Nắm giữ 100% cổ phần, Masan tái khởi động dự án Núi Pháo
Tại lễ tái khởi động dự án Núi Pháo, lãnh đạo Tập đoàn Masan chính thức tuyên bố đã nắm giữ 100% cổ phần
Tại lễ tái khởi động dự án Núi Pháo tổ chức chiều 18/6 tại Thái Nguyên, lãnh đạo Tập đoàn Masan chính thức tuyên bố đã nắm giữ 100% cổ phần và chuyển đổi Công ty liên doanh Nuiphaovica thành Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Nuiphaovica.
Ngay sau khi Masan đàm phán thành công mua lại 75% cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong Liên doanh Nuiphaovica, phương án tái cấu trúc công ty do Masan đề xuất đã được Chính phủ chấp thuận.
Theo đó, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên (Batimex) nắm giữ quyền góp 15% cổ phần tại liên doanh cũ sẽ không tiếp tục tham gia dự án. Công ty này được hoàn trả 100 nghìn USD vốn điều lệ đã góp cùng với khoản lãi suất tính theo lãi suất trái phiếu Chính phủ.
Tập đoàn Masan nắm giữ 85% cổ phần và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thái Nguyên tiếp tục nắm giữ 15% cổ phần. Tuy nhiên, thực tế hai công ty này từ trước đã có sở hữu chéo lẫn nhau, nên thực chất Masan đã nắm giữ 100% cổ phần và quyền làm chủ dự án Núi Pháo.
Công ty TNHH Nuiphaovica mới sau khi được tái cấu trúc sẽ kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty liên doanh Khai thác khoáng sản Nuiphaovica đã được quy định trong các giấy phép, chứng nhận đầu tư hiện có, kể cả các quy định về ưu đãi.
Mặc dù không công bố chính thức giá trị chuyển nhượng dự án Núi Pháo, nhưng hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện việc đăng ký chuyển nhượng khoản vay nước ngoài 79 triệu USD của Nuiphaovica từ đối tác nước ngoài trong liên doanh Nuiphaovica sang cho Masan.
Ngoài ra, Masan công bố sẽ tiếp tục triển khai dự án Núi Pháo với quy mô vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng (510 triệu USD) để khai thác và chế biến sâu khoáng sản theo yêu cầu của Chính phủ.
Tại buổi lễ, nhà đầu tư mới của Núi Pháo cũng đã đưa ra lộ trình cam kết triển khai dự án, theo đó công tác bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010. Đến quý 4/2012 sẽ hoàn thành công tác xây dựng mỏ, nhà máy tuyển để có những tấn sản phẩm tinh quặng đầu tiên. Từ năm 2013 đến quý 4/2015, hoàn thành việc xây dựng nhà máy chế biến sâu Vonfram với công nghệ tiên tiến nhất thế giới.
Ban điều hành cũ của Công ty liên doanh Nuiphaovica gồm ông Andrew Lewis, Tổng giám đốc và ông Vũ Hồng, Phó tổng giám đốc, tiếp tục ở lại điều hành công ty mới.
Được biết, để giành quyền kiểm soát dự án Núi Pháo, Masan đã phải cam kết chặt chẽ không tự ý chuyển giao dự án cho đối tác khác nếu không được sự đồng ý của Chính phủ.
Ngay sau khi Masan đàm phán thành công mua lại 75% cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong Liên doanh Nuiphaovica, phương án tái cấu trúc công ty do Masan đề xuất đã được Chính phủ chấp thuận.
Theo đó, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên (Batimex) nắm giữ quyền góp 15% cổ phần tại liên doanh cũ sẽ không tiếp tục tham gia dự án. Công ty này được hoàn trả 100 nghìn USD vốn điều lệ đã góp cùng với khoản lãi suất tính theo lãi suất trái phiếu Chính phủ.
Tập đoàn Masan nắm giữ 85% cổ phần và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thái Nguyên tiếp tục nắm giữ 15% cổ phần. Tuy nhiên, thực tế hai công ty này từ trước đã có sở hữu chéo lẫn nhau, nên thực chất Masan đã nắm giữ 100% cổ phần và quyền làm chủ dự án Núi Pháo.
Công ty TNHH Nuiphaovica mới sau khi được tái cấu trúc sẽ kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty liên doanh Khai thác khoáng sản Nuiphaovica đã được quy định trong các giấy phép, chứng nhận đầu tư hiện có, kể cả các quy định về ưu đãi.
Mặc dù không công bố chính thức giá trị chuyển nhượng dự án Núi Pháo, nhưng hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện việc đăng ký chuyển nhượng khoản vay nước ngoài 79 triệu USD của Nuiphaovica từ đối tác nước ngoài trong liên doanh Nuiphaovica sang cho Masan.
Ngoài ra, Masan công bố sẽ tiếp tục triển khai dự án Núi Pháo với quy mô vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng (510 triệu USD) để khai thác và chế biến sâu khoáng sản theo yêu cầu của Chính phủ.
Tại buổi lễ, nhà đầu tư mới của Núi Pháo cũng đã đưa ra lộ trình cam kết triển khai dự án, theo đó công tác bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010. Đến quý 4/2012 sẽ hoàn thành công tác xây dựng mỏ, nhà máy tuyển để có những tấn sản phẩm tinh quặng đầu tiên. Từ năm 2013 đến quý 4/2015, hoàn thành việc xây dựng nhà máy chế biến sâu Vonfram với công nghệ tiên tiến nhất thế giới.
Ban điều hành cũ của Công ty liên doanh Nuiphaovica gồm ông Andrew Lewis, Tổng giám đốc và ông Vũ Hồng, Phó tổng giám đốc, tiếp tục ở lại điều hành công ty mới.
Được biết, để giành quyền kiểm soát dự án Núi Pháo, Masan đã phải cam kết chặt chẽ không tự ý chuyển giao dự án cho đối tác khác nếu không được sự đồng ý của Chính phủ.