Nhật cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp biển đảo
Thủ tướng Nhật nói việc dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng "sẽ không thể được chấp nhận”
Trong một bài phát biểu trước quân đội Nhật, bao gồm một lực lượng đặc biệt được giao nhiệm vụ bảo vệ các hòn đảo xa xôi của nước này, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố sẽ kiểm soát những tham vọng về lãnh thổ của các quốc gia khác. Đây được xem như một lời cảnh báo ngầm của Tokyo đối với các bước tiến trên biển của Bắc Kinh.
“Chúng ta sẽ cho thấy quyết tâm của chúng ta với tư cách một dân tộc, rằng việc dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng sẽ không thể được chấp nhận”, tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Abe Trong chương trình duyệt binh thường niên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) vào ngày 27/10.
“Môi trường an ninh xung quanh nước Nhật đang ngày càng có nhiều thách thức. Đó là thực tế”, ông Abe nói trước khoảng 4.000 thành viên của SDF tập trung tại một căn cứ quân sự ở phía Bắc của Tokyo.
Mặc dù không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, phát biểu này của ông Abe cũng tương tự như một loạt cảnh báo trước đó mà ông đã đưa ra đối với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng nước ở châu Á, bao gồm một số đảo đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal vào ngày thứ Sáu tuần trước, ông Abe thúc giục Trung Quốc hành động có trách nhiệm và không sử dụng tới vũ lực, đồng thời nói thêm rằng các quốc gia khác trong khu vực có cùng quan điểm này. “Nhiều quốc gia muốn Nhật bản bày tỏ mạnh mẽ quan điểm này. Và họ hy vọng, bằng cách đó, Trung Quốc sẽ hành động có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, người đứng đầu Chính phủ Nhật nói.
Trên biển Đông, Trung Quốc hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam và Philippines.
Phát biểu hôm 27/10, ông Abe nói rằng, hoạt động giám sát và tuần tra là cần thiết để ngăn chặn “sự thay đổi hiện trạng”. Đây được xem là sự ám chỉ nhằm vào các cuộc đối đầu giữa tàu thuyền của Nhật Bản và Trung Quốc tại các khu vực đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông. Nhật Bản hiện đang nắm quyền kiểm soát đối với quần đảo mà nước này gọi là Senkaku, nhưng các tàu hải quân Trung Quốc vẫn thường xuyên xuất hiện ở các vùng nước lân cận của quần đảo này và đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản với lời khẳng định rằng Điếu Ngư - theo cách gọi của Bắc Kinh đối với quần đảo trên - là lãnh thổ trên biển của Trung Quốc.
Mặc dù lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản hiện vẫn đang đứng ra xử lý các vụ xâm nhập này, một số nhà làm luật ở Tokyo đã kêu gọi SDF có mặt trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các quan chức quốc phòng Nhật Bản còn đang tính tới khả năng xây dựng một cơ sở quân sự tại Okinawa, gần với Senkaku/Điếu Ngư.
Trong cuộc diễu hành diễn ra vào ngày 27/10, trung đoàn bộ binh phía Tây thuộc SDF đã lần đầu tiên tham gia. Đây được xem như một động thái biểu hiện các nỗ lực của Tokyo nhằm tăng cường phòng vệ ở khu vực phía Tây của Nhật Bản, nơi tiếp giáp với biển Hoa Đông. Các binh sỹ của lực lượng này xuất hiện trên những chiếc xe quân sự lưỡng cư kéo theo những chiếc thuyền cao su, phản ánh sứ mệnh bảo về những hòn đảo ngoài rìa của nước Nhật.
Trong cuộc diễu binh còn có một xe tấn công lưỡng cư của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Trung đoàn bộ binh phía Tây đã tham gia huấn luyện cùng với lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, dẫn tới những đồn đoán rằng, Nhật Bản đang muốn thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ của riêng mình bên cạnh ba lực lực hiện nay trong SDF là hải, lục và không quân.
Ngoài tranh chấp trên biển Hoa Đông, Nhật Bản còn ngày càng quan ngại về hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển khác. Tuần trước, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, hải quân nước này bắt đầu tập trận ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương với sự tham gia của ba hạm đội.
Động thái như vậy của Trung Quốc đã khiến Tokyo đưa ra những lời kêu gọi về tăng cường giám sát. Tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Abe đã tới thăm một số hòn đảo xa xôi ở Okinawa, bao gồm một hòn đảo được sử dụng làm trung tâm để theo dõi các hoạt động trên biển Hoa Đông. Chuyến thăm này của ông Abe đã bị Bắc Kinh chỉ trích là đe dọa ổn định trong khu vực.
“Chúng ta sẽ cho thấy quyết tâm của chúng ta với tư cách một dân tộc, rằng việc dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng sẽ không thể được chấp nhận”, tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Abe Trong chương trình duyệt binh thường niên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) vào ngày 27/10.
“Môi trường an ninh xung quanh nước Nhật đang ngày càng có nhiều thách thức. Đó là thực tế”, ông Abe nói trước khoảng 4.000 thành viên của SDF tập trung tại một căn cứ quân sự ở phía Bắc của Tokyo.
Mặc dù không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, phát biểu này của ông Abe cũng tương tự như một loạt cảnh báo trước đó mà ông đã đưa ra đối với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng nước ở châu Á, bao gồm một số đảo đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal vào ngày thứ Sáu tuần trước, ông Abe thúc giục Trung Quốc hành động có trách nhiệm và không sử dụng tới vũ lực, đồng thời nói thêm rằng các quốc gia khác trong khu vực có cùng quan điểm này. “Nhiều quốc gia muốn Nhật bản bày tỏ mạnh mẽ quan điểm này. Và họ hy vọng, bằng cách đó, Trung Quốc sẽ hành động có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, người đứng đầu Chính phủ Nhật nói.
Trên biển Đông, Trung Quốc hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam và Philippines.
Phát biểu hôm 27/10, ông Abe nói rằng, hoạt động giám sát và tuần tra là cần thiết để ngăn chặn “sự thay đổi hiện trạng”. Đây được xem là sự ám chỉ nhằm vào các cuộc đối đầu giữa tàu thuyền của Nhật Bản và Trung Quốc tại các khu vực đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông. Nhật Bản hiện đang nắm quyền kiểm soát đối với quần đảo mà nước này gọi là Senkaku, nhưng các tàu hải quân Trung Quốc vẫn thường xuyên xuất hiện ở các vùng nước lân cận của quần đảo này và đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản với lời khẳng định rằng Điếu Ngư - theo cách gọi của Bắc Kinh đối với quần đảo trên - là lãnh thổ trên biển của Trung Quốc.
Mặc dù lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản hiện vẫn đang đứng ra xử lý các vụ xâm nhập này, một số nhà làm luật ở Tokyo đã kêu gọi SDF có mặt trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các quan chức quốc phòng Nhật Bản còn đang tính tới khả năng xây dựng một cơ sở quân sự tại Okinawa, gần với Senkaku/Điếu Ngư.
Trong cuộc diễu hành diễn ra vào ngày 27/10, trung đoàn bộ binh phía Tây thuộc SDF đã lần đầu tiên tham gia. Đây được xem như một động thái biểu hiện các nỗ lực của Tokyo nhằm tăng cường phòng vệ ở khu vực phía Tây của Nhật Bản, nơi tiếp giáp với biển Hoa Đông. Các binh sỹ của lực lượng này xuất hiện trên những chiếc xe quân sự lưỡng cư kéo theo những chiếc thuyền cao su, phản ánh sứ mệnh bảo về những hòn đảo ngoài rìa của nước Nhật.
Trong cuộc diễu binh còn có một xe tấn công lưỡng cư của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Trung đoàn bộ binh phía Tây đã tham gia huấn luyện cùng với lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, dẫn tới những đồn đoán rằng, Nhật Bản đang muốn thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ của riêng mình bên cạnh ba lực lực hiện nay trong SDF là hải, lục và không quân.
Ngoài tranh chấp trên biển Hoa Đông, Nhật Bản còn ngày càng quan ngại về hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển khác. Tuần trước, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, hải quân nước này bắt đầu tập trận ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương với sự tham gia của ba hạm đội.
Động thái như vậy của Trung Quốc đã khiến Tokyo đưa ra những lời kêu gọi về tăng cường giám sát. Tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Abe đã tới thăm một số hòn đảo xa xôi ở Okinawa, bao gồm một hòn đảo được sử dụng làm trung tâm để theo dõi các hoạt động trên biển Hoa Đông. Chuyến thăm này của ông Abe đã bị Bắc Kinh chỉ trích là đe dọa ổn định trong khu vực.