Niêm yết tại Singapore “dễ chịu” hơn với sàn Catalist
Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) vừa giới thiệu sàn giao dịch Catalist với đông đảo doanh nghiệp
Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) vừa giới thiệu sàn giao dịch Catalist với đông đảo doanh nghiệp.
Đây là sàn giao dịch có sự giám sát, bảo lãnh dành cho các công ty trong và ngoài nước có sự tăng trưởng nhanh, và là sàn giao dịch được chuyển đổi từ sàn SESDAQ (sàn giao dịch thứ 2 của SGX). Việc chuyển đổi này là kết quả của việc nghiên cứu mô hình của những thị trường khác và tham khảo ý kiến công chúng trong thời gian vừa qua của SGX.
Theo ông J.Y.Pillay, Chủ tịch SGX, Catalist sẽ là sàn giao dịch chủ yếu (nhưng cũng không có nghĩa là độc quyền) phục vụ cho các công ty và nhà đầu tư trong khu vực châu Á.
Sàn Catalist cũng sẽ hướng đến những công ty ngoài khu vực châu Á và cũng sẽ phục vụ các nhà đầu tư, nhà môi giới từ tất cả các khu vực trên toàn cầu. Sàn giao dịch mới không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà phục vụ tất cả các công ty, với điều kiện là họ chấp nhận có nhà bảo lãnh
Còn theo ông Hsieh Fu Hua, Tổng giám đốc Điều hành SGX, sàn Catalist sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/12/2007. Vào ngày này, SESDAQ sẽ được đổi tên thành Catalist. Nhóm các nhà bảo lãnh đầu tiên sẽ được công bố vào quý 1/2008, khi sàn Catalist được phép phát hành cổ phiếu lần đầu (IPOs) theo quy định mới. SGX sẽ thiết lập một nhóm các nhà bảo lãnh có chất lượng và sẽ không ngừng cố gắng thu hút nhà bảo lãnh trong và ngoài nước tham gia vào thị trường Catalist.
So với SESDAQ, những yêu cầu của Catalist có vẻ thông thoáng hơn, dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn, để được niêm yết tại sàn Catalist, các công ty phải niêm yết thông qua nhà bảo lãnh. Không có quy định tiêu chuẩn về tài chính (không có yêu cầu về lợi nhuận tối thiểu hoặc thành tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) và không hạn chế về quy mô công ty khi niêm yết trên sàn Catalist.
Thay cho bản cáo bạch, những công ty nộp hồ sơ niêm yết phải phát hành tài liệu giới thiệu việc chào bán cổ phiếu. Tài liệu này phải được đưa lên trang web Catalist để tham khảo ý kiến công chúng.
Một điều kiện nữa khi niêm yết tại sàn này là khi phát hành IPO, trước đây ở sàn SESDAQ, doanh nghiệp phải có bản cáo bạch, phải đáp ứng các yêu cầu cung cấp thông tin và trách nhiệm pháp lý như nêu trong SFA/R, và phải được SGX xét duyệt hồ sơ đăng ký, được giới thiệu trên trang web MASOPERA.
Trong khi đó những yêu cầu của Catalist là chỉ cần có tài liệu giới thiệu, nhà bảo lãnh xét duyệt hồ sơ và đánh giá xem có phù hợp không để đưa vào danh sách, được giới thiệu trên trang web Catalist của SGX, và có văn bản công bố của ban lãnh đạo và nhà bảo lãnh đảm bảo nguồn vốn của công ty đủ để thực hiện những mục đích hiện tại và đủ trong ít nhất 12 tháng kể từ ngày niêm yết.
Sau khi IPO, công ty vẫn phải đảm bảo luôn có nhà bảo lãnh, nếu không sẽ bị loại khỏi danh sách niêm yết. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác cũng sẽ được đưa ra, ví dụ như các vấn đề về giới hạn hàng năm về việc phát hành thêm cổ phiếu, và giới hạn về việc mua hoặc bán tài sản không cần phải có sự chấp thuận của cổ đông.
Các quy định khác cũng thông thoáng hơn. Về phạm vi phát hành, sàn Catalist yêu cầu công chúng phải nắm giữ trên 15% vốn cổ phần sau khi phát hành hoặc 500.000 cổ phiếu. Không yêu cầu về số lượng; ít nhất phải có 200 cổ đông tại thời điểm IPO, và sau IPO, công chúng phải nắm giữ 10% vốn cổ phần. Ban lãnh đạo có ít nhất 02 nhà điều hành độc lập.
Đối với công ty nước ngoài, phải có ít nhất một trong số những nhà điều hành độc lập, cư trú tại Singapore. Và cổ đông sáng lập không được bán cổ phiếu nếu số cổ phiếu họ có ít hơn 50% số vốn phát hành tại thời điểm IPO; hoặc sau khi bán cổ phiếu, số cổ phiếu họ nắm giữ sẽ chỉ còn dưới 50% số vốn phát hành tại thời điểm niêm yết...
Phí niêm yết tại Catalist cũng “dễ chịu” hơn. Cụ thể, phí niêm yết ban đầu tại sàn này từ 30.000 - 100.000 Đô la Sing và phí niêm yết hàng năm từ 15.000 - 50.000 Đôla Sing. Ngoài ra, mỗi lần niêm yết thêm (khi phát hành tăng vốn...) doanh nghiệp phải nộp 8.000 Đôla Sing tiền phí.
Nhằm chuẩn bị cho việc đưa sàn Catalist vào hoạt động chính thức, theo đại diện của SGX, hiện đã có ba công ty được phê chuẩn niêm yết trên sàn này sau ngày 17/12/2007.
Các công ty này nộp hồ sơ niêm yết theo quy định hiện tại của SESDAQ và SGX đã xét duyệt hồ sơ của họ dựa trên quy định trong khuôn khổ của SESDAQ. Việc phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) cùng với bản cáo bạch của những công ty này được đăng ký với Cơ quan Quản lý tiền tệ của Singapore (MAS).
Các văn bản này bắt buộc phải có để niêm yết trên sàn Catalist trước khi thông báo các nhà bảo lãnh đầu tiên. Cùng với các công ty khác niêm yết trên SESDAQ, các công ty này cũng phải chuyển sang hệ thống mới trong giai đoạn chuyển đổi.
Trước đây, một số doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện niêm yết tại SGX than phiền là Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý quy định về việc IPO hoặc niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên, mới đây, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) đã thông báo:
“SSC đã có khung pháp lý điều chỉnh hoạt động IPO và niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế thông qua Nghị định 14 về niêm yết và phát hành tại nước ngoài, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có cơ hội niêm yết ra nước”. Và việc niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế, chẳng hạn thị trường chứng khoán Singapore đã nằm trong tầm tay.
Với khung pháp lý của SSC, và những quy định thông thoáng của sàn Catalist, Singapore hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.
Đây là sàn giao dịch có sự giám sát, bảo lãnh dành cho các công ty trong và ngoài nước có sự tăng trưởng nhanh, và là sàn giao dịch được chuyển đổi từ sàn SESDAQ (sàn giao dịch thứ 2 của SGX). Việc chuyển đổi này là kết quả của việc nghiên cứu mô hình của những thị trường khác và tham khảo ý kiến công chúng trong thời gian vừa qua của SGX.
Theo ông J.Y.Pillay, Chủ tịch SGX, Catalist sẽ là sàn giao dịch chủ yếu (nhưng cũng không có nghĩa là độc quyền) phục vụ cho các công ty và nhà đầu tư trong khu vực châu Á.
Sàn Catalist cũng sẽ hướng đến những công ty ngoài khu vực châu Á và cũng sẽ phục vụ các nhà đầu tư, nhà môi giới từ tất cả các khu vực trên toàn cầu. Sàn giao dịch mới không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà phục vụ tất cả các công ty, với điều kiện là họ chấp nhận có nhà bảo lãnh
Còn theo ông Hsieh Fu Hua, Tổng giám đốc Điều hành SGX, sàn Catalist sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/12/2007. Vào ngày này, SESDAQ sẽ được đổi tên thành Catalist. Nhóm các nhà bảo lãnh đầu tiên sẽ được công bố vào quý 1/2008, khi sàn Catalist được phép phát hành cổ phiếu lần đầu (IPOs) theo quy định mới. SGX sẽ thiết lập một nhóm các nhà bảo lãnh có chất lượng và sẽ không ngừng cố gắng thu hút nhà bảo lãnh trong và ngoài nước tham gia vào thị trường Catalist.
So với SESDAQ, những yêu cầu của Catalist có vẻ thông thoáng hơn, dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn, để được niêm yết tại sàn Catalist, các công ty phải niêm yết thông qua nhà bảo lãnh. Không có quy định tiêu chuẩn về tài chính (không có yêu cầu về lợi nhuận tối thiểu hoặc thành tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) và không hạn chế về quy mô công ty khi niêm yết trên sàn Catalist.
Thay cho bản cáo bạch, những công ty nộp hồ sơ niêm yết phải phát hành tài liệu giới thiệu việc chào bán cổ phiếu. Tài liệu này phải được đưa lên trang web Catalist để tham khảo ý kiến công chúng.
Một điều kiện nữa khi niêm yết tại sàn này là khi phát hành IPO, trước đây ở sàn SESDAQ, doanh nghiệp phải có bản cáo bạch, phải đáp ứng các yêu cầu cung cấp thông tin và trách nhiệm pháp lý như nêu trong SFA/R, và phải được SGX xét duyệt hồ sơ đăng ký, được giới thiệu trên trang web MASOPERA.
Trong khi đó những yêu cầu của Catalist là chỉ cần có tài liệu giới thiệu, nhà bảo lãnh xét duyệt hồ sơ và đánh giá xem có phù hợp không để đưa vào danh sách, được giới thiệu trên trang web Catalist của SGX, và có văn bản công bố của ban lãnh đạo và nhà bảo lãnh đảm bảo nguồn vốn của công ty đủ để thực hiện những mục đích hiện tại và đủ trong ít nhất 12 tháng kể từ ngày niêm yết.
Sau khi IPO, công ty vẫn phải đảm bảo luôn có nhà bảo lãnh, nếu không sẽ bị loại khỏi danh sách niêm yết. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác cũng sẽ được đưa ra, ví dụ như các vấn đề về giới hạn hàng năm về việc phát hành thêm cổ phiếu, và giới hạn về việc mua hoặc bán tài sản không cần phải có sự chấp thuận của cổ đông.
Các quy định khác cũng thông thoáng hơn. Về phạm vi phát hành, sàn Catalist yêu cầu công chúng phải nắm giữ trên 15% vốn cổ phần sau khi phát hành hoặc 500.000 cổ phiếu. Không yêu cầu về số lượng; ít nhất phải có 200 cổ đông tại thời điểm IPO, và sau IPO, công chúng phải nắm giữ 10% vốn cổ phần. Ban lãnh đạo có ít nhất 02 nhà điều hành độc lập.
Đối với công ty nước ngoài, phải có ít nhất một trong số những nhà điều hành độc lập, cư trú tại Singapore. Và cổ đông sáng lập không được bán cổ phiếu nếu số cổ phiếu họ có ít hơn 50% số vốn phát hành tại thời điểm IPO; hoặc sau khi bán cổ phiếu, số cổ phiếu họ nắm giữ sẽ chỉ còn dưới 50% số vốn phát hành tại thời điểm niêm yết...
Phí niêm yết tại Catalist cũng “dễ chịu” hơn. Cụ thể, phí niêm yết ban đầu tại sàn này từ 30.000 - 100.000 Đô la Sing và phí niêm yết hàng năm từ 15.000 - 50.000 Đôla Sing. Ngoài ra, mỗi lần niêm yết thêm (khi phát hành tăng vốn...) doanh nghiệp phải nộp 8.000 Đôla Sing tiền phí.
Nhằm chuẩn bị cho việc đưa sàn Catalist vào hoạt động chính thức, theo đại diện của SGX, hiện đã có ba công ty được phê chuẩn niêm yết trên sàn này sau ngày 17/12/2007.
Các công ty này nộp hồ sơ niêm yết theo quy định hiện tại của SESDAQ và SGX đã xét duyệt hồ sơ của họ dựa trên quy định trong khuôn khổ của SESDAQ. Việc phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) cùng với bản cáo bạch của những công ty này được đăng ký với Cơ quan Quản lý tiền tệ của Singapore (MAS).
Các văn bản này bắt buộc phải có để niêm yết trên sàn Catalist trước khi thông báo các nhà bảo lãnh đầu tiên. Cùng với các công ty khác niêm yết trên SESDAQ, các công ty này cũng phải chuyển sang hệ thống mới trong giai đoạn chuyển đổi.
Trước đây, một số doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện niêm yết tại SGX than phiền là Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý quy định về việc IPO hoặc niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên, mới đây, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) đã thông báo:
“SSC đã có khung pháp lý điều chỉnh hoạt động IPO và niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế thông qua Nghị định 14 về niêm yết và phát hành tại nước ngoài, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có cơ hội niêm yết ra nước”. Và việc niêm yết tại thị trường chứng khoán quốc tế, chẳng hạn thị trường chứng khoán Singapore đã nằm trong tầm tay.
Với khung pháp lý của SSC, và những quy định thông thoáng của sàn Catalist, Singapore hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.