Nhật gặp “họa vô đơn chí” vì Brexit
Nhật cần một đồng Yên yếu hơn, nhưng Brexit lại đang làm đồng tiền của nước này mạnh lên
Sự kiện Brexit đẩy giá đồng Yên tăng vọt đang gây ra những thách thức mới đối với chiến lược chấn hưng tăng trưởng mang tên Abenomics vốn dĩ đã gặp khó của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Sau khi cử tri Anh chọn ra khỏi Liên minh Châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, tỷ giá đồng Bảng Anh đã lao dốc chóng mặt xuống mức thấp nhất trong hơn 3 thập kỷ. Cùng với đó, giới đầu tư đã ồ ạt gom mua những tài sản an toàn truyền thống như đồng USD, vàng và đồng Yên Nhật.
Điều này khiến tỷ giá đồng Yên so với USD tăng vọt lên mức gần 99 Yên đổi 1 USD, từ mức 107 Yên/USD trước Brexit. Ngoài ra, đồng Bảng mất giá hơn 8% so với đồng Yên và đồng Yên mất giá hơn 4% so với đồng tiền của Nhật, chạm đáy của 3 năm rưỡi.
“Vịnh tránh bão”
Ở thời điểm hiện tại, Nhật cần một đồng Yên yếu hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Brexit lại khiến giới đầu tư cần những “vịnh tránh bão” như đồng Yên nhiều hơn bao giờ hết.
“Tâm lý ngại rủi ro kiểu kinh điển đang được thể hiện rõ nét”, ông Alessio de Longis, nhà quản lý danh mục thuộc công ty OppenheimerFunds, nhận định. “Đồng Yên là đồng tiền ‘phòng thủ’ trong một môi trường mà tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc”.
Ông de Longis nhấn mạnh đồng Yên thậm chí đã tăng giá từ trước sự kiện Brexit do những lo ngại về sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới. Khi xảy ra Brexit, đồng Yên càng phát huy vai trò “hầm trú ẩn” đối với những đầu tư đang muốn tránh trú tình trạng bất ổn tiếp diễn trên thị trường tài chính toàn cầu.
Nhưng chính điều này lại làm khó những nỗ lực của Nhật Bản trong việc ra sự phục hồi bền vững cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Đồng Yên yếu giữ vai trò then chốt đối với chiến lược Abenomics, bởi Nhật Bản - một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới - cần một đồng nội tệ yếu để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các công ty xuất khẩu.
Nhiều người có thể đặt câu hỏi vì sao kinh tế Nhật đã trì trệ suốt mấy thập kỷ nay mà đồng Yên vẫn được các nhà đầu tư ưa chuộng trong những thời điểm bất ổn toàn cầu gia tăng? Câu trả lời là: nợ nước ngoài ở mức thấp và xã hội phồn vinh của Nhật chính là những nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của đồng Yên với tư cách một kênh đầu tư an toàn.
“Việc người Anh chọn ra khỏi EU đã làm gia tăng sức hấp dẫn của Yên Nhật”, chiến lược gia trưởng tiền tệ Joseph Trevisani thuộc công ty Worldwide Markets nhận định. “Nhật không có một nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nhưng nước Nhật là một đảo quốc và nền kinh tế Nhật khó có chuyện suy sụp”.
“Dù Abenomics chưa thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật, các nhà giao dịch tiền tệ vẫn ưa thích sự ổn định của Nhật Bản so với số lượng ngày càng lớn những nền kinh tế ‘có vấn đề’ trên toàn cầu”, ông Trevisani nói thêm.
Đồng Yên giờ đang trở thành một thước đo cho tâm lý lo ngại rủi ro của giới đầu tư toàn cầu, làm gia tăng nguy cơ đối với cán cân thương mại của Nhật Bản. Trong tháng 4 vừa qua, dù xuất khẩu tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, Nhật Bản đã chịu thâm hụt thương mại.
Không chỉ là một thách thức đối với các nhà xuất khẩu của Nhật, đồng Yên mạnh còn làm gia tăng khả năng BoJ - một trong những ngân hàng trung ương mạnh tay nhất thế giới trong vấn đề quản lý rủi ro tỷ giá - có thể bán ra đồng Yên để giảm áp lực tăng giá đối với đồng tiền này.
Ai tiếp bước Anh?
Ông Richard Hastings, chiến lược gia vĩ mô thuộc công ty Seaport Global Securities, nhận định bản thân Brexit “không có những đặc điểm của một sự kiện kiểu ‘thiên nga đen’ (black swan), mà là một sự kiện nổ ra từ hư không, với quy mô và sức mạnh lớn”.
Chuyên gia này cho rằng để ngăn đồng Yên tăng giá thêm, BoJ sẽ phải sử dụng tới cơ chế làm giảm lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật đã ở mức thấp kỷ lục. Điều này đồng nghĩa với việc có giới hạn trong những việc mà BoJ có thể làm để ngăn đà tăng giá của đồng Yên.
Trên thực tế, thị trường có lẽ đã nghĩ đến một cuộc khủng hoảng tiếp theo. Dù hầu như tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, ông de Longis của OppenheimerFunds chi ra rằng một số thị trường ở châu Âu giảm điểm đặc biệt mạnh. Và đây có thể là một điềm xấu.
Diễn biến thị trường của ngày thứ Sáu “đã nói lên tất cả những gì bạn cần biết? Đâu là những thị trường giảm điểm mạnh nhất? Chính là Tây Ban Nha và Italy”, ông de Longis nói, nhấn mạnh việc hai thị trường này cùng giảm điểm ở mức hai con số, mạnh hơn mức giảm của chứng khoán Anh.
Tây Ban Nha và Italy đang nằm trong số những quốc gia có nguy cơ “theo chân” Anh ra khỏi EU. Thị trường chứng khoán của những nước này giảm điểm mạnh nhất là một bằng chứng cho thấy “rủi ro tiếp theo nằm ở đâu”, ông de Longis phát biểu.
Sau khi cử tri Anh chọn ra khỏi Liên minh Châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, tỷ giá đồng Bảng Anh đã lao dốc chóng mặt xuống mức thấp nhất trong hơn 3 thập kỷ. Cùng với đó, giới đầu tư đã ồ ạt gom mua những tài sản an toàn truyền thống như đồng USD, vàng và đồng Yên Nhật.
Điều này khiến tỷ giá đồng Yên so với USD tăng vọt lên mức gần 99 Yên đổi 1 USD, từ mức 107 Yên/USD trước Brexit. Ngoài ra, đồng Bảng mất giá hơn 8% so với đồng Yên và đồng Yên mất giá hơn 4% so với đồng tiền của Nhật, chạm đáy của 3 năm rưỡi.
“Vịnh tránh bão”
Ở thời điểm hiện tại, Nhật cần một đồng Yên yếu hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Brexit lại khiến giới đầu tư cần những “vịnh tránh bão” như đồng Yên nhiều hơn bao giờ hết.
“Tâm lý ngại rủi ro kiểu kinh điển đang được thể hiện rõ nét”, ông Alessio de Longis, nhà quản lý danh mục thuộc công ty OppenheimerFunds, nhận định. “Đồng Yên là đồng tiền ‘phòng thủ’ trong một môi trường mà tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc”.
Ông de Longis nhấn mạnh đồng Yên thậm chí đã tăng giá từ trước sự kiện Brexit do những lo ngại về sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới. Khi xảy ra Brexit, đồng Yên càng phát huy vai trò “hầm trú ẩn” đối với những đầu tư đang muốn tránh trú tình trạng bất ổn tiếp diễn trên thị trường tài chính toàn cầu.
Nhưng chính điều này lại làm khó những nỗ lực của Nhật Bản trong việc ra sự phục hồi bền vững cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Đồng Yên yếu giữ vai trò then chốt đối với chiến lược Abenomics, bởi Nhật Bản - một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới - cần một đồng nội tệ yếu để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các công ty xuất khẩu.
Nhiều người có thể đặt câu hỏi vì sao kinh tế Nhật đã trì trệ suốt mấy thập kỷ nay mà đồng Yên vẫn được các nhà đầu tư ưa chuộng trong những thời điểm bất ổn toàn cầu gia tăng? Câu trả lời là: nợ nước ngoài ở mức thấp và xã hội phồn vinh của Nhật chính là những nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của đồng Yên với tư cách một kênh đầu tư an toàn.
“Việc người Anh chọn ra khỏi EU đã làm gia tăng sức hấp dẫn của Yên Nhật”, chiến lược gia trưởng tiền tệ Joseph Trevisani thuộc công ty Worldwide Markets nhận định. “Nhật không có một nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nhưng nước Nhật là một đảo quốc và nền kinh tế Nhật khó có chuyện suy sụp”.
“Dù Abenomics chưa thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật, các nhà giao dịch tiền tệ vẫn ưa thích sự ổn định của Nhật Bản so với số lượng ngày càng lớn những nền kinh tế ‘có vấn đề’ trên toàn cầu”, ông Trevisani nói thêm.
Đồng Yên giờ đang trở thành một thước đo cho tâm lý lo ngại rủi ro của giới đầu tư toàn cầu, làm gia tăng nguy cơ đối với cán cân thương mại của Nhật Bản. Trong tháng 4 vừa qua, dù xuất khẩu tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, Nhật Bản đã chịu thâm hụt thương mại.
Không chỉ là một thách thức đối với các nhà xuất khẩu của Nhật, đồng Yên mạnh còn làm gia tăng khả năng BoJ - một trong những ngân hàng trung ương mạnh tay nhất thế giới trong vấn đề quản lý rủi ro tỷ giá - có thể bán ra đồng Yên để giảm áp lực tăng giá đối với đồng tiền này.
Ai tiếp bước Anh?
Ông Richard Hastings, chiến lược gia vĩ mô thuộc công ty Seaport Global Securities, nhận định bản thân Brexit “không có những đặc điểm của một sự kiện kiểu ‘thiên nga đen’ (black swan), mà là một sự kiện nổ ra từ hư không, với quy mô và sức mạnh lớn”.
Chuyên gia này cho rằng để ngăn đồng Yên tăng giá thêm, BoJ sẽ phải sử dụng tới cơ chế làm giảm lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật đã ở mức thấp kỷ lục. Điều này đồng nghĩa với việc có giới hạn trong những việc mà BoJ có thể làm để ngăn đà tăng giá của đồng Yên.
Trên thực tế, thị trường có lẽ đã nghĩ đến một cuộc khủng hoảng tiếp theo. Dù hầu như tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, ông de Longis của OppenheimerFunds chi ra rằng một số thị trường ở châu Âu giảm điểm đặc biệt mạnh. Và đây có thể là một điềm xấu.
Diễn biến thị trường của ngày thứ Sáu “đã nói lên tất cả những gì bạn cần biết? Đâu là những thị trường giảm điểm mạnh nhất? Chính là Tây Ban Nha và Italy”, ông de Longis nói, nhấn mạnh việc hai thị trường này cùng giảm điểm ở mức hai con số, mạnh hơn mức giảm của chứng khoán Anh.
Tây Ban Nha và Italy đang nằm trong số những quốc gia có nguy cơ “theo chân” Anh ra khỏi EU. Thị trường chứng khoán của những nước này giảm điểm mạnh nhất là một bằng chứng cho thấy “rủi ro tiếp theo nằm ở đâu”, ông de Longis phát biểu.