Niêm yết tại SGX: “Công khai thông tin hoặc tự đào thải”
"Tôi hy vọng trong vòng 6 tháng tới, Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) sẽ đón nhận doanh nghiệp của Việt Nam"
Cùng với nhiều sở giao dịch chứng khoán khác, Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) vừa có buổi giới thiệu chính thức về niêm yết cổ phiếu tại thị trường này.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hsieh Fu Hua, Tổng giám đốc điều hành SGX.
Đã có một số doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, FPT, SSI, Kinh Đô... có ý định niêm yết tại SGX. Theo ông, khi nào những doanh nghiệp này có thể đưa cổ phiếu của mình lên niêm yết tại SGX và SGX sẽ tạo điều kiện gì để giúp đỡ những doanh nghiệp này?
Chúng tôi cũng đã tổ chức những đoàn người sang Việt Nam để tìm hiểu nhu cầu niêm yết của các doanh nghiệp này và cũng để giúp đỡ họ khi họ cần hỗ trợ.
Những điều kiện niêm yết tại SGX đã được chúng tôi quảng bá rộng rãi. Nếu họ đáp ứng được những điều kiện niêm yết của chúng tôi, thì việc niêm yết này sẽ được tiến hành nhanh chóng.
Hiện tại, chúng tôi chưa thể công bố tên doanh nghiệp cũng như có bao nhiêu doanh nghiệp đã nộp đơn xin niêm yết tại SGX, nhưng tôi hy vọng trong vòng 6 tháng tới, SGX sẽ đón nhận doanh nghiệp của Việt Nam.
Không chỉ niêm yết ở SGX, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện có ý định niêm yết cổ phiếu ở các thị trường chứng khoán khác. Theo ông, SGX có những điểm thuận lợi gì so với thị trường chứng khoán thế giới cũng như trong khu vực để thu hút các doanh nghiệp Việt Nam?
Việc niêm yết tại SGX sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam như: tiếp cận nguồn vốn lớn, quảng bá tên tuổi ra thị trường quốc tế, đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty và tính minh bạch, tiếp cận với vốn quốc tế, mở rộng cơ sở cổ đông, tăng tính thanh khoản của giao dịch và sự khan hiếm có thể tác động đến việc định giá cổ phiếu.
SGX đã trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển để trở thành một trong những trung tâm kết nối các thị trường chứng khoán của khu vực châu Á với các thị trường chứng khoán trên toàn cầu. Đây cũng là trung tâm quản lý các quỹ lớn, quy tụ rất nhiều công ty niêm yết quốc tế (hơn 1/3 trong tổng số doanh nghiệp niêm yết tại SGX là doanh nghiệp nước ngoài), trong đó có nhiều tập đoàn và công ty lớn và nổi tiếng.
Singapore có các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty và công bố thông tin, ổn định về chính trị và trung tâm tài chính khu vực, cơ chế quản lý hướng tới thị trường. SGX cũng có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu niêm yết.
Phần lớn các công ty có ý định niêm yết tại Singapore là những công ty có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài gần đạt mức tối đa cho phép (49%). Vậy khi niêm yết tại SGX, các doanh nghiệp này có gặp khó khăn gì trong việc huy động vốn không thưa ông? Chính phủ Singapore có quy định gì về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty trong nước không?
Singapore trước đây cũng quy định tỷ lệ sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp nhưng chỉ giới hạn trong một số ngành nghề, ví dụ như ngân hàng, hàng không...
Tuy nhiên, quy định này bây giờ đã được bãi bỏ.
Theo quy định, doanh nghiệp khi niêm yết tại bất kỳ thị trường nào cũng cần phải có nghĩa vụ tuân thủ quy định về pháp luật cả nước sở tại cũng như tuân thủ quy định của chính nước mình.
Cụ thể Việt Nam, nếu như theo đúng quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã đủ 49% (quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) thì các doanh nghiệp này khó có thể niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài, trừ phi các công ty này huy động vốn lại.
Ngoài việc đáp ứng những điều kiện để có thể niêm yết tại SGX, vấn đề vướng mắc của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là vấn đề công khai và minh bạch hoá thông tin. Ông có lời khuyên gì cho các công ty này khi muốn đưa cổ phiếu lên niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế?
Các công ty muốn niêm yết dù ở thị trường trong nước hay quốc tế đều cần hiểu rằng họ cần phải công khai thông tin, nếu không, tự họ sẽ đào thải họ. Và vấn đề ở đây là sự quyết tâm của chính các công ty đó và chính là bản thân các công ty phải tự thay đổi, phải nhận thức được điều này. thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang khá nóng, nhiều loại hàng hoá mua bán không được cân nhắc.
Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, sẽ có một ngày nào đó thị trường sẽ hoạt động ổn định và không còn nóng như hiện nay, lúc đó chỉ những công ty nào có tình hình tài chính minh bạch, công khai thông tin một cách minh bạch thì mới có thể tồn tại được.
Mặt khác, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, việc mở rộng thị trường là điều tất yếu. Lúc đó các công ty trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Để làm được vậy, công ty đó cần phải có nguồn vốn lớn, sản phẩm tốt và giá thành cạnh tranh. Và lúc đó, chỉ những công ty công khai minh bạch hoá thông tin mới tạo được lòng tin từ các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư để họ bỏ vốn vào.
Các thị trường chứng khoán đều có các biện pháp chế tài, những luật lệ bắt buộc các công ty phải công khai và minh bạch hoá thông tin. Tuy nhiên, đối với các thị trường mới nổi, việc tuân thủ các quy định không phải là điều dễ dàng, nhưng tôi nghĩ rằng sự thay đổi tất yếu sẽ phải diễn ra và diễn ra nhanh hơn nhất là trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hsieh Fu Hua, Tổng giám đốc điều hành SGX.
Đã có một số doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, FPT, SSI, Kinh Đô... có ý định niêm yết tại SGX. Theo ông, khi nào những doanh nghiệp này có thể đưa cổ phiếu của mình lên niêm yết tại SGX và SGX sẽ tạo điều kiện gì để giúp đỡ những doanh nghiệp này?
Chúng tôi cũng đã tổ chức những đoàn người sang Việt Nam để tìm hiểu nhu cầu niêm yết của các doanh nghiệp này và cũng để giúp đỡ họ khi họ cần hỗ trợ.
Những điều kiện niêm yết tại SGX đã được chúng tôi quảng bá rộng rãi. Nếu họ đáp ứng được những điều kiện niêm yết của chúng tôi, thì việc niêm yết này sẽ được tiến hành nhanh chóng.
Hiện tại, chúng tôi chưa thể công bố tên doanh nghiệp cũng như có bao nhiêu doanh nghiệp đã nộp đơn xin niêm yết tại SGX, nhưng tôi hy vọng trong vòng 6 tháng tới, SGX sẽ đón nhận doanh nghiệp của Việt Nam.
Không chỉ niêm yết ở SGX, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện có ý định niêm yết cổ phiếu ở các thị trường chứng khoán khác. Theo ông, SGX có những điểm thuận lợi gì so với thị trường chứng khoán thế giới cũng như trong khu vực để thu hút các doanh nghiệp Việt Nam?
Việc niêm yết tại SGX sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam như: tiếp cận nguồn vốn lớn, quảng bá tên tuổi ra thị trường quốc tế, đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty và tính minh bạch, tiếp cận với vốn quốc tế, mở rộng cơ sở cổ đông, tăng tính thanh khoản của giao dịch và sự khan hiếm có thể tác động đến việc định giá cổ phiếu.
SGX đã trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển để trở thành một trong những trung tâm kết nối các thị trường chứng khoán của khu vực châu Á với các thị trường chứng khoán trên toàn cầu. Đây cũng là trung tâm quản lý các quỹ lớn, quy tụ rất nhiều công ty niêm yết quốc tế (hơn 1/3 trong tổng số doanh nghiệp niêm yết tại SGX là doanh nghiệp nước ngoài), trong đó có nhiều tập đoàn và công ty lớn và nổi tiếng.
Singapore có các chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty và công bố thông tin, ổn định về chính trị và trung tâm tài chính khu vực, cơ chế quản lý hướng tới thị trường. SGX cũng có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu niêm yết.
Phần lớn các công ty có ý định niêm yết tại Singapore là những công ty có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài gần đạt mức tối đa cho phép (49%). Vậy khi niêm yết tại SGX, các doanh nghiệp này có gặp khó khăn gì trong việc huy động vốn không thưa ông? Chính phủ Singapore có quy định gì về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty trong nước không?
Singapore trước đây cũng quy định tỷ lệ sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp nhưng chỉ giới hạn trong một số ngành nghề, ví dụ như ngân hàng, hàng không...
Tuy nhiên, quy định này bây giờ đã được bãi bỏ.
Theo quy định, doanh nghiệp khi niêm yết tại bất kỳ thị trường nào cũng cần phải có nghĩa vụ tuân thủ quy định về pháp luật cả nước sở tại cũng như tuân thủ quy định của chính nước mình.
Cụ thể Việt Nam, nếu như theo đúng quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã đủ 49% (quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) thì các doanh nghiệp này khó có thể niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài, trừ phi các công ty này huy động vốn lại.
Ngoài việc đáp ứng những điều kiện để có thể niêm yết tại SGX, vấn đề vướng mắc của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là vấn đề công khai và minh bạch hoá thông tin. Ông có lời khuyên gì cho các công ty này khi muốn đưa cổ phiếu lên niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế?
Các công ty muốn niêm yết dù ở thị trường trong nước hay quốc tế đều cần hiểu rằng họ cần phải công khai thông tin, nếu không, tự họ sẽ đào thải họ. Và vấn đề ở đây là sự quyết tâm của chính các công ty đó và chính là bản thân các công ty phải tự thay đổi, phải nhận thức được điều này. thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang khá nóng, nhiều loại hàng hoá mua bán không được cân nhắc.
Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, sẽ có một ngày nào đó thị trường sẽ hoạt động ổn định và không còn nóng như hiện nay, lúc đó chỉ những công ty nào có tình hình tài chính minh bạch, công khai thông tin một cách minh bạch thì mới có thể tồn tại được.
Mặt khác, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, việc mở rộng thị trường là điều tất yếu. Lúc đó các công ty trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Để làm được vậy, công ty đó cần phải có nguồn vốn lớn, sản phẩm tốt và giá thành cạnh tranh. Và lúc đó, chỉ những công ty công khai minh bạch hoá thông tin mới tạo được lòng tin từ các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư để họ bỏ vốn vào.
Các thị trường chứng khoán đều có các biện pháp chế tài, những luật lệ bắt buộc các công ty phải công khai và minh bạch hoá thông tin. Tuy nhiên, đối với các thị trường mới nổi, việc tuân thủ các quy định không phải là điều dễ dàng, nhưng tôi nghĩ rằng sự thay đổi tất yếu sẽ phải diễn ra và diễn ra nhanh hơn nhất là trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay.