Nhìn từ chuyện “ăn chia” tại dự án Núi Pháo
Lợi nhuận dành cho tỉnh Thái Nguyên là một trong những tiêu chí được các bên đưa ra so kè nhằm giành quyền ủng hộ của địa phương
Những vụ thương thảo bất thành và dang dở về khoản "hoa hồng" dành cho tỉnh Thái Nguyên trong dự án Núi Pháo, với các tỷ lệ khác nhau của các nhà đầu tư khác nhau, phần nào đang phản ánh khoảng trống pháp lý trong hoạt động khai khoáng tại Việt Nam.
Là mỏ quặng đa kim lớn nhất Việt Nam, hứa hẹn lợi nhuận hấp dẫn, nhưng như tất cả các dự án khai khoáng khác, từ tháng 2/2004, Núi Pháo đã được "cấp không" cho các nhà đầu tư. Một nhà đầu tư nước ngoài là Công ty Tiberon Minerals Limited (Canada) đã giành được quyền nắm giữ dự án Núi Pháo đơn giản vì đã thăm dò, đánh giá thành công trữ lượng quặng đa kim tại Núi Pháo.
Theo các nhà chuyên môn, thời điểm đó, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu cả tiền của và năng lực chuyên môn để tiến hành thăm dò các mỏ quặng đa kim tầm cỡ như Núi Pháo. Nhưng quan trọng hơn, việc đấu giá quyền thăm dò và khai thác khoáng sản khi đó còn là một khái niệm mờ nhạt.
Một tình huống được đánh giá là "vô tiền khoáng hậu" đã xảy ra ở dự án Núi Pháo khi UBND tỉnh Thái Nguyên là một đơn vị hành chính nhà nước lại nắm giữ 7,65% phần góp vốn trong liên doanh Nuiphaovica. Theo lý giải thì điều này xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của dự án Núi Pháo trong ngành khai khoáng Việt Nam. Tỷ lệ "ăn chia" lợi nhuận khi đó được tính theo tỷ lệ cổ phần, và tỉnh Thái Nguyên với việc đóng góp 7,65% vốn điều lệ đương nhiên sẽ được chia 7,65% lợi nhuận.
Tới thời điểm cuối năm 2008, dự án Núi Pháo đã được chuyển giao cho các nhà đầu tư nước ngoài mới là Công ty Tiberon Minerals Pte Limited (TBR-được nắm giữ bởi các quỹ của Daragon Capital) và cuộc chiến tranh giành nâng cao tỷ lệ nắm giữ giữa các bên trong liên doanh trở nên nóng bỏng.
Lợi nhuận dành cho tỉnh Thái Nguyên là một trong những tiêu chí được các bên đưa ra so kè nhằm giành quyền ủng hộ của địa phương. Khi đó, TBR đề nghị được góp vốn thay tỉnh Thái Nguyên và cam kết tiếp tục dành cho Thái Nguyên 8,25% lợi nhuận được chia trong suốt đời dự án. Không chịu thất thế, Intracorp (một doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh) đưa ra đề nghị ủng hộ tỉnh Thái Nguyên 30 triệu USD nếu được góp vốn thay UBND tỉnh Thái Nguyên.
Hơn nữa, trong trường hợp Intracorp giành được quyền lãnh đạo liên doanh với tỷ lệ nắm giữ 51% cổ phần, khoản hoa hồng dành cho tỉnh Thái Nguyên là 10% lợi nhuận ròng từ dự án.
Tuy nhiên, khi liên doanh Nuiphaovica sụp đổ, quyền kiểm soát dự án được chuyển giao cho nhà đầu tư mới, tất cả các vụ thương thảo dù đã đạt được đồng thuận hay chưa, đều trở lại vạch xuất phát đầu tiên. Để giành được quyền nắm giữ Núi Pháo, một trong những điều khoản mà "ông chủ" mới của Núi Pháo là Tập đoàn Masan phải cam kết với Chính phủ là thoả thuận, thống nhất với UBND tỉnh Thái Nguyên về thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và thực hiện các dự án phúc lợi tại địa phương.
Rất nhanh chóng, ngay sau khi tuyên bố nắm giữ quyền kiểm soát dự án Núi Pháo, cuối tháng 5/2010, Masan đã gửi công văn tới tỉnh Thái Nguyên, trong đó đưa ra cam kết đóng góp vào ngân sách tỉnh mỗi năm 1 triệu USD trong suốt đời dự án kể từ khi có lãi cho các chương trình an sinh xã hội.
Tuy nhiên, sau một cuộc làm việc chính thức được nhận xét là khá căng thẳng, hai bên chưa đạt được thống nhất cuối cùng. Nhìn vào quá khứ, tỉnh Thái Nguyên có lý do để so sánh con số của Masan đưa ra với cam kết của các nhà đầu tư trước đây. Nhìn vào tương lai, không thể không có lo ngại khi Masan thúc đẩy dự án nhanh hơn, hoàn tất khai thác trong vòng 10-15 năm thì số tiền Thái Nguyên thu được quá ít ỏi.
Nói gì thì nói, việc UBND tỉnh Thái Nguyên và Masan chưa tìm được nói chung và cùng bị làm khó, cũng vì quy chế đấu thầu quyền thăm dò, khai thác khoáng sản vẫn còn ở đâu đó rất xa.
Là mỏ quặng đa kim lớn nhất Việt Nam, hứa hẹn lợi nhuận hấp dẫn, nhưng như tất cả các dự án khai khoáng khác, từ tháng 2/2004, Núi Pháo đã được "cấp không" cho các nhà đầu tư. Một nhà đầu tư nước ngoài là Công ty Tiberon Minerals Limited (Canada) đã giành được quyền nắm giữ dự án Núi Pháo đơn giản vì đã thăm dò, đánh giá thành công trữ lượng quặng đa kim tại Núi Pháo.
Theo các nhà chuyên môn, thời điểm đó, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu cả tiền của và năng lực chuyên môn để tiến hành thăm dò các mỏ quặng đa kim tầm cỡ như Núi Pháo. Nhưng quan trọng hơn, việc đấu giá quyền thăm dò và khai thác khoáng sản khi đó còn là một khái niệm mờ nhạt.
Một tình huống được đánh giá là "vô tiền khoáng hậu" đã xảy ra ở dự án Núi Pháo khi UBND tỉnh Thái Nguyên là một đơn vị hành chính nhà nước lại nắm giữ 7,65% phần góp vốn trong liên doanh Nuiphaovica. Theo lý giải thì điều này xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của dự án Núi Pháo trong ngành khai khoáng Việt Nam. Tỷ lệ "ăn chia" lợi nhuận khi đó được tính theo tỷ lệ cổ phần, và tỉnh Thái Nguyên với việc đóng góp 7,65% vốn điều lệ đương nhiên sẽ được chia 7,65% lợi nhuận.
Tới thời điểm cuối năm 2008, dự án Núi Pháo đã được chuyển giao cho các nhà đầu tư nước ngoài mới là Công ty Tiberon Minerals Pte Limited (TBR-được nắm giữ bởi các quỹ của Daragon Capital) và cuộc chiến tranh giành nâng cao tỷ lệ nắm giữ giữa các bên trong liên doanh trở nên nóng bỏng.
Lợi nhuận dành cho tỉnh Thái Nguyên là một trong những tiêu chí được các bên đưa ra so kè nhằm giành quyền ủng hộ của địa phương. Khi đó, TBR đề nghị được góp vốn thay tỉnh Thái Nguyên và cam kết tiếp tục dành cho Thái Nguyên 8,25% lợi nhuận được chia trong suốt đời dự án. Không chịu thất thế, Intracorp (một doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh) đưa ra đề nghị ủng hộ tỉnh Thái Nguyên 30 triệu USD nếu được góp vốn thay UBND tỉnh Thái Nguyên.
Hơn nữa, trong trường hợp Intracorp giành được quyền lãnh đạo liên doanh với tỷ lệ nắm giữ 51% cổ phần, khoản hoa hồng dành cho tỉnh Thái Nguyên là 10% lợi nhuận ròng từ dự án.
Tuy nhiên, khi liên doanh Nuiphaovica sụp đổ, quyền kiểm soát dự án được chuyển giao cho nhà đầu tư mới, tất cả các vụ thương thảo dù đã đạt được đồng thuận hay chưa, đều trở lại vạch xuất phát đầu tiên. Để giành được quyền nắm giữ Núi Pháo, một trong những điều khoản mà "ông chủ" mới của Núi Pháo là Tập đoàn Masan phải cam kết với Chính phủ là thoả thuận, thống nhất với UBND tỉnh Thái Nguyên về thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và thực hiện các dự án phúc lợi tại địa phương.
Rất nhanh chóng, ngay sau khi tuyên bố nắm giữ quyền kiểm soát dự án Núi Pháo, cuối tháng 5/2010, Masan đã gửi công văn tới tỉnh Thái Nguyên, trong đó đưa ra cam kết đóng góp vào ngân sách tỉnh mỗi năm 1 triệu USD trong suốt đời dự án kể từ khi có lãi cho các chương trình an sinh xã hội.
Tuy nhiên, sau một cuộc làm việc chính thức được nhận xét là khá căng thẳng, hai bên chưa đạt được thống nhất cuối cùng. Nhìn vào quá khứ, tỉnh Thái Nguyên có lý do để so sánh con số của Masan đưa ra với cam kết của các nhà đầu tư trước đây. Nhìn vào tương lai, không thể không có lo ngại khi Masan thúc đẩy dự án nhanh hơn, hoàn tất khai thác trong vòng 10-15 năm thì số tiền Thái Nguyên thu được quá ít ỏi.
Nói gì thì nói, việc UBND tỉnh Thái Nguyên và Masan chưa tìm được nói chung và cùng bị làm khó, cũng vì quy chế đấu thầu quyền thăm dò, khai thác khoáng sản vẫn còn ở đâu đó rất xa.