Nhiều công ty Trung Quốc “nhăm nhe” đầu tư vào Mỹ
Lương ở Mỹ cao hơn Trung Quốc, nhưng tổng chi phí sản xuất ở Mỹ vẫn có thể thấp hơn
Chi phí sản xuất trong nước gia tăng là lý do khiến nhiều công ty Trung Quốc tính chuyển sản xuất ra nước ngoài. Mỹ là một điểm đến đang được không ít công ty Trung Quốc cân nhắc, theo CNBC.
Hãng tin này nói rằng với khả năng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ sẽ được cắt giảm dưới thời Tổng thống Donald Trump, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc xem xét tới Mỹ sản xuất hàng hóa.
“Lý do khiến chúng tôi muốn đầu tư vào Mỹ không chỉ nằm ở việc chính quyền Trump khuyến khích điều này. Nước Mỹ có những lợi thế tự nhiên cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc”, ông Xiao Wunan, Phó chủ tịch Quỹ Trao đổi và Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương, cho biết.
Trong đó, lợi thế đầu tiên phải kể đến là lợi thế về chi phí.
Ông John Ling, Chủ tịch Hội đồng các tiểu bang Mỹ tại Trung Quốc, chuyên giúp các công ty Trung Quốc tìm địa điểm đầu tư tại Mỹ. “Trong mỗi dự án mà công ty Trung Quốc muốn đầu tư vào Mỹ, nếu tôi không chứng minh được rằng họ có thể giảm chi phí, thì cơ hội đạt thỏa thuận gần như bằng 0. Chi phí là nhân tố quyết định”, ông Ling nói.
Lương của người lao động Mỹ cao hơn so với ở Trung Quốc, nhưng tổng chi phí sản xuất ở Mỹ vẫn có thể thấp hơn.
Đối với công ty sản xuất hàng vải sợi Keer Group có trụ sở ở Hàng Châu, Trung Quốc, lương trả cho công nhân ở Mỹ cao gấp đôi so với lương trả cho công nhân ở Trung Quốc, nhưng chi phí sản xuất nói chung ở Mỹ lại thấp hơn nhiều so với ở Trung Quốc.
“Ở Mỹ, giá thuê đất, giá điện và giá bông đều rẻ hơn nhiều. Chi phí sản xuất của chúng tôi ở đây đối với mỗi tấn vải giảm 25% so với ở Trung Quốc”, ông Zhu Shanqing, Chủ tịch Keer Group, cho biết.
Ngoài ra, theo ông Zhu, tiền lương trong ngành vải sợi ở Trung Quốc đang tăng với tốc độ 30% mỗi năm, nên khoảng cách chi phí nhân công giữa Trung Quốc với Mỹ không còn lớn. Ông Zhu đã cam kết đầu tư 220 triệu USD để xây dựng và mở rộng một nhà máy ở bang South Carolina, đồng thời có kế hoạch sẽ đến lúc chuyển toàn bộ công ty sang Mỹ. Theo dự kiến, đến cuối năm nay, số công nhân trong công ty ông tại Mỹ sẽ lên tới hơn 500 người.
Ông Zhu cũng đang đặt nhiều kỳ vọng vào lời hứa của Tổng thống Trump về giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ xuống 15% từ mức 35% hiện nay. Theo ông, khi đó, Mỹ sẽ trở thành một điểm đến thực sự hấp dẫn đối với các nhà sản xuất.
“Cho dù ông Trump cắt giảm thuế 5 điểm phần trăm thôi, thì các công ty rời Mỹ vài năm trước cũng sẽ quay lại”, ông Zhu nói.
Ngoài ra, những nhân tố khác khiến Mỹ trở nên hấp dẫn đối với các công ty sản xuất Trung Quốc là môi trường kinh doanh ổn định và sự tiếp cận tại chỗ với người tiêu dùng Mỹ - thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới hiện nay.
Theo ông Ling, những lĩnh vực mà doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Mỹ nhiều nhất là những ngành đòi hỏi nhiều vốn như vải sợi, hóa chất, giấy, đóng gói và phụ tùng ô tô. Tỷ phú Trung Quốc Cao Dewang, Chủ tịch công ty sản xuất kính chắn gió ô tô Fuyao Glass mới đây đã đầu tư hàng trăm tỷ USD để phục hồi một nhà máy ở Ohio.
Một trở ngại mà các công ty Trung Quốc gặp phải khi cân nhắc đầu tư vào Mỹ là tình trạng thiếu lao động có kỹ năng. “Chúng tôi gặp sức ép ở Mỹ vì không tìm được công nhân lành nghề. Hầu hết mọi người ở Mỹ không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này”, ông Zhu cho biết.
Để đào tạo công nhân Mỹ, một số nhà sản xuất Trung Quốc muốn đưa nhà quản lý và lao động lành nghề từ trong nước sang, nhưng lại gặp trở ngại về visa. “Các kỹ thuật viên của chúng tôi không thể xin được visa sang Mỹ. Chúng tôi cần họ ở Mỹ, nhưng nhiều người trong số họ bị từ chối”, ông Zhu nói.
Ngoài ra, sự thiếu hụt chuỗi cung ứng cũng là một khó khăn đối với các công ty Trung Quốc muốn chuyển sản xuất đến Mỹ. Theo các doanh nhân Trung Quốc, để giải quyết vấn đề này, Mỹ sẽ phải làm việc mà Trung Quốc đã làm cách đây mấy thập niên: mở các khu kinh tế, cung cấp cơ sở hạ tầng tốt hơn và các ưu đãi tài chính.
Hãng tin này nói rằng với khả năng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ sẽ được cắt giảm dưới thời Tổng thống Donald Trump, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc xem xét tới Mỹ sản xuất hàng hóa.
“Lý do khiến chúng tôi muốn đầu tư vào Mỹ không chỉ nằm ở việc chính quyền Trump khuyến khích điều này. Nước Mỹ có những lợi thế tự nhiên cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc”, ông Xiao Wunan, Phó chủ tịch Quỹ Trao đổi và Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương, cho biết.
Trong đó, lợi thế đầu tiên phải kể đến là lợi thế về chi phí.
Ông John Ling, Chủ tịch Hội đồng các tiểu bang Mỹ tại Trung Quốc, chuyên giúp các công ty Trung Quốc tìm địa điểm đầu tư tại Mỹ. “Trong mỗi dự án mà công ty Trung Quốc muốn đầu tư vào Mỹ, nếu tôi không chứng minh được rằng họ có thể giảm chi phí, thì cơ hội đạt thỏa thuận gần như bằng 0. Chi phí là nhân tố quyết định”, ông Ling nói.
Lương của người lao động Mỹ cao hơn so với ở Trung Quốc, nhưng tổng chi phí sản xuất ở Mỹ vẫn có thể thấp hơn.
Đối với công ty sản xuất hàng vải sợi Keer Group có trụ sở ở Hàng Châu, Trung Quốc, lương trả cho công nhân ở Mỹ cao gấp đôi so với lương trả cho công nhân ở Trung Quốc, nhưng chi phí sản xuất nói chung ở Mỹ lại thấp hơn nhiều so với ở Trung Quốc.
“Ở Mỹ, giá thuê đất, giá điện và giá bông đều rẻ hơn nhiều. Chi phí sản xuất của chúng tôi ở đây đối với mỗi tấn vải giảm 25% so với ở Trung Quốc”, ông Zhu Shanqing, Chủ tịch Keer Group, cho biết.
Ngoài ra, theo ông Zhu, tiền lương trong ngành vải sợi ở Trung Quốc đang tăng với tốc độ 30% mỗi năm, nên khoảng cách chi phí nhân công giữa Trung Quốc với Mỹ không còn lớn. Ông Zhu đã cam kết đầu tư 220 triệu USD để xây dựng và mở rộng một nhà máy ở bang South Carolina, đồng thời có kế hoạch sẽ đến lúc chuyển toàn bộ công ty sang Mỹ. Theo dự kiến, đến cuối năm nay, số công nhân trong công ty ông tại Mỹ sẽ lên tới hơn 500 người.
Ông Zhu cũng đang đặt nhiều kỳ vọng vào lời hứa của Tổng thống Trump về giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ xuống 15% từ mức 35% hiện nay. Theo ông, khi đó, Mỹ sẽ trở thành một điểm đến thực sự hấp dẫn đối với các nhà sản xuất.
“Cho dù ông Trump cắt giảm thuế 5 điểm phần trăm thôi, thì các công ty rời Mỹ vài năm trước cũng sẽ quay lại”, ông Zhu nói.
Ngoài ra, những nhân tố khác khiến Mỹ trở nên hấp dẫn đối với các công ty sản xuất Trung Quốc là môi trường kinh doanh ổn định và sự tiếp cận tại chỗ với người tiêu dùng Mỹ - thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới hiện nay.
Theo ông Ling, những lĩnh vực mà doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Mỹ nhiều nhất là những ngành đòi hỏi nhiều vốn như vải sợi, hóa chất, giấy, đóng gói và phụ tùng ô tô. Tỷ phú Trung Quốc Cao Dewang, Chủ tịch công ty sản xuất kính chắn gió ô tô Fuyao Glass mới đây đã đầu tư hàng trăm tỷ USD để phục hồi một nhà máy ở Ohio.
Một trở ngại mà các công ty Trung Quốc gặp phải khi cân nhắc đầu tư vào Mỹ là tình trạng thiếu lao động có kỹ năng. “Chúng tôi gặp sức ép ở Mỹ vì không tìm được công nhân lành nghề. Hầu hết mọi người ở Mỹ không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này”, ông Zhu cho biết.
Để đào tạo công nhân Mỹ, một số nhà sản xuất Trung Quốc muốn đưa nhà quản lý và lao động lành nghề từ trong nước sang, nhưng lại gặp trở ngại về visa. “Các kỹ thuật viên của chúng tôi không thể xin được visa sang Mỹ. Chúng tôi cần họ ở Mỹ, nhưng nhiều người trong số họ bị từ chối”, ông Zhu nói.
Ngoài ra, sự thiếu hụt chuỗi cung ứng cũng là một khó khăn đối với các công ty Trung Quốc muốn chuyển sản xuất đến Mỹ. Theo các doanh nhân Trung Quốc, để giải quyết vấn đề này, Mỹ sẽ phải làm việc mà Trung Quốc đã làm cách đây mấy thập niên: mở các khu kinh tế, cung cấp cơ sở hạ tầng tốt hơn và các ưu đãi tài chính.