Nhật-Trung nối lại đàm phán biển đảo
Cuộc đàm phán này được xem là một trong những tín hiệu gần đây cho thấy, Nhật-Trung đang nỗ lực cải thiện quan hệ
Nhật Bản và Trung Quốc tuần này đã nối lại các cuộc đàm phán cấp cao về vấn đề biển đảo. Động thái này được tờ Wall Street Journal đánh giá là có thể làm giảm nhiệt tranh chấp trên biển giữa Tokyo và Bắc Kinh, đồng thời mở đường cho các nhà lãnh đạo hai nước có cuộc gặp gỡ lần đầu tiên trong nhiều năm.
Báo trên dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, các nhà ngoại giao cấp cao, cùng với các quan chức về quốc phòng và hàng hải hai nước hôm qua (24/9) kết thúc một cuộc gặp kéo dài hai ngày ở thành phố Thanh Đảo của Trung Quốc.
Hai tuyên bố của hai bộ ngoại giao cho biết, tại cuộc gặp trên, các quan chức hai nước đã trao đổi quan điểm về biển Hoa Đông. Đây là vùng biển có quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, tâm điểm của quan hệ căng thẳng Nhật-Trung trong hai năm qua.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật, cuộc gặp tại Thanh Đảo đánh dấu cuộc đàm phán song phương đầu tiên về tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa hai nước kể từ tháng 5/2012.
Cuộc đàm phán này được xem là một trong những tín hiệu gần đây cho thấy, Nhật-Trung đang nỗ lực cải thiện quan hệ, đồng thời giảm các cuộc “đấu khẩu” gay gắt và tránh nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự.
Trong khi đó, đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Nhật Bản từ trước đến nay sang Trung Quốc, với hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, đang có mặt ở Bắc Kinh. Hôm qua, đoàn này đã có cuộc gặp với Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương. Hãng thông tấn Kyodo dẫn lời một số doanh nhân tham gia cuộc gặp tiết lộ, ông Dương nói với các đại biểu Nhật rằng, ông đang tìm cách nhằm sớm nối lại đối thoại kinh tế cấp cao với Tokyo.
Nếu xu hướng tích cực này tiếp tục được duy trì, thì cánh cửa có thể mở ra cho cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) dự kiến diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 11 tới.
Thủ tướng Abe đã bày tỏ hy vọng sẽ có một cuộc gặp thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình trong sự kiện này. Phía Trung Quốc nói, việc có nối lại các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất hay không sẽ tùy thuộc vào hành động của Tokyo.
Quan điểm của giới chức Mỹ là Nhật Bản và Trung Quốc cần thiết lập một đường dây quân sự nóng để ngăn chặn nguy cơ xảy ra đụng độ tính toán sai lầm, hoặc va chạm nhỏ leo thang thành xung đột khiến Mỹ phải can thiệp với tư cách một đồng minh của Nhật.
Căng thẳng Nhật-Trung bùng phát vào tháng 9/2012 sau khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc đáp trả bằng cách liên tục đưa tàu và máy bay tới tuần tra quanh quần đảo này. Tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên phần lớn biển Hoa Đông, yêu cầu các máy bay hoạt động trong khu vực phải cung cấp nhận diện nếu được nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu.
Tháng 5 năm nay, Nhật-Trung bắt đầu có biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp, tổ chức cuộc đàm phán cấp bộ trưởng đầu tiên kể từ tháng 12/22013. Ngoại trưởng hai nước đã gặp tại Myanmar tại hội nghị ngoại trưởng các nước Đông Nam Á diễn ra vào tháng 8.
Trong một nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Thủ tướng Abe đã không tới thăm ngôi đền thờ gây tranh cãi Yasukuni trong dịp kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến 2 hôm 15/8 vừa qua. Tuy vậy, Bắc Kinh vẫn chỉ trích ông Abe khi Thủ tướng Nhật cử một trợ lý tới viếng ngôi đền này.
Báo trên dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, các nhà ngoại giao cấp cao, cùng với các quan chức về quốc phòng và hàng hải hai nước hôm qua (24/9) kết thúc một cuộc gặp kéo dài hai ngày ở thành phố Thanh Đảo của Trung Quốc.
Hai tuyên bố của hai bộ ngoại giao cho biết, tại cuộc gặp trên, các quan chức hai nước đã trao đổi quan điểm về biển Hoa Đông. Đây là vùng biển có quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, tâm điểm của quan hệ căng thẳng Nhật-Trung trong hai năm qua.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật, cuộc gặp tại Thanh Đảo đánh dấu cuộc đàm phán song phương đầu tiên về tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa hai nước kể từ tháng 5/2012.
Cuộc đàm phán này được xem là một trong những tín hiệu gần đây cho thấy, Nhật-Trung đang nỗ lực cải thiện quan hệ, đồng thời giảm các cuộc “đấu khẩu” gay gắt và tránh nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự.
Trong khi đó, đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Nhật Bản từ trước đến nay sang Trung Quốc, với hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, đang có mặt ở Bắc Kinh. Hôm qua, đoàn này đã có cuộc gặp với Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương. Hãng thông tấn Kyodo dẫn lời một số doanh nhân tham gia cuộc gặp tiết lộ, ông Dương nói với các đại biểu Nhật rằng, ông đang tìm cách nhằm sớm nối lại đối thoại kinh tế cấp cao với Tokyo.
Nếu xu hướng tích cực này tiếp tục được duy trì, thì cánh cửa có thể mở ra cho cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) dự kiến diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 11 tới.
Thủ tướng Abe đã bày tỏ hy vọng sẽ có một cuộc gặp thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình trong sự kiện này. Phía Trung Quốc nói, việc có nối lại các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất hay không sẽ tùy thuộc vào hành động của Tokyo.
Quan điểm của giới chức Mỹ là Nhật Bản và Trung Quốc cần thiết lập một đường dây quân sự nóng để ngăn chặn nguy cơ xảy ra đụng độ tính toán sai lầm, hoặc va chạm nhỏ leo thang thành xung đột khiến Mỹ phải can thiệp với tư cách một đồng minh của Nhật.
Căng thẳng Nhật-Trung bùng phát vào tháng 9/2012 sau khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc đáp trả bằng cách liên tục đưa tàu và máy bay tới tuần tra quanh quần đảo này. Tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên phần lớn biển Hoa Đông, yêu cầu các máy bay hoạt động trong khu vực phải cung cấp nhận diện nếu được nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu.
Tháng 5 năm nay, Nhật-Trung bắt đầu có biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp, tổ chức cuộc đàm phán cấp bộ trưởng đầu tiên kể từ tháng 12/22013. Ngoại trưởng hai nước đã gặp tại Myanmar tại hội nghị ngoại trưởng các nước Đông Nam Á diễn ra vào tháng 8.
Trong một nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Thủ tướng Abe đã không tới thăm ngôi đền thờ gây tranh cãi Yasukuni trong dịp kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến 2 hôm 15/8 vừa qua. Tuy vậy, Bắc Kinh vẫn chỉ trích ông Abe khi Thủ tướng Nhật cử một trợ lý tới viếng ngôi đền này.