Vốn Trung Quốc vào Đông Nam Á đang tăng mạnh
“Đông Nam Á là một điểm hút FDI hấp dẫn đối với Trung Quốc vì thị trường phát triển nhanh và rộng lớn ở đây”
Từ thập niên 1980, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào khu vực Đông Nam Á chủ yếu là từ Nhật Bản. Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, lượng vốn FDI từ Trung Quốc chảy vào khu vực này ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.
Bloomberg dẫn số liệu từ Maybank Kim Eng cho biết, trong năm 2015, các công ty Trung Quốc đã rót 14,6 tỷ USD vốn FDI vào Đông Nam Á, tăng gần gấp đôi so với năm 2014 và gấp gần 10 lần từ mức chỉ 156 triệu USD cách đây 1 thập kỷ. Ngoài ra, vốn FDI từ Trung Quốc vào Đông Nam Á cũng có mặt ở nhiều lĩnh vực hơn, từ sản xuất, khai mỏ và nông nghiệp cho tới dịch vụ tài chính và dịch vụ thương mại như quảng cáo và lữ hành.
Với hàng nghìn tỷ USD dự trữ, Trung Quốc đang mạnh tay thâu tóm tài sản ở nước ngoài trong bối cảnh nước này vươn lên thành một cường quốc toàn cầu. Việc Trung Quốc “để mắt” tới khu vực Đông Nam Á, theo Bloomberg, một phần do nguồn nhân công giá rẻ trong khu vực, một phần do kế hoạch của Chủ tịch nước này - ông Tập Cận Bình về thiết lập lại tuyến thương mại con đường tơ lụa nối giữa châu Á và châu Âu.
“Đông Nam Á là một điểm hút FDI hấp dẫn đối với Trung Quốc vì thị trường phát triển nhanh và rộng lớn ở đây”, nhà phân tích Lee Ju Ye thuộc Maybank ở Singapore nhận định.
“Các nước trong khu vực này cũng cần vốn đầu tư nước ngoài để bù đắp cán cân tài khóa và đáp ứng các nhu cầu đầu tư hạ tầng. Trung Quốc đem đến nguồn vốn và năng lực chuyên môn sẵn sàng, và đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này sẽ tiếp tục gia tăng nhờ sáng kiến Vành đai và Con đường”, ông Lee phát biểu.
Mới trong tháng này, ông Tập đã cam kết chi 540 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 79 tỷ USD, và khuyến khích các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đóng góp thêm 300 tỷ Nhân dân tệ vốn ở nước ngoài để ủng hộ sáng kiến Vành đai và Con đường, tức kế hoạch con đường tơ lụa.
Ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse ước tính rằng kế hoạch trên có thể dẫn lượng vốn đầu tư lên tới 502 tỷ USD vào 62 quốc gia, bao gồm các nước Đông Nam Á, trong vòng 5 năm. Tại Đông Nam Á hiện nay, điểm đến hàng đầu của vốn FDI từ Trung Quốc chính là Singapore.
Một nghiên cứu của ngân hàng Citigroup cho thấy vốn đầu tư của Trung Quốc vào 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines đã đạt 13,5 tỷ USD vào năm ngoái, lần đầu tiên vượt qua lượng vốn FDI từ Nhật Bản chảy vào 5 quốc gia này.
Tuy nhiên, trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên nói chung, Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đi. Theo Maybank, trong năm 2015, nguồn vốn FDI lớn nhất vào ASEAN chính là các nước ASEAN, tiếp đó là Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, và Mỹ.
Bloomberg dẫn số liệu từ Maybank Kim Eng cho biết, trong năm 2015, các công ty Trung Quốc đã rót 14,6 tỷ USD vốn FDI vào Đông Nam Á, tăng gần gấp đôi so với năm 2014 và gấp gần 10 lần từ mức chỉ 156 triệu USD cách đây 1 thập kỷ. Ngoài ra, vốn FDI từ Trung Quốc vào Đông Nam Á cũng có mặt ở nhiều lĩnh vực hơn, từ sản xuất, khai mỏ và nông nghiệp cho tới dịch vụ tài chính và dịch vụ thương mại như quảng cáo và lữ hành.
Với hàng nghìn tỷ USD dự trữ, Trung Quốc đang mạnh tay thâu tóm tài sản ở nước ngoài trong bối cảnh nước này vươn lên thành một cường quốc toàn cầu. Việc Trung Quốc “để mắt” tới khu vực Đông Nam Á, theo Bloomberg, một phần do nguồn nhân công giá rẻ trong khu vực, một phần do kế hoạch của Chủ tịch nước này - ông Tập Cận Bình về thiết lập lại tuyến thương mại con đường tơ lụa nối giữa châu Á và châu Âu.
“Đông Nam Á là một điểm hút FDI hấp dẫn đối với Trung Quốc vì thị trường phát triển nhanh và rộng lớn ở đây”, nhà phân tích Lee Ju Ye thuộc Maybank ở Singapore nhận định.
“Các nước trong khu vực này cũng cần vốn đầu tư nước ngoài để bù đắp cán cân tài khóa và đáp ứng các nhu cầu đầu tư hạ tầng. Trung Quốc đem đến nguồn vốn và năng lực chuyên môn sẵn sàng, và đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này sẽ tiếp tục gia tăng nhờ sáng kiến Vành đai và Con đường”, ông Lee phát biểu.
Mới trong tháng này, ông Tập đã cam kết chi 540 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 79 tỷ USD, và khuyến khích các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đóng góp thêm 300 tỷ Nhân dân tệ vốn ở nước ngoài để ủng hộ sáng kiến Vành đai và Con đường, tức kế hoạch con đường tơ lụa.
Ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse ước tính rằng kế hoạch trên có thể dẫn lượng vốn đầu tư lên tới 502 tỷ USD vào 62 quốc gia, bao gồm các nước Đông Nam Á, trong vòng 5 năm. Tại Đông Nam Á hiện nay, điểm đến hàng đầu của vốn FDI từ Trung Quốc chính là Singapore.
Một nghiên cứu của ngân hàng Citigroup cho thấy vốn đầu tư của Trung Quốc vào 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines đã đạt 13,5 tỷ USD vào năm ngoái, lần đầu tiên vượt qua lượng vốn FDI từ Nhật Bản chảy vào 5 quốc gia này.
Tuy nhiên, trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên nói chung, Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đi. Theo Maybank, trong năm 2015, nguồn vốn FDI lớn nhất vào ASEAN chính là các nước ASEAN, tiếp đó là Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, và Mỹ.