Những nét chính trong gói kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ
Trị giá 787 tỷ USD, đây được xem là một trong những gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ
Ngày 13/2, Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua lần cuối kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD, nhằm đưa kinh tế nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng tồi tệ hiện nay.
Để trở thành luật, bản kế hoạch chỉ còn cần sự phê chuẩn của Tổng thống Barack Obama, dự kiến sớm nhất vào ngày 16/2 tới.
Các hạng mục chính
Dưới đây là một hạng mục chính của kế hoạch mang tên Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư nước Mỹ, dài 1.071 trang, và được xem là một trong những gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ:
- Cắt giảm thuế: Các điều khoản cắt giảm thuế chiếm tổng số tiền 282 tỷ USD, tương đương 35% giá trị kế hoạch. Đối tượng hưởng lợi là người dân và doanh nghiệp, trong đó có người tiêu dùng mua nhà và xe hơi. Trong tâm của các điều khoản cắt giảm thuế là giảm thuế thu nhập 400 USD cho mỗi cá nhân và 800 USD mỗi cặp vợ chồng trong 2 năm 2009-2010.
- Cơ sở hạ tầng: Trong gói kích thích kinh tế này, 120 tỷ USD, tương đương sẽ được chi cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó 29 tỷ USD sẽ dành cho việc xây dựng đường bộ và cầu cống.
- Năng lượng và bảo vệ môi trường: Đây là lĩnh vực được xem là sẽ “thắng lợi” lớn, vì được bơm một lượng tiền khá lớn từ kế hoạch kích thích kinh tế. Chính phủ Mỹ sẽ đầu tư mới và cắt giảm thuế với tổng số tiền lên tới gần 70 tỷ USD để tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế.
- Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D): Số tiền dành để thúc đẩy hoạt động R&D trong kế hoạch này là gần 16 tỷ USD.
- An sinh xã hội: Kế hoạch sẽ chi hơn 78 tỷ USD vào việc tăng cường phúc lợi xã hội để vừa kích thích tăng trưởng, vừa bảo vệ những người khó khăn nhất trong xã hội Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng.
- Giáo dục: Các trường học ở Mỹ, gồm trường công lập, đại học, và các trung tâm chăm sóc trẻ em, sẽ được hỗ trợ tổng số tiền 100 tỷ USD từ kế hoạch trong vòng 2 năm. Hơn một nửa số tiền này tồn tại dưới dạng một quỹ bình ổn tài chính cho các tiểu bang.
- Chăm sóc sức khỏe: Chương trình Medicaid - chương trình bảo hiểm y tế cho người thu nhập thấp ở Mỹ - được kế hoạch kích thích kinh tế hỗ trợ 87 tỷ USD. Cùng với đó, 19 tỷ USD sẽ được chi cho hoạt động số hóa sổ y bạ của bệnh nhân, kết nối hệ thống bác sỹ và bệnh viện bằng công nghệ thông tin.
Hai điều khoản gây tranh cãi
Trong kế hoạch kích thích kinh tế này bao hồm hai điều khoản thời qua gây sự chú ý lớn của dư luận, là điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ” (Buy American) và điều khoản về hạn chế lương thưởng của lãnh đạo doanh nghiệp được Chính phủ cứu trợ.
“Người Mỹ dùng hàng Mỹ” vẫn được duy trì trong dự luật, bất chấp những lời chỉ trích gay gắt của dư luận quốc tế thời gian qua, do điều khoản này bị xem là một biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế, và có thể gây ra một cuộc chiến thương mại mới.
Một phần nội dung của điều khoản này trong dự luật như sau: “Không một nguồn vốn nào được phân bổ theo luật này được sử dụng cho những dự án xây dựng, cải tạo, bảo trì, hay sửa chữa một công trình xây dựng công cộng, trừ phi toàn bộ sắt, thép và hàng chế tạo dùng cho dự án đó được sản xuất tại Mỹ”.
So với nội dung được đề xuất ban đầu, nội dung của điều khoản này cuối cùng đã “mềm” đi nhiều. Chẳng hạn, điều khoản này sẽ không được áp dụng trong trường hợp Chính phủ Mỹ nhận thấy việc tuân thủ quy định này với một dự án cụ thể nào đó “là không phù hợp với lợi ích chung”. Đây là một điểm mà các nhà phân tích cho rằng sẽ có khả năng là một lỗ hổng lớn.
Trong khi đó, điều khoản về hạn chế lương thưởng đối với lãnh đạo doanh nghiệp nhận tiền cứu trợ thì lại siết chặt thêm. Theo đó, lãnh đạo của tất cả các ngân hàng và công ty được Chính phủ vốn từ chương trình giải trừ nợ xấu (TARP) 700 tỷ USD đều bị đặt trần, thay vì chỉ những đối tượng nhận khoản cứu trợ “ngoại lệ” như chính quyền ông Obama công bố lần trước. Tiền cứu trợ càng nhiều, số lãnh đạo bị siết lương thưởng càng tăng.
Đối với doanh nghiệp nhận hơn 500 triệu USD tiền cứu trợ, CEO và 20 người tiếp theo có thu nhập cao nhất trong doanh nghiệp sẽ bị áp trần lương thưởng tiền mặt hàng năm ở mức 500.000 USD mỗi người. Đối với doanh nghiệp nhận từ 250 - 500 triệu, CEO và 10 người tiếp theo có thu nhập cao nhất sẽ bị siết lương. Đối với doanh nghiệp nhận từ 25 - 250 triệu, CEO và 5 người có thu nhập cao nhất phải tuân thủ quy định này.
(Theo New York Times, Los Angeles Times, Bloomberg)
Để trở thành luật, bản kế hoạch chỉ còn cần sự phê chuẩn của Tổng thống Barack Obama, dự kiến sớm nhất vào ngày 16/2 tới.
Các hạng mục chính
Dưới đây là một hạng mục chính của kế hoạch mang tên Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư nước Mỹ, dài 1.071 trang, và được xem là một trong những gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ:
- Cắt giảm thuế: Các điều khoản cắt giảm thuế chiếm tổng số tiền 282 tỷ USD, tương đương 35% giá trị kế hoạch. Đối tượng hưởng lợi là người dân và doanh nghiệp, trong đó có người tiêu dùng mua nhà và xe hơi. Trong tâm của các điều khoản cắt giảm thuế là giảm thuế thu nhập 400 USD cho mỗi cá nhân và 800 USD mỗi cặp vợ chồng trong 2 năm 2009-2010.
- Cơ sở hạ tầng: Trong gói kích thích kinh tế này, 120 tỷ USD, tương đương sẽ được chi cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó 29 tỷ USD sẽ dành cho việc xây dựng đường bộ và cầu cống.
- Năng lượng và bảo vệ môi trường: Đây là lĩnh vực được xem là sẽ “thắng lợi” lớn, vì được bơm một lượng tiền khá lớn từ kế hoạch kích thích kinh tế. Chính phủ Mỹ sẽ đầu tư mới và cắt giảm thuế với tổng số tiền lên tới gần 70 tỷ USD để tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế.
- Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D): Số tiền dành để thúc đẩy hoạt động R&D trong kế hoạch này là gần 16 tỷ USD.
- An sinh xã hội: Kế hoạch sẽ chi hơn 78 tỷ USD vào việc tăng cường phúc lợi xã hội để vừa kích thích tăng trưởng, vừa bảo vệ những người khó khăn nhất trong xã hội Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng.
- Giáo dục: Các trường học ở Mỹ, gồm trường công lập, đại học, và các trung tâm chăm sóc trẻ em, sẽ được hỗ trợ tổng số tiền 100 tỷ USD từ kế hoạch trong vòng 2 năm. Hơn một nửa số tiền này tồn tại dưới dạng một quỹ bình ổn tài chính cho các tiểu bang.
- Chăm sóc sức khỏe: Chương trình Medicaid - chương trình bảo hiểm y tế cho người thu nhập thấp ở Mỹ - được kế hoạch kích thích kinh tế hỗ trợ 87 tỷ USD. Cùng với đó, 19 tỷ USD sẽ được chi cho hoạt động số hóa sổ y bạ của bệnh nhân, kết nối hệ thống bác sỹ và bệnh viện bằng công nghệ thông tin.
Hai điều khoản gây tranh cãi
Trong kế hoạch kích thích kinh tế này bao hồm hai điều khoản thời qua gây sự chú ý lớn của dư luận, là điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ” (Buy American) và điều khoản về hạn chế lương thưởng của lãnh đạo doanh nghiệp được Chính phủ cứu trợ.
“Người Mỹ dùng hàng Mỹ” vẫn được duy trì trong dự luật, bất chấp những lời chỉ trích gay gắt của dư luận quốc tế thời gian qua, do điều khoản này bị xem là một biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế, và có thể gây ra một cuộc chiến thương mại mới.
Một phần nội dung của điều khoản này trong dự luật như sau: “Không một nguồn vốn nào được phân bổ theo luật này được sử dụng cho những dự án xây dựng, cải tạo, bảo trì, hay sửa chữa một công trình xây dựng công cộng, trừ phi toàn bộ sắt, thép và hàng chế tạo dùng cho dự án đó được sản xuất tại Mỹ”.
So với nội dung được đề xuất ban đầu, nội dung của điều khoản này cuối cùng đã “mềm” đi nhiều. Chẳng hạn, điều khoản này sẽ không được áp dụng trong trường hợp Chính phủ Mỹ nhận thấy việc tuân thủ quy định này với một dự án cụ thể nào đó “là không phù hợp với lợi ích chung”. Đây là một điểm mà các nhà phân tích cho rằng sẽ có khả năng là một lỗ hổng lớn.
Trong khi đó, điều khoản về hạn chế lương thưởng đối với lãnh đạo doanh nghiệp nhận tiền cứu trợ thì lại siết chặt thêm. Theo đó, lãnh đạo của tất cả các ngân hàng và công ty được Chính phủ vốn từ chương trình giải trừ nợ xấu (TARP) 700 tỷ USD đều bị đặt trần, thay vì chỉ những đối tượng nhận khoản cứu trợ “ngoại lệ” như chính quyền ông Obama công bố lần trước. Tiền cứu trợ càng nhiều, số lãnh đạo bị siết lương thưởng càng tăng.
Đối với doanh nghiệp nhận hơn 500 triệu USD tiền cứu trợ, CEO và 20 người tiếp theo có thu nhập cao nhất trong doanh nghiệp sẽ bị áp trần lương thưởng tiền mặt hàng năm ở mức 500.000 USD mỗi người. Đối với doanh nghiệp nhận từ 250 - 500 triệu, CEO và 10 người tiếp theo có thu nhập cao nhất sẽ bị siết lương. Đối với doanh nghiệp nhận từ 25 - 250 triệu, CEO và 5 người có thu nhập cao nhất phải tuân thủ quy định này.
(Theo New York Times, Los Angeles Times, Bloomberg)