Những “gánh nặng” sau lễ nhậm chức của Obama
Có thể nói, Barack Obama là một trong những tổng thống được chờ đợi nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ
Đêm nay (20/1, theo giờ Việt Nam), Barack Obama sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, trong sự kỳ vọng của người dân nước này và thế giới.
Có thể nói, ông là một trong những tổng thống được chờ đợi nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ, trong bối cảnh người dân đang mong mỏi vị tổng thống Mỹ da màu đầu tiên này làm nên những “thay đổi” kỳ diệu giúp đất nước trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Chông gai chờ đón
Ngay sau lễ nhậm chức ấn tượng được cả nước Mỹ chào đón, ông Obama sẽ phải gánh vác những nhiệm vụ vô cùng nặng nề, trong bối cảnh nước Mỹ đang rơi vào cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất từ những năm 1930 đến nay, đồng thời phải đối phó với hai cuộc chiến tranh vẫn chưa có hồi kết tại Iraq và Afghanistan...
Chủ nghĩa khủng bố chính là thách thức đối ngoại hàng đầu của ông Obama, người vốn được cho là ít kinh nghiệm trong vấn đề an ninh, đối ngoại. Trong khi chính Obama mới đây thừa nhận, an ninh quốc gia Mỹ đang là một vấn đề đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng như cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Thực hiện chiến lược chống khủng bố theo quan điểm của Obama đồng nghĩa với việc sớm kết thúc cuộc chiến Iraq để tập trung cho chiến trường Afghanistan. Đây cũng là vấn đề nan giải và đang gây nhiều tranh cãi.
Ngoài ra, chính quyền mới của nước Mỹ còn phải đương đầu với các vấn đề gai góc khác như chương trình hạt nhân của Iran, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và tiến trình hoà bình Trung Đông...
Và một thách thức lớn nữa đối với ông Obama là việc nước Mỹ sẽ đối phó thế nào trước những thay đổi đến chóng mặt trên bản đồ địa chính trị thế giới, khi sức mạnh Mỹ đang suy yếu và sự trỗi dậy của một thế giới đa cực sẽ là xu thế khó tránh khỏi trong hai thập niên tới.
Bài toán kinh tế
Thách thức lớn nhất với tân Tổng thống Obama hiện nay là tìm ra lời giải cho “bài toán kinh tế Mỹ”. Trong đó khó khăn nhất là việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc thực hiện các gói cứu trợ kinh tế, nhưng đồng thời phải hạn chế thâm hụt ngân sách.
Kế hoạch cứu trợ kinh tế mà ông Obama đưa ra dự kiến khoảng 750 tỷ USD, thực hiện trong hai năm. Theo đó, tạo ra hơn 3 triệu việc làm và đầu tư vào các ngành y tế, năng lượng, giáo dục...
Ông cam kết cắt giảm 1.000 USD tiền thuế mỗi năm cho 95% gia đình công nhân, coi đây là bước khởi động cho chương trình cắt giảm thuế. Chính phủ mới cũng chủ trương tăng gấp đôi nguồn năng lượng thay thế trong ba năm tới, hiện đại hóa hơn 75% số tòa nhà liên bang cùng hai triệu hộ gia đình để giảm chi phí tiền điện...
Trong bài phát biểu về kinh tế tại Đại học George Mason, bang Virginia, mới đây, Obama khẳng định kế hoạch của ông có thể làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang trong tương lai gần, nhưng sẽ ngay lập tức kích thích nền kinh tế phát triển.
Ông nhấn mạnh "vào thời điểm đặc biệt này, chỉ Chính phủ mới có thể tạo đà ngắn hạn cần thiết để giúp đất nước thoát khỏi cuộc suy thoái nặng nề như hiện nay".
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, cam kết của Obama rất khó thực hiện trong bối cảnh khoảng 2,4 triệu người Mỹ mất việc trong năm 2008, con số cao nhất từ năm 1945, thâm hụt ngân sách liên bang năm 2009 dự kiến sẽ là 1.200 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử.
Số công ty phá sản và tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn liên tiếp tăng lên trong những tuần qua. Công ty dự báo kinh tế quốc tế Global Insight vừa dự báo rằng vào cuối năm 2009, một phần ba các khu vực đô thị ở Mỹ sẽ không có sự tăng trưởng về việc làm.
Hầu hết người dân Mỹ đều tin rằng cách thức ông Obama đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ giúp "định hình" nhiệm kỳ tổng thống của ông cũng như "kỷ nguyên Obama" sắp tới. Chắc chắn một nền kinh tế hồi phục sẽ củng cố triển vọng tái đắc cử của ông Obama, trong khi nếu suy giảm kinh tế kéo dài, các cử tri Mỹ sẽ phải cân nhắc một lựa chọn khác.
Có thể nói, ông là một trong những tổng thống được chờ đợi nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ, trong bối cảnh người dân đang mong mỏi vị tổng thống Mỹ da màu đầu tiên này làm nên những “thay đổi” kỳ diệu giúp đất nước trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Chông gai chờ đón
Ngay sau lễ nhậm chức ấn tượng được cả nước Mỹ chào đón, ông Obama sẽ phải gánh vác những nhiệm vụ vô cùng nặng nề, trong bối cảnh nước Mỹ đang rơi vào cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất từ những năm 1930 đến nay, đồng thời phải đối phó với hai cuộc chiến tranh vẫn chưa có hồi kết tại Iraq và Afghanistan...
Chủ nghĩa khủng bố chính là thách thức đối ngoại hàng đầu của ông Obama, người vốn được cho là ít kinh nghiệm trong vấn đề an ninh, đối ngoại. Trong khi chính Obama mới đây thừa nhận, an ninh quốc gia Mỹ đang là một vấn đề đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng như cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Thực hiện chiến lược chống khủng bố theo quan điểm của Obama đồng nghĩa với việc sớm kết thúc cuộc chiến Iraq để tập trung cho chiến trường Afghanistan. Đây cũng là vấn đề nan giải và đang gây nhiều tranh cãi.
Ngoài ra, chính quyền mới của nước Mỹ còn phải đương đầu với các vấn đề gai góc khác như chương trình hạt nhân của Iran, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và tiến trình hoà bình Trung Đông...
Và một thách thức lớn nữa đối với ông Obama là việc nước Mỹ sẽ đối phó thế nào trước những thay đổi đến chóng mặt trên bản đồ địa chính trị thế giới, khi sức mạnh Mỹ đang suy yếu và sự trỗi dậy của một thế giới đa cực sẽ là xu thế khó tránh khỏi trong hai thập niên tới.
Bài toán kinh tế
Thách thức lớn nhất với tân Tổng thống Obama hiện nay là tìm ra lời giải cho “bài toán kinh tế Mỹ”. Trong đó khó khăn nhất là việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc thực hiện các gói cứu trợ kinh tế, nhưng đồng thời phải hạn chế thâm hụt ngân sách.
Kế hoạch cứu trợ kinh tế mà ông Obama đưa ra dự kiến khoảng 750 tỷ USD, thực hiện trong hai năm. Theo đó, tạo ra hơn 3 triệu việc làm và đầu tư vào các ngành y tế, năng lượng, giáo dục...
Ông cam kết cắt giảm 1.000 USD tiền thuế mỗi năm cho 95% gia đình công nhân, coi đây là bước khởi động cho chương trình cắt giảm thuế. Chính phủ mới cũng chủ trương tăng gấp đôi nguồn năng lượng thay thế trong ba năm tới, hiện đại hóa hơn 75% số tòa nhà liên bang cùng hai triệu hộ gia đình để giảm chi phí tiền điện...
Trong bài phát biểu về kinh tế tại Đại học George Mason, bang Virginia, mới đây, Obama khẳng định kế hoạch của ông có thể làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang trong tương lai gần, nhưng sẽ ngay lập tức kích thích nền kinh tế phát triển.
Ông nhấn mạnh "vào thời điểm đặc biệt này, chỉ Chính phủ mới có thể tạo đà ngắn hạn cần thiết để giúp đất nước thoát khỏi cuộc suy thoái nặng nề như hiện nay".
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, cam kết của Obama rất khó thực hiện trong bối cảnh khoảng 2,4 triệu người Mỹ mất việc trong năm 2008, con số cao nhất từ năm 1945, thâm hụt ngân sách liên bang năm 2009 dự kiến sẽ là 1.200 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử.
Số công ty phá sản và tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn liên tiếp tăng lên trong những tuần qua. Công ty dự báo kinh tế quốc tế Global Insight vừa dự báo rằng vào cuối năm 2009, một phần ba các khu vực đô thị ở Mỹ sẽ không có sự tăng trưởng về việc làm.
Hầu hết người dân Mỹ đều tin rằng cách thức ông Obama đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ giúp "định hình" nhiệm kỳ tổng thống của ông cũng như "kỷ nguyên Obama" sắp tới. Chắc chắn một nền kinh tế hồi phục sẽ củng cố triển vọng tái đắc cử của ông Obama, trong khi nếu suy giảm kinh tế kéo dài, các cử tri Mỹ sẽ phải cân nhắc một lựa chọn khác.