trung Quốc. Đây là phương án lâu dài để cân bằng với nhập khẩu đang nhiều từ Trung Quốc.
Thứ hai, chúng ta khuyến khích Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam để gia tăng hàng hóa xuất khẩu ngược lại Trung Quốc, đồng thời tăng khả năng chúng ta xuất khẩu sang nước khác, đóng góp vào kim ngạch chung và dần thu hẹp cán cân thương mại.
Thứ ba, chúng ta cùng bạn đẩy mạnh thương mại dịch vụ, với việc hai bên kết nối với nhau theo "Hai hành lang - Một vành đai", rồi Việt Nam là cửa ngõ vào ASEAN… Việc đẩy mạnh thương mại dịch vụ cũng sẽ góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu của chúng ta sang Trung Quốc tăng thêm, dần thu hẹp cán cân thương mại đang bất hợp lý về phía chúng ta.
Tóm lại, đây là cả một quá trình lâu dài và nó đòi hỏi các cấp chính phủ, các bộ, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ thì mới có thể xử lý được vấn đề này.
Tín hiệu thuận lợi từ Nhân dân tệ
Gần đây, các doanh nghiệp rất quan tâm đến động thái tăng giá đồng Nhân dân tệ, cho rằng có thể tác động có lợi đến xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Quan điểm của ông?
Việc Trung Quốc bắt đầu cải cách chính sách tỷ giá linh hoạt đối với đồng Nhân dân tệ, có thể nói đây là một tín hiệu cơ bản thuận lợi cho ta. Với việc đồng Nhân dân tệ tới đây tăng giá sẽ tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ mạnh hơn, đồng thời nó cũng làm cho sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam giảm đi.
Vì theo nguyên lý, với đồng Nhân dân tệ lên giá, giá thành các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam sẽ tăng theo. Ngược lại, hàng Việt Nam sẽ có điều kiện cạnh tranh hơn và xuất khẩu nhiều hơn sang thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh sang thị trường Trung Quốc, theo tôi có mấy vấn đề. Thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thị trường Trung Quốc. Đồng thời, phải nắm được các hiệp định song phương và đa phương đã ký, ví dụ như các hiệp định song phương về kinh tế, thương mại, đầu tư, vận tải, hiệp định về khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc…
Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược thâm nhập thị trường, dù ta có thể là nhỏ về quy mô và làm ăn chưa phải bằng doanh nghiệp Trung Quốc, nhưng phải có tầm nhìn đối với thị trường láng giếng, có chiến lược cụ thể.
Thứ ba, doanh nghiệp chúng ta phải từ bỏ tư tưởng ỷ lại buôn bán biên giới, vì đó chỉ là hình thức mang tính lịch sử và có thời gian chứ không thể kéo dài mãi được.
Do buôn bán biên giới là khởi thủy đầu tiên của thương mại hai nước nên tạo thói quan doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần bán đến biên giới. Trong khi đó, phía Trung Quốc, các doanh nghiệp buôn bán biên giới đa phần là nhỏ và kinh doanh chủ yếu mang tính môi giới.
Nếu doanh nghiệp chúng ta chỉ tập trung buôn bán biên giới thì chúng ta chưa hiểu được thị trường Trung Quốc, chưa hiểu được khả năng cũng như nhu cầu của họ mà chỉ thông qua lăng kính là các doanh nghiệp nhỏ. Và nó cũng mang lại cho chúng ta rất nhiều rủi ro.
Cuối cùng, các hiệp hội ngành hàng Việt Nam phải là một điểm tựa thật tốt để các doanh nghiệp chúng ta tiến vào thị trường Trung Quốc.
Ông có cho rằng, việc cân bằng cán cân thương mại hai nước cần vai trò lớn của doanh nghiệp phía Trung Quốc?
Đối với thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc có tìm hiểu khá kỹ và được hỗ trợ rất nhiều của các địa phương, cũng như cơ quan chủ quản của họ. Tuy nhiên, doanh nghiệp Trung Quốc sang chúng ta chủ yếu là làm lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc và chưa quan tâm lắm đến nhập khẩu từ Việt Nam.
Đây là điểm mà hiện nay Việt Nam chúng ta đang quan tâm, làm sao để doanh nghiệp Trung Quốc ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng Trung Quốc sang Việt Nam, thì cũng tạo điều kiện cho họ mua hàng Việt Nam.
Còn về các rào cản kỹ thuật, liệu có vấn đề gì bất bình đẳng khiến cán cân thương mại thiên lệch bất lợi cho Việt Nam?
Cả ta và Trung Quốc đều là thành viên của WTO, tất cả những vấn đề về rào cản như TBT (hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại - PV) và SPS (hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật - PV) hai bên đến giờ phút này đều tuân thủ nghiêm túc.
Trong vấn đề kiểm dịch, an toàn thực phẩm, hai bên hợp tác rất tốt trên cơ sở bình đẳng. Phía bạn yêu cầu ta xuất xứ hay kiểm nghiệm, kiểm dịch như thế nào thì ta yêu cầu bạn như thế. Những vấn đề về cung cấp danh sách nhà sản xuất, nhà trồng trọt, nhà chế biên, nhà xuất khẩu, hay quy định cụ thể về hàm lượng chất kháng sinh, bảo quản… bạn yêu cầu ta đều đáp ứng và tương tự như vậy, ta yêu cầu bạn cũng thực hiện rất nghiêm túc.
Cho nên có thể nói đến giờ phút này, qua rà soát chính sách hai bên, chúng tôi chưa thấy điều gì đó để mà nói có biểu hiện hay khẳng định có rào cản kỹ thuật.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm nữa, trong quan hệ thương mại giữa hai bên, không chỉ cơ quan nhà nước phát hiện ra các vấn đề, mà có cả trách nhiệm của doanh nghiệp. Tôi hy vọng doanh nghiệp trong quá trình làm ăn với nhau, ngoài hợp tác nếu phát hiện các vấn đề thì thông báo cho chúng tôi, cũng như cơ quan quản lý để có ý kiến kịp thời.