“Nợ Chính phủ vẫn nằm trong giới hạn cho phép”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội
Nếu loại trừ yếu tố vay để đảo nợ 10% trong nghĩa vụ phải trả hàng năm từ nay đến 2018 thì nợ Chính phủ hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 10/6.
Là thành viên Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận được khá nhiều câu hỏi về vấn đề nợ công, quản lý giá xăng dầu, điện, thuốc chữa bệnh cũng như vấn đề để thất thu trong quản lý thuế, hải quan…
Đối với nội dung nợ công, người đứng đầu ngành tài chính cho hay, theo số liệu tuyệt đối thì nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, nếu theo đánh giá của Chính phủ và mức an toàn nợ công thì phải tính đến hai yếu tố quan trọng là cơ cấu nơ công và khả năng trả nợ.
Trên cơ sở đánh giá của hai yếu tố này thì nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn đã được Quốc hội và Chính phủ phê chuẩn.
Cụ thể, về chỉ tiêu nợ công/GDP, Bộ trưởng Dũng cho biết tỷ lệ này thay đổi không nhiều qua các năm. Năm 2010 là 51,7%, năm 2011 là 50,1%, năm 2012 là 50,8%, năm 2013 là 53,4% kể cả số nợ thuế giá trị gia tăng đã được Quốc hội thống nhất đưa thêm vào.
Riêng nợ Chính phủ hiện nay là 41,5%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội cho phép. Do đó, cùng với tăng trưởng GDP ở mức trung bình trong những năm tới, kết hợp với quản lý chặt chẽ thì khả năng trả nợ tiếp tục được duy trì.
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, trong cơ cấu nợ công hiện nay thì có đến 50% là nợ nước ngoài, vay ODA, lãi suất thấp, thời hạn trả nợ còn lại khoảng 14 – 15 năm. Còn lại khoảng 50% là nợ huy động trong nước và trái phiếu Chính phủ. Trong đó có khoảng 30% huy động trong nước có thời hạn trả nợ 1 - 3 năm.
“Đây là vấn đề rất hệ trọng và đã báo cáo Chính phủ để có giải pháp để cơ cấu lại nợ công. Từ cuối 2013 đã có bắt đầu cơ cấu bằng việc tăng tỷ lệ trái phiếu Chính phủ có thời hạn 5 – 10 năm”, Bộ trưởng Dũng nói.
Đối với tỷ lệ trả nợ của Chính phủ/tổng thu ngân sách, Bộ trưởng Dũng cho biết, nếu tổng số thì vượt ngưỡng 25%, nhưng nếu phân tích sâu thì có trên 10% là vay để đảo nợ và khoản này thì không làm phát sinh nghĩa vụ nợ. Do vậy, nếu trừ khoản 10% này thì vẫn nằm ở mức 20 - 21%, tức dưới mức 25% cho phép. Và vì thế, nghĩa vụ phải trả nợ hàng năm từ nay đến 2018 vẫn nằm trong giới hạn.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dũng, vấn đề đặt ra là phải huy động được vốn để vừa phục vụ cho phát triển vừa phục vục được vay trả nợ.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Quản lý nợ công, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương. Phần nợ của doanh nghiệp nếu được Chính phủ bảo lãnh cũng sẽ được tính vào nợ công.
Do vậy, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, vay và quản lý đồng tiền vay là vấn đề đại sự. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung các giải pháp để quản lý vốn vay được sử dụng hiệu quả.
Phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ được tiếp tục trong khoảng 1 giờ đồng hồ vào sáng 11/6, trước khi các đại biểu tiếp tục phần chất vấn với các thành viên Chính phủ khác.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 10/6.
Là thành viên Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận được khá nhiều câu hỏi về vấn đề nợ công, quản lý giá xăng dầu, điện, thuốc chữa bệnh cũng như vấn đề để thất thu trong quản lý thuế, hải quan…
Đối với nội dung nợ công, người đứng đầu ngành tài chính cho hay, theo số liệu tuyệt đối thì nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, nếu theo đánh giá của Chính phủ và mức an toàn nợ công thì phải tính đến hai yếu tố quan trọng là cơ cấu nơ công và khả năng trả nợ.
Trên cơ sở đánh giá của hai yếu tố này thì nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn đã được Quốc hội và Chính phủ phê chuẩn.
Cụ thể, về chỉ tiêu nợ công/GDP, Bộ trưởng Dũng cho biết tỷ lệ này thay đổi không nhiều qua các năm. Năm 2010 là 51,7%, năm 2011 là 50,1%, năm 2012 là 50,8%, năm 2013 là 53,4% kể cả số nợ thuế giá trị gia tăng đã được Quốc hội thống nhất đưa thêm vào.
Riêng nợ Chính phủ hiện nay là 41,5%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội cho phép. Do đó, cùng với tăng trưởng GDP ở mức trung bình trong những năm tới, kết hợp với quản lý chặt chẽ thì khả năng trả nợ tiếp tục được duy trì.
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, trong cơ cấu nợ công hiện nay thì có đến 50% là nợ nước ngoài, vay ODA, lãi suất thấp, thời hạn trả nợ còn lại khoảng 14 – 15 năm. Còn lại khoảng 50% là nợ huy động trong nước và trái phiếu Chính phủ. Trong đó có khoảng 30% huy động trong nước có thời hạn trả nợ 1 - 3 năm.
“Đây là vấn đề rất hệ trọng và đã báo cáo Chính phủ để có giải pháp để cơ cấu lại nợ công. Từ cuối 2013 đã có bắt đầu cơ cấu bằng việc tăng tỷ lệ trái phiếu Chính phủ có thời hạn 5 – 10 năm”, Bộ trưởng Dũng nói.
Đối với tỷ lệ trả nợ của Chính phủ/tổng thu ngân sách, Bộ trưởng Dũng cho biết, nếu tổng số thì vượt ngưỡng 25%, nhưng nếu phân tích sâu thì có trên 10% là vay để đảo nợ và khoản này thì không làm phát sinh nghĩa vụ nợ. Do vậy, nếu trừ khoản 10% này thì vẫn nằm ở mức 20 - 21%, tức dưới mức 25% cho phép. Và vì thế, nghĩa vụ phải trả nợ hàng năm từ nay đến 2018 vẫn nằm trong giới hạn.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dũng, vấn đề đặt ra là phải huy động được vốn để vừa phục vụ cho phát triển vừa phục vục được vay trả nợ.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Quản lý nợ công, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương. Phần nợ của doanh nghiệp nếu được Chính phủ bảo lãnh cũng sẽ được tính vào nợ công.
Do vậy, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, vay và quản lý đồng tiền vay là vấn đề đại sự. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung các giải pháp để quản lý vốn vay được sử dụng hiệu quả.
Phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ được tiếp tục trong khoảng 1 giờ đồng hồ vào sáng 11/6, trước khi các đại biểu tiếp tục phần chất vấn với các thành viên Chính phủ khác.