Những di sản của Tổng thống Bush
Ít tổng thống nào của Mỹ để lại cho người kế nhiệm một di sản đáng ngại như những gì mà ông Bush để lại cho ông Obama
Hai cuộc chiến tranh còn chưa kết thúc, kinh tế Mỹ ngập sâu trong suy thoái, thâm hụt ngân sách có thể lên tới 1.000 tỷ USD và hình ảnh nước Mỹ đi xuống nghiêm trọng trên trường quốc tế.
Kể từ khi Tổng thống Herbert Hoover “chuyển giao” lại cuộc Đại khủng hoảng 1930 cho Tổng thống Franklin Roosevelt, chưa một tổng thống Mỹ nào lại để lại cho người kế nhiệm của mình một “di sản” đáng ngại như những gì mà ông Bush để lại cho ông Obama từ ngày 20/1/2009 này.
Mặc dù ông Bush và những người ủng hộ ông vẫn khẳng định lịch sử sẽ có một cái nhìn ôn hòa hơn về di sản mà ông để lại sau 8 năm cầm quyền, các nhà lịch sử học vẫn đang tranh cãi về việc có nên xếp ông vào hàng những tổng thống dở nhất của Mỹ, trong “đội ngũ” của các Tổng thống Herbert Hoover, Warren Harding và James Buchanan.
Một số học giả chuyên nghiên cứu về các tổng thống cho rằng, còn quá sớm để đi tới một quyết định trong vấn đề này, tuy nhiên, nhiều người khác thì đã khẳng định được những gì mà họ đánh giá về ông Bush. “Liệu còn ai có thể nghi ngờ về việc đây là một nhiệm kỳ tổng thống tồi tệ?”, nhà khoa học chính trị Shirley Anne Warshaw đặt câu hỏi.
Các đây một thế hệ, Tổng thống Ronald Reagan - vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa mà ông Bush coi là người hùng - đã đề nghị người Mỹ suy nghĩ xem họ có cho rằng nước Mỹ sẽ tốt đẹp lên khi đối thủ của ông bên phía đảng Dân chủ là Tổng thống Jimmy Carter trở thành chủ nhân của Nhà Trắng.
Tuy nhiên, có lẽ ông Bush sẽ chẳng bao giờ có thể đặt câu hỏi như vậy với nước Mỹ. Ông kết thúc 8 năm cầm quyền khi nước Mỹ ngập sâu trong cuộc khủng hoảng tài chính tệ hại nhất trong 80 năm qua và rời nhiệm sở với tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong số tất cả các tổng thống Mỹ thời kỳ hiện đại. Tỷ lệ ủng hộ ông ở thời điểm cuối nhiệm kỳ này chỉ vào khoảng trên 20%.
Sau khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001, tỷ lệ ủng hộ của người Mỹ đối với ông Bush rất cao, nhưng sau đó cứ hao hụt dần vì quyết định tiến hành chiến tranh ở Iraq, phản ứng không mấy hợp lý của Chính phủ Mỹ trước cơn bão lịch sử Katrina, khủng hoảng tài chính lan rộng từ Phố Wall ra toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Ở cuối nhiệm kỳ của ông, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức cao nhất trong vòng 16 năm qua, thị trường nợ thế chấp đã sụp đổ, tiền tiết kiệm của người dân hao hụt.
Hãng tin Reuters đã điểm lại một số “thành tựu” của ông Bush trong vấn đề ngoại giao và kinh tế.
Thành tích ngoại giao:
Bên ngoài biên giới nước Mỹ, di sản lớn nhất của ông Bush là cuộc chiến ở Iraq. Theo giới quan sát, việc ông Obama cần làm trong thời gian tới là hoàn tất một chiến lược rút lui khỏi cuộc chiến này, đồng thời cải thiện uy tín vốn đã bị tổn hại của nước Mỹ.
Ngoài ra, ông Bush còn để lại cho ông Obama nhiều vấn đề chính sách đối ngoại chưa được giải quyết như chương trình hạt nhân của Iran, cuộc chiến ở Afghanistan, xung đột gia tăng giữa Israel và Palestine, vấn đề giam giữ nghi phạm khủng bố ở Vịnh Guatanamo…
Bên cạnh đó, ở châu Âu, ông Bush còn bị chỉ trích nghiêm trọng vì phản đối việc áp dụng mức độ giới hạn cố định toàn quốc đối với lượng khí thải nhà kính trong nỗ lực chống thay đổi khí hậu toàn cầu của thế giới.
Tuy nhiên, ông Bush cũng được ca ngợi vì đã tăng cường quan hệ với Ấn Độ, đẩy mạnh cuộc chiến chống đại dịch AIDS ở châu Phi và góp phần thúc đẩy Trung Quốc đóng góp vai trò quốc tế tích cực hơn…
Thành tích kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính “vô tiền khoáng hậu” hiện nay lại là một đòn giáng mạnh vào những gì mà ông Bush lẽ ra đã làm được. Trong 6 năm đầu cầm quyền của mình, ông Bush đã đưa kinh tế Mỹ đạt được những thành tựu phát triển mà có lẽ phần lớn các tổng thống của nước này phải cảm thấy ghen tị. Thế rồi, khủng hoảng tài chính ập tới đã cuốn phăng đi những thành quả này.
Để đối phó với khủng hoảng, Chính quyền của ông Bush đã phải viện tới những biện pháp can thiệp mạnh và với quy mô lớn chưa từng có - những biện pháp mà trước đây, với quan điểm thị trường tự do, chính quyền này hoàn toàn không ủng hộ.
Khi khủng hoảng lan rộng khắp toàn cầu, những lời trích chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ mỗi lúc một gia tăng, khiến người ta đặt câu hỏi về tương lai của địa vị thống lĩnh về kinh tế trên toàn cầu của nước Mỹ.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, việc ông Bush nới lỏng quá trình phi thể chế hóa đã dẫn tới sự đổ vỡ trong hệ thống tài chính, mặc dù đây mới chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng. Tuy nhiên, vì khủng hoảng xảy ra dưới thời của ông Bush, có lẽ ông sẽ là người phải gánh chịu những phán xét của lịch sử.
Chiến thắng vang dội của ông Obama trước đối thủ đảng Cộng hòa John McCain chính là tiếng nói của cử tri Mỹ, phần nào đã khẳng định đánh giá không mấy nhiệt tình của người Mỹ đối với các chính sách của ông Bush. “Nếu không có ông Bush, có lẽ ông Obama chưa chắc đã trúng cử ở thời điểm hiện nay”, nhà khoa học chính trị Stephen Wayne thuộc Đại học Georgetown nhận xét.
Trong những ngày cuối ở Nhà Trắng, ông Bush dành nhiều thời gian để cải thiện hình ảnh. Ông có nhiều cuộc phỏng vấn với báo giới và tổ chức một cuộc họp báo cuối cùng, đồng thời lên truyền hình để phát đi một thông điệp liên bang.
Trong những lần xuất hiện nay, ông Bush nỗ lực bảo vệ những gì mình đã làm trong suốt nhiệm kỳ, nhưng dường như ông đã tỏ ra trầm tư hơn. Ông thừa nhận với các nhà báo sự thất vọng của mình khi không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq.
Ông Bush cho rằng, đến một lúc nào đó, lịch sử sẽ đánh giá đúng về ông, như đã đánh giá về Tổng thống Harry Truman - một tổng thống không được ca ngợi nhiều khi rời Nhà Trắng, nhưng hiện nay lại được đánh giá cao về chính sách trong Chiến tranh lạnh.
(Theo Reuters)
Kể từ khi Tổng thống Herbert Hoover “chuyển giao” lại cuộc Đại khủng hoảng 1930 cho Tổng thống Franklin Roosevelt, chưa một tổng thống Mỹ nào lại để lại cho người kế nhiệm của mình một “di sản” đáng ngại như những gì mà ông Bush để lại cho ông Obama từ ngày 20/1/2009 này.
Mặc dù ông Bush và những người ủng hộ ông vẫn khẳng định lịch sử sẽ có một cái nhìn ôn hòa hơn về di sản mà ông để lại sau 8 năm cầm quyền, các nhà lịch sử học vẫn đang tranh cãi về việc có nên xếp ông vào hàng những tổng thống dở nhất của Mỹ, trong “đội ngũ” của các Tổng thống Herbert Hoover, Warren Harding và James Buchanan.
Một số học giả chuyên nghiên cứu về các tổng thống cho rằng, còn quá sớm để đi tới một quyết định trong vấn đề này, tuy nhiên, nhiều người khác thì đã khẳng định được những gì mà họ đánh giá về ông Bush. “Liệu còn ai có thể nghi ngờ về việc đây là một nhiệm kỳ tổng thống tồi tệ?”, nhà khoa học chính trị Shirley Anne Warshaw đặt câu hỏi.
Các đây một thế hệ, Tổng thống Ronald Reagan - vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa mà ông Bush coi là người hùng - đã đề nghị người Mỹ suy nghĩ xem họ có cho rằng nước Mỹ sẽ tốt đẹp lên khi đối thủ của ông bên phía đảng Dân chủ là Tổng thống Jimmy Carter trở thành chủ nhân của Nhà Trắng.
Tuy nhiên, có lẽ ông Bush sẽ chẳng bao giờ có thể đặt câu hỏi như vậy với nước Mỹ. Ông kết thúc 8 năm cầm quyền khi nước Mỹ ngập sâu trong cuộc khủng hoảng tài chính tệ hại nhất trong 80 năm qua và rời nhiệm sở với tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong số tất cả các tổng thống Mỹ thời kỳ hiện đại. Tỷ lệ ủng hộ ông ở thời điểm cuối nhiệm kỳ này chỉ vào khoảng trên 20%.
Sau khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001, tỷ lệ ủng hộ của người Mỹ đối với ông Bush rất cao, nhưng sau đó cứ hao hụt dần vì quyết định tiến hành chiến tranh ở Iraq, phản ứng không mấy hợp lý của Chính phủ Mỹ trước cơn bão lịch sử Katrina, khủng hoảng tài chính lan rộng từ Phố Wall ra toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Ở cuối nhiệm kỳ của ông, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức cao nhất trong vòng 16 năm qua, thị trường nợ thế chấp đã sụp đổ, tiền tiết kiệm của người dân hao hụt.
Hãng tin Reuters đã điểm lại một số “thành tựu” của ông Bush trong vấn đề ngoại giao và kinh tế.
Thành tích ngoại giao:
Bên ngoài biên giới nước Mỹ, di sản lớn nhất của ông Bush là cuộc chiến ở Iraq. Theo giới quan sát, việc ông Obama cần làm trong thời gian tới là hoàn tất một chiến lược rút lui khỏi cuộc chiến này, đồng thời cải thiện uy tín vốn đã bị tổn hại của nước Mỹ.
Ngoài ra, ông Bush còn để lại cho ông Obama nhiều vấn đề chính sách đối ngoại chưa được giải quyết như chương trình hạt nhân của Iran, cuộc chiến ở Afghanistan, xung đột gia tăng giữa Israel và Palestine, vấn đề giam giữ nghi phạm khủng bố ở Vịnh Guatanamo…
Bên cạnh đó, ở châu Âu, ông Bush còn bị chỉ trích nghiêm trọng vì phản đối việc áp dụng mức độ giới hạn cố định toàn quốc đối với lượng khí thải nhà kính trong nỗ lực chống thay đổi khí hậu toàn cầu của thế giới.
Tuy nhiên, ông Bush cũng được ca ngợi vì đã tăng cường quan hệ với Ấn Độ, đẩy mạnh cuộc chiến chống đại dịch AIDS ở châu Phi và góp phần thúc đẩy Trung Quốc đóng góp vai trò quốc tế tích cực hơn…
Thành tích kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính “vô tiền khoáng hậu” hiện nay lại là một đòn giáng mạnh vào những gì mà ông Bush lẽ ra đã làm được. Trong 6 năm đầu cầm quyền của mình, ông Bush đã đưa kinh tế Mỹ đạt được những thành tựu phát triển mà có lẽ phần lớn các tổng thống của nước này phải cảm thấy ghen tị. Thế rồi, khủng hoảng tài chính ập tới đã cuốn phăng đi những thành quả này.
Để đối phó với khủng hoảng, Chính quyền của ông Bush đã phải viện tới những biện pháp can thiệp mạnh và với quy mô lớn chưa từng có - những biện pháp mà trước đây, với quan điểm thị trường tự do, chính quyền này hoàn toàn không ủng hộ.
Khi khủng hoảng lan rộng khắp toàn cầu, những lời trích chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ mỗi lúc một gia tăng, khiến người ta đặt câu hỏi về tương lai của địa vị thống lĩnh về kinh tế trên toàn cầu của nước Mỹ.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, việc ông Bush nới lỏng quá trình phi thể chế hóa đã dẫn tới sự đổ vỡ trong hệ thống tài chính, mặc dù đây mới chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng. Tuy nhiên, vì khủng hoảng xảy ra dưới thời của ông Bush, có lẽ ông sẽ là người phải gánh chịu những phán xét của lịch sử.
Chiến thắng vang dội của ông Obama trước đối thủ đảng Cộng hòa John McCain chính là tiếng nói của cử tri Mỹ, phần nào đã khẳng định đánh giá không mấy nhiệt tình của người Mỹ đối với các chính sách của ông Bush. “Nếu không có ông Bush, có lẽ ông Obama chưa chắc đã trúng cử ở thời điểm hiện nay”, nhà khoa học chính trị Stephen Wayne thuộc Đại học Georgetown nhận xét.
Trong những ngày cuối ở Nhà Trắng, ông Bush dành nhiều thời gian để cải thiện hình ảnh. Ông có nhiều cuộc phỏng vấn với báo giới và tổ chức một cuộc họp báo cuối cùng, đồng thời lên truyền hình để phát đi một thông điệp liên bang.
Trong những lần xuất hiện nay, ông Bush nỗ lực bảo vệ những gì mình đã làm trong suốt nhiệm kỳ, nhưng dường như ông đã tỏ ra trầm tư hơn. Ông thừa nhận với các nhà báo sự thất vọng của mình khi không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq.
Ông Bush cho rằng, đến một lúc nào đó, lịch sử sẽ đánh giá đúng về ông, như đã đánh giá về Tổng thống Harry Truman - một tổng thống không được ca ngợi nhiều khi rời Nhà Trắng, nhưng hiện nay lại được đánh giá cao về chính sách trong Chiến tranh lạnh.
(Theo Reuters)