“Nhiều lợi ích khi niêm yết chứng khoán tại Hàn Quốc”
Đây là nhận định của Woori CBV đưa ra tại hội thảo giới thiệu cơ hội phát hành, niêm yết chứng khoán tại thị trường Hàn Quốc
Đây là nhận định của “cầu nối” Công ty Cổ phần Chứng khoán Woori CBV đưa ra tại hội thảo giới thiệu cơ hội phát hành, niêm yết chứng khoán tại thị trường Hàn Quốc, tổ chức ngày 29/9 tại Hà Nội.
Là công ty chứng khoán có 49% cổ phần thuộc sở hữu của một tổ chức tài chính lớn của Hàn Quốc (Tập đoàn Tài chính Woori - WFG), Woori CBV đang lên kế hoạch giới thiệu và làm cầu nối xúc tiến các kế hoạch huy động vốn trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đầu mối này, Hàn Quốc hiện là thị trường tài chính lớn thứ hai tại châu Á (sau Nhật Bản), lại không chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới; theo đó, đây là một điểm đến nhiều hứa hẹn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc huy động vốn.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) cũng là nơi có tính thanh khoản đứng thứ 2 trên thế giới (sau Sở Giao dịch Nasdaq) và là sở giao dịch chứng khoán lớn thứ 3 tại châu Á (sau Tokyo và Hồng Kông).
Số liệu cập nhật từ Woori CBV cho biết, đây cũng là thị trường số 1 thế giới về giao dịch chứng khoán trực tuyến với lượng vốn hóa thị trường lên tới gần 1.000 tỷ USD trong năm 2009.
Tại thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể huy động vốn thông qua IPO và niêm yết tại KRX, hoặc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi. Đây cũng là hướng đi của nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia khác để tiếp cận thị trường này. Cụ thể, hiện đã có 14 doanh nghiệp nước ngoài đã tiến hành IPO và niêm yết thành công tại KRX; và hiện có hơn 50 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia đang nộp hồ sơ theo hai phương án trên.
Tại buổi hội thảo trên, đại diện Woori cho rằng khi tham gia huy động vốn và niêm yết tại KRX, bên cạnh việc tiếp cận một thị trường lớn, thanh khoản cao trong khu vực, các doanh nghiệp còn có thuận lợi về chi phí thấp hơn so với các thị trường cạnh tranh khác trên thế giới, cũng như có cơ hội để quảng bá thương hiệu, thiết lập các mối quan hệ mới… Và rộng hơn là để góp phần khắc phục khó khăn khi huy động ở thị trường nội địa trong thời gian qua.
Theo Woori CBV, năm 2006 đến đầu năm 2008 là kỷ nguyên vàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Thế nhưng, từ giữa năm 2008, kinh tế thế giới có dấu hiệu bước vào cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam; các kênh huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư trở nên bế tắc. Hướng huy động vốn từ nước ngoài đang là một lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.
Trước năm 2009, hầu như chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào thực hiện huy động vốn thành công từ thị trường chứng khoán nước ngoài. Mặc dù, đã có một số doanh nghiệp niêm yết lớn như Vinamilk, REE, Sacombank, PVFC... có dự tính hoặc đã tiến hành các thủ tục niêm yết tại Singapore; tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, những trường hợp này hiện vẫn chưa chính thức triển khai cụ thể.
Từ đầu năm 2009, khi Chính phủ phát hành thành công đợt chào bán trái phiếu tại thị trường vốn quốc tế đã góp phần mở rộng hơn cơ hội huy động tại thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vincom và KBC đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi tại thị trường chứng khoán nước ngoài; gần đây nhất Hoàng Anh Gia Lai cũng bán thành công cho Temasek (Singapore) hơn 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi…
Với riêng thị trường Hàn Quốc, thông điệp mà các nhà môi giới đưa ra tại hội thảo là nhiều cơ hội. Tuy nhiên, điều kiện niêm yết tại đây là sự chọn lọc khắt khe. Và theo đánh giá của Woori CBV, với những điều kiện đó, hiện có 22 doanh nghiệp đang tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đủ điều kiện để IPO và niêm yết tại KRX; trong đó chủ yếu là các cổ phiếu lớn như VNM, STB, EIB, SSI, FPT, HPG, DPM, REE, ITA, PVD, PVS…
Là công ty chứng khoán có 49% cổ phần thuộc sở hữu của một tổ chức tài chính lớn của Hàn Quốc (Tập đoàn Tài chính Woori - WFG), Woori CBV đang lên kế hoạch giới thiệu và làm cầu nối xúc tiến các kế hoạch huy động vốn trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đầu mối này, Hàn Quốc hiện là thị trường tài chính lớn thứ hai tại châu Á (sau Nhật Bản), lại không chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới; theo đó, đây là một điểm đến nhiều hứa hẹn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc huy động vốn.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) cũng là nơi có tính thanh khoản đứng thứ 2 trên thế giới (sau Sở Giao dịch Nasdaq) và là sở giao dịch chứng khoán lớn thứ 3 tại châu Á (sau Tokyo và Hồng Kông).
Số liệu cập nhật từ Woori CBV cho biết, đây cũng là thị trường số 1 thế giới về giao dịch chứng khoán trực tuyến với lượng vốn hóa thị trường lên tới gần 1.000 tỷ USD trong năm 2009.
Tại thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể huy động vốn thông qua IPO và niêm yết tại KRX, hoặc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi. Đây cũng là hướng đi của nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia khác để tiếp cận thị trường này. Cụ thể, hiện đã có 14 doanh nghiệp nước ngoài đã tiến hành IPO và niêm yết thành công tại KRX; và hiện có hơn 50 doanh nghiệp đến từ 8 quốc gia đang nộp hồ sơ theo hai phương án trên.
Tại buổi hội thảo trên, đại diện Woori cho rằng khi tham gia huy động vốn và niêm yết tại KRX, bên cạnh việc tiếp cận một thị trường lớn, thanh khoản cao trong khu vực, các doanh nghiệp còn có thuận lợi về chi phí thấp hơn so với các thị trường cạnh tranh khác trên thế giới, cũng như có cơ hội để quảng bá thương hiệu, thiết lập các mối quan hệ mới… Và rộng hơn là để góp phần khắc phục khó khăn khi huy động ở thị trường nội địa trong thời gian qua.
Theo Woori CBV, năm 2006 đến đầu năm 2008 là kỷ nguyên vàng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Thế nhưng, từ giữa năm 2008, kinh tế thế giới có dấu hiệu bước vào cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam; các kênh huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư trở nên bế tắc. Hướng huy động vốn từ nước ngoài đang là một lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.
Trước năm 2009, hầu như chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào thực hiện huy động vốn thành công từ thị trường chứng khoán nước ngoài. Mặc dù, đã có một số doanh nghiệp niêm yết lớn như Vinamilk, REE, Sacombank, PVFC... có dự tính hoặc đã tiến hành các thủ tục niêm yết tại Singapore; tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, những trường hợp này hiện vẫn chưa chính thức triển khai cụ thể.
Từ đầu năm 2009, khi Chính phủ phát hành thành công đợt chào bán trái phiếu tại thị trường vốn quốc tế đã góp phần mở rộng hơn cơ hội huy động tại thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vincom và KBC đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi tại thị trường chứng khoán nước ngoài; gần đây nhất Hoàng Anh Gia Lai cũng bán thành công cho Temasek (Singapore) hơn 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi…
Với riêng thị trường Hàn Quốc, thông điệp mà các nhà môi giới đưa ra tại hội thảo là nhiều cơ hội. Tuy nhiên, điều kiện niêm yết tại đây là sự chọn lọc khắt khe. Và theo đánh giá của Woori CBV, với những điều kiện đó, hiện có 22 doanh nghiệp đang tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đủ điều kiện để IPO và niêm yết tại KRX; trong đó chủ yếu là các cổ phiếu lớn như VNM, STB, EIB, SSI, FPT, HPG, DPM, REE, ITA, PVD, PVS…