Nhiều chaebol xứ Hàn vẫn lãi lớn bất chấp khủng hoảng chính trị
Quý 1/2017, Hàn Quốc có 9 công ty báo lãi nghìn tỷ Won (879 triệu USD). Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, chỉ có 4 công ty trong nhóm này
Quý 1/2017, Hàn Quốc có 9 công ty báo lãi nghìn tỷ Won (khoảng 879 triệu USD). Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, chỉ có 4 công ty trong nhóm này.
Các công ty này gồm Samsung Electronics, SK hynix, POSCO, tập đoàn tài chính Shinhan, Hyundai Motor, LG Display, SK Innovation, Korea Electric Power Corp. (KEPCO), và SK C&C.
"Thông thường, quý đầu tiên của năm là thời điểm kinh doanh chững lại”, Lee Sang-hoon, cựu chuyên gia phân tích tại Daishin Securities, cho biết. "Tuy vậy, 9 công ty này vẫn báo lợi nhuận hoạt động trên một nghìn tỷ trong quý đầu tiên, điều này hứa hẹn một năm ăn nên làm ra của họ”.
Kết quả kinh doanh của các công ty hàng đầu của kinh tế Hàn Quốc được đưa ra trong bối cảnh kinh tế - chính trị nước này đang có những biến động lớn.
Mới đây, ông Moon Jae-in đắc cử trở thành tân tổng thống của nước này với nhiệm vụ vực dậy một đất nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng chính trị gây chấn động tới gốc rễ của toàn bộ hệ thống chính trị và doanh nghiệp. Ông Moon cam kết sẽ giảm ảnh hưởng chính trị của các chaebol - tên gọi của các tập đoàn gia đình quy mô lớn đã thống trị nền kinh tế Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ - như Samsung, SK.
Samsung Electronics, từ lâu đã nắm trong nhóm công ty lãi nghìn tỷ Won, báo cáo lợi nhuận hoạt động trong quý đầu năm 2017 là 9,89 nghìn tỷ Won, mức cao nhất kể từ quý 3/2013.
Điều đó cho thấy những vấn đề gần đây của tập đoàn như tình hình sức khỏe của chủ tịch Lee Kun-hee hay việc người thừa kế, Phó chủ tịch Lee Jae-yong bị bắt, không mấy tác động tới tình hình kinh doanh của gã khổng lồ này.
Được gọi là “Thái tử Samsung”, Lee Jae-yong bị bắt vì cáo buộc hối lộ liên quan tới bê bối chính trị dẫn tới việc cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị phế truất.
Theo Korean Business Times, kết quả ấn tượng của Samsung có được nhờ sự bùng nổ của thị trường chíp nhớ.
Trong khi đó, hãng sản xuất màn hình LG Display là công ty có tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất trong 9 công ty. Quý đầu 2017, hãng này báo lãi 1,02 nghìn tỷ Won, tăng vọt từ 39,5 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
SK Innovation ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong mảng kinh doanh hóa chất với lợi nhuận hoạt động 1 nghìn tỷ Won trong quý, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2011 lợi nhuận quý của hãng này chạm ngưỡng nghìn tỷ. Theo giới phân tích, những khoản đầu tư khôn ngoan vào mảng hóa chất và dầu bôi trơn của hãng này đã bắt đầu mang lại hiệu quả.
Trong năm năm qua, SK Innovation đã đầu tư gần 5 nghìn tỷ Won vào mảng này, trong đó gồm có 1,6 nghìn tỷ Won cho cơ sở sản xuất tại Incheon, 1,2 nghìn tỷ Won cho liên doanh hóa dầu tại Trung Quốc và 480 tỷ Won cho cơ sở sản xuất dầu sơn tại Ulsan.
Trong số lợi nhuận một nghìn tỷ Won của hãng này có tới 454,7 tỷ Won đến từ cơ sở sản xuất mới đầu tư tại Incheon.
Còn Tập đoàn tài chính Shinhan ghi nhận lợi nhuận hoạt động quý đầu năm đạt 1,29 nghìn tỷ Won, lợi nhuận ròng là 997,1 tỷ Won.
Kết quả này khiến nhiều người bất ngờ bởi trong quý, đơn vị đầu tàu của tập đoàn này là Ngân hàng Shinhan báo lợi nhuận ròng giảm 7% xuống 523,5 tỷ Won.
Tuy vậy, các đơn vị kinh doanh khác gồm Công ty thẻ Shinhan Card, Công ty đầu tư Shinhan Investment Corp. lại có tăng trưởng lợi nhuận tăng vọt. Cụ thể, Shinhan Card đạt lợi nhuận 410,8 tỷ Won, tăng 170% so với cùng kỳ năm trước, còn Shinhan Investment Corp. lãi 46 tỷ Won, tăng 111% so với quý đầu năm ngoái.
Trong quý 1/2017, lợi nhuận của hãng sản xuất xe lớn nhất Hàn Quốc Hyundai Motor giảm từ 1,34 nghìn tỷ xuống còn 1,25 nghìn tỷ Won, tương đương mức giảm 6,8%.
Kết quả này một phần do thua lỗ tại thị trường Trung Quốc, nơi các hãng xe của Hàn Quốc bị tẩy chay - phản ứng của chính quyền Bắc Kinh trước việc Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất của Hàn Quốc.
Trong tháng 3, Hyundai Motor và công ty con Kia Motors chỉ bán được 72.032 xe tại Trung Quốc, giảm 52,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số tháng 4 của hai hãng này cũng không khả quan hơn khi Hyundai Motor chỉ bán được hơn 35.000 xe, giảm 64%, Kia Motors chỉ bán được hơn 16.000 chiếc, giảm 68%.
Tuy vậy, hãng này kỳ vọng sẽ sớm vực dậy trong tương lai không xa với công nghệ và thương hiệu của mình.
Hãng điện lực lớn nhất Hàn Quốc KEPCO cũng ghi nhận lợi nhuận giảm tốc trong quý đầu 2017. Lợi nhuận hoạt động của hãng này đạt 2,46 nghìn tỷ Won, giảm mạnh so với con số 3,61 nghìn tỷ Won cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này một phần do giá điện giảm và giá khí gas hóa lỏng tăng.
Ngoài ra, hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân của hãng nãy cũng bị thu hẹp do chính sách của chính phủ và dự kiến xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Công ty cuối cùng trong nhóm này là hãng dịch vụ công nghệ thông tin SK C&C với lợi nhuận hoạt động 1,5 nghìn tỷ Won.
Các công ty này gồm Samsung Electronics, SK hynix, POSCO, tập đoàn tài chính Shinhan, Hyundai Motor, LG Display, SK Innovation, Korea Electric Power Corp. (KEPCO), và SK C&C.
"Thông thường, quý đầu tiên của năm là thời điểm kinh doanh chững lại”, Lee Sang-hoon, cựu chuyên gia phân tích tại Daishin Securities, cho biết. "Tuy vậy, 9 công ty này vẫn báo lợi nhuận hoạt động trên một nghìn tỷ trong quý đầu tiên, điều này hứa hẹn một năm ăn nên làm ra của họ”.
Kết quả kinh doanh của các công ty hàng đầu của kinh tế Hàn Quốc được đưa ra trong bối cảnh kinh tế - chính trị nước này đang có những biến động lớn.
Mới đây, ông Moon Jae-in đắc cử trở thành tân tổng thống của nước này với nhiệm vụ vực dậy một đất nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng chính trị gây chấn động tới gốc rễ của toàn bộ hệ thống chính trị và doanh nghiệp. Ông Moon cam kết sẽ giảm ảnh hưởng chính trị của các chaebol - tên gọi của các tập đoàn gia đình quy mô lớn đã thống trị nền kinh tế Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ - như Samsung, SK.
Samsung Electronics, từ lâu đã nắm trong nhóm công ty lãi nghìn tỷ Won, báo cáo lợi nhuận hoạt động trong quý đầu năm 2017 là 9,89 nghìn tỷ Won, mức cao nhất kể từ quý 3/2013.
Điều đó cho thấy những vấn đề gần đây của tập đoàn như tình hình sức khỏe của chủ tịch Lee Kun-hee hay việc người thừa kế, Phó chủ tịch Lee Jae-yong bị bắt, không mấy tác động tới tình hình kinh doanh của gã khổng lồ này.
Được gọi là “Thái tử Samsung”, Lee Jae-yong bị bắt vì cáo buộc hối lộ liên quan tới bê bối chính trị dẫn tới việc cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị phế truất.
Theo Korean Business Times, kết quả ấn tượng của Samsung có được nhờ sự bùng nổ của thị trường chíp nhớ.
Trong khi đó, hãng sản xuất màn hình LG Display là công ty có tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất trong 9 công ty. Quý đầu 2017, hãng này báo lãi 1,02 nghìn tỷ Won, tăng vọt từ 39,5 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
SK Innovation ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong mảng kinh doanh hóa chất với lợi nhuận hoạt động 1 nghìn tỷ Won trong quý, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2011 lợi nhuận quý của hãng này chạm ngưỡng nghìn tỷ. Theo giới phân tích, những khoản đầu tư khôn ngoan vào mảng hóa chất và dầu bôi trơn của hãng này đã bắt đầu mang lại hiệu quả.
Trong năm năm qua, SK Innovation đã đầu tư gần 5 nghìn tỷ Won vào mảng này, trong đó gồm có 1,6 nghìn tỷ Won cho cơ sở sản xuất tại Incheon, 1,2 nghìn tỷ Won cho liên doanh hóa dầu tại Trung Quốc và 480 tỷ Won cho cơ sở sản xuất dầu sơn tại Ulsan.
Trong số lợi nhuận một nghìn tỷ Won của hãng này có tới 454,7 tỷ Won đến từ cơ sở sản xuất mới đầu tư tại Incheon.
Còn Tập đoàn tài chính Shinhan ghi nhận lợi nhuận hoạt động quý đầu năm đạt 1,29 nghìn tỷ Won, lợi nhuận ròng là 997,1 tỷ Won.
Kết quả này khiến nhiều người bất ngờ bởi trong quý, đơn vị đầu tàu của tập đoàn này là Ngân hàng Shinhan báo lợi nhuận ròng giảm 7% xuống 523,5 tỷ Won.
Tuy vậy, các đơn vị kinh doanh khác gồm Công ty thẻ Shinhan Card, Công ty đầu tư Shinhan Investment Corp. lại có tăng trưởng lợi nhuận tăng vọt. Cụ thể, Shinhan Card đạt lợi nhuận 410,8 tỷ Won, tăng 170% so với cùng kỳ năm trước, còn Shinhan Investment Corp. lãi 46 tỷ Won, tăng 111% so với quý đầu năm ngoái.
Trong quý 1/2017, lợi nhuận của hãng sản xuất xe lớn nhất Hàn Quốc Hyundai Motor giảm từ 1,34 nghìn tỷ xuống còn 1,25 nghìn tỷ Won, tương đương mức giảm 6,8%.
Kết quả này một phần do thua lỗ tại thị trường Trung Quốc, nơi các hãng xe của Hàn Quốc bị tẩy chay - phản ứng của chính quyền Bắc Kinh trước việc Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất của Hàn Quốc.
Trong tháng 3, Hyundai Motor và công ty con Kia Motors chỉ bán được 72.032 xe tại Trung Quốc, giảm 52,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số tháng 4 của hai hãng này cũng không khả quan hơn khi Hyundai Motor chỉ bán được hơn 35.000 xe, giảm 64%, Kia Motors chỉ bán được hơn 16.000 chiếc, giảm 68%.
Tuy vậy, hãng này kỳ vọng sẽ sớm vực dậy trong tương lai không xa với công nghệ và thương hiệu của mình.
Hãng điện lực lớn nhất Hàn Quốc KEPCO cũng ghi nhận lợi nhuận giảm tốc trong quý đầu 2017. Lợi nhuận hoạt động của hãng này đạt 2,46 nghìn tỷ Won, giảm mạnh so với con số 3,61 nghìn tỷ Won cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này một phần do giá điện giảm và giá khí gas hóa lỏng tăng.
Ngoài ra, hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân của hãng nãy cũng bị thu hẹp do chính sách của chính phủ và dự kiến xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Công ty cuối cùng trong nhóm này là hãng dịch vụ công nghệ thông tin SK C&C với lợi nhuận hoạt động 1,5 nghìn tỷ Won.