Dragon Capital bán quyền sở hữu dự án khai mỏ chậm tiến độ
Dự án liên doanh khai thác mỏ Núi Pháo đã về tay Massan Group, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu nước mắm Chinsu
Ngày 13/5, phát ngôn viên của Dragon Capital xác nhận: Dragon Capital và Massan Group đã cùng đạt được thỏa thuận là Massan Group sẽ kiểm soát toàn bộ cổ phần của Dragon Capital tại dự án liên doanh khai thác mỏ Núi Pháo (Nuiphaovica) tại Thái Nguyên.
Cả hai bên đều không đưa ra số tiền mà phía Massan Group trả cho Dragon Capital để sở hữu liên doanh này.
Tuy nhiên, theo các nguồn tin riêng, số tiền mà Massan Group bỏ ra “chưa đến 130 triệu USD”. Nếu con số này là đúng thì đây có thể là một cái giá thấp hơn nhiều so với con số 250 triệu USD mà Dragon Capital đã phải bỏ ra mua lại cổ phần từ Tiberon Minerals (Canada) để sở hữu Nuiphaovica và đầu tư ban đầu cho dự án.
Thương vụ này, xét ở một góc độ nào đó, có thể xem là sự thành công của Dragon Capital, khi họ đã tự giải thoát khỏi sự “bùng nhùng” nhiều năm qua của dự án Nuiphaovica. Đây là dự án liên doanh khai thác chế biến quặng tại Thái Nguyên được cấp giấy phép đầu tư từ năm 2004, dự kiến cuối năm 2010 sẽ đi vào sản xuất.
Năm 2009, Nuiphaovica đang ở giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, đạt khoảng trên 70% khối lượng công việc. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực khai thác khoáng sản tại Việt Nam và hứa hẹn Việt Nam sẽ trở thành thị trường cung cấp volfram và fluorit hàng đầu trên thế giới.
Theo giấy phép đầu tư được cấp, Nuiphaovica có quyền thăm dò, khai thác và chế biến wolfram, fluorite, bitmut, quặng đồng và vàng trong thời gian 30 năm. Năm 2007, Dragon Capital, thông qua các quỹ đầu tư mà họ quản lý, đã mua lại cổ phần của Tiberon Minerals (Canada) để cùng sở hữu dự án này với giá 230 triệu USD. Dragon Capital đánh giá, Nuiphaovica là một trong số mỏ có trữ lượng tungsten lớn nhất thế giới và một khi được đưa vào khai thác, mỏ này có thể cho ra khoảng 5% tổng lượng cung tungsten toàn cầu.
Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Thái Nguyên, dự án triển khai chậm chễ, quá thời hạn quy định đã hơn 5 năm mà vẫn chưa đi vào hoạt động; chuyển nhượng qua nhiều chủ đầu tư, nguồn lực tài chính thực hiện dự án yếu. Bên cạnh đó, mới tái định cư cho 56 hộ trong số gần 3.000 gia đình bị ảnh hưởng khi dự án đi vào hoạt động, gây nhiều khó khăn, bức xúc cho nhân dân trong vùng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công tác tại Thái Nguyên tháng 8/2009 đã nhắc nhở về sự chậm trễ tiến độ của dự án.
Trên thực tế, Dragon Capital đã liên tục có những nỗ lực thu xếp tài chính và cố gắng xử lý các vấn đề phát sinh của dự án Nuiphaovica từ giữa năm 2009, nhưng bất thành. Sự thất bại này cũng được xem là một trong số những lý do khiến một lãnh đạo cấp cao của Dragon Capital, ông John Shrimpton, phải ra đi khỏi Dragon Capital cuối năm 2009.
Kể từ đó, theo một số nguồn tin, Dragon Capital đã kiên trì tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng khác để nhượng lại dự án này. Một vài nhà đầu tư khai thác mỏ của Australia cũng đã được gợi ý về dự án, tuy nhiên, không một thỏa thuận nào được ký kết.
Một số ý kiến của những người quan tâm tới dự án này cho rằng Massan Group đã “hời” trong thương vụ này, và có thể Massan Group chưa có nhiều kinh nghiệm về khai khoáng, khi bản thân tập đoàn này khởi đầu là doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm, với thương hiệu khá nổi tiếng là nước mắm Chinsu.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thiều Nam, Phó tổng giám đốc Massan Group nói: “Dự án Nuiphaovica sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành khai khoáng Việt Nam và Massan Group đủ khả năng đảm đương được dự án quan trọng như thế này”. Michael Hưng Nguyễn, một giám đốc trong ban lãnh đạo của Massan Group khẳng định thêm: “Việc mua lại dự án Nuiphaovica là một bước tiến quan trọng của Massan Group trong chiến lược xây dựng nhánh kinh doanh cơ sở hạ tầng và khai khoáng của tập đoàn”.
Masan (mã chứng khoán MSN) hiện nằm trong top 10 doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán, với vốn điều lệ 4.854 tỉ đồng.
Cả hai bên đều không đưa ra số tiền mà phía Massan Group trả cho Dragon Capital để sở hữu liên doanh này.
Tuy nhiên, theo các nguồn tin riêng, số tiền mà Massan Group bỏ ra “chưa đến 130 triệu USD”. Nếu con số này là đúng thì đây có thể là một cái giá thấp hơn nhiều so với con số 250 triệu USD mà Dragon Capital đã phải bỏ ra mua lại cổ phần từ Tiberon Minerals (Canada) để sở hữu Nuiphaovica và đầu tư ban đầu cho dự án.
Thương vụ này, xét ở một góc độ nào đó, có thể xem là sự thành công của Dragon Capital, khi họ đã tự giải thoát khỏi sự “bùng nhùng” nhiều năm qua của dự án Nuiphaovica. Đây là dự án liên doanh khai thác chế biến quặng tại Thái Nguyên được cấp giấy phép đầu tư từ năm 2004, dự kiến cuối năm 2010 sẽ đi vào sản xuất.
Năm 2009, Nuiphaovica đang ở giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, đạt khoảng trên 70% khối lượng công việc. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực khai thác khoáng sản tại Việt Nam và hứa hẹn Việt Nam sẽ trở thành thị trường cung cấp volfram và fluorit hàng đầu trên thế giới.
Theo giấy phép đầu tư được cấp, Nuiphaovica có quyền thăm dò, khai thác và chế biến wolfram, fluorite, bitmut, quặng đồng và vàng trong thời gian 30 năm. Năm 2007, Dragon Capital, thông qua các quỹ đầu tư mà họ quản lý, đã mua lại cổ phần của Tiberon Minerals (Canada) để cùng sở hữu dự án này với giá 230 triệu USD. Dragon Capital đánh giá, Nuiphaovica là một trong số mỏ có trữ lượng tungsten lớn nhất thế giới và một khi được đưa vào khai thác, mỏ này có thể cho ra khoảng 5% tổng lượng cung tungsten toàn cầu.
Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Thái Nguyên, dự án triển khai chậm chễ, quá thời hạn quy định đã hơn 5 năm mà vẫn chưa đi vào hoạt động; chuyển nhượng qua nhiều chủ đầu tư, nguồn lực tài chính thực hiện dự án yếu. Bên cạnh đó, mới tái định cư cho 56 hộ trong số gần 3.000 gia đình bị ảnh hưởng khi dự án đi vào hoạt động, gây nhiều khó khăn, bức xúc cho nhân dân trong vùng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công tác tại Thái Nguyên tháng 8/2009 đã nhắc nhở về sự chậm trễ tiến độ của dự án.
Trên thực tế, Dragon Capital đã liên tục có những nỗ lực thu xếp tài chính và cố gắng xử lý các vấn đề phát sinh của dự án Nuiphaovica từ giữa năm 2009, nhưng bất thành. Sự thất bại này cũng được xem là một trong số những lý do khiến một lãnh đạo cấp cao của Dragon Capital, ông John Shrimpton, phải ra đi khỏi Dragon Capital cuối năm 2009.
Kể từ đó, theo một số nguồn tin, Dragon Capital đã kiên trì tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng khác để nhượng lại dự án này. Một vài nhà đầu tư khai thác mỏ của Australia cũng đã được gợi ý về dự án, tuy nhiên, không một thỏa thuận nào được ký kết.
Một số ý kiến của những người quan tâm tới dự án này cho rằng Massan Group đã “hời” trong thương vụ này, và có thể Massan Group chưa có nhiều kinh nghiệm về khai khoáng, khi bản thân tập đoàn này khởi đầu là doanh nghiệp trong ngành chế biến thực phẩm, với thương hiệu khá nổi tiếng là nước mắm Chinsu.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thiều Nam, Phó tổng giám đốc Massan Group nói: “Dự án Nuiphaovica sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành khai khoáng Việt Nam và Massan Group đủ khả năng đảm đương được dự án quan trọng như thế này”. Michael Hưng Nguyễn, một giám đốc trong ban lãnh đạo của Massan Group khẳng định thêm: “Việc mua lại dự án Nuiphaovica là một bước tiến quan trọng của Massan Group trong chiến lược xây dựng nhánh kinh doanh cơ sở hạ tầng và khai khoáng của tập đoàn”.
Masan (mã chứng khoán MSN) hiện nằm trong top 10 doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán, với vốn điều lệ 4.854 tỉ đồng.