Nợ công Hy Lạp chưa thấy tia sáng cuối hầm
Đây là cuộc họp thứ hai liên tiếp của các bộ trưởng bộ tài chính Eurozone không đạt được sự đồng thuận về việc giải cứu Hy Lạp
Hôm 21/11, kết thúc cuộc họp dài gần 12 tiếng tại Brussels (Bỉ), các bộ trưởng bộ tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn không đạt được thỏa thuận giải ngân 31,5 tỷ Euro (40 tỷ USD) cho Hy Lạp.
Đây là cuộc họp thứ hai liên tiếp của các bộ trưởng bộ tài chính Eurozone không đạt được sự đồng thuận về việc giải cứu Hy Lạp khỏi bờ vực sụp đổ. Dự kiến, các bên sẽ có cuộc thảo luận thứ ba vào đầu tuần tới để giải quyết về mặt kỹ thuật một số vấn đề trong gói cứu trợ này.
Nguyên nhân khiến hội nghị không đạt kết quả là bởi các bên, đặc biệt là giữa Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vẫn còn bất đồng về cách xử lý nợ công của Hy Lạp mà không làm tăng gánh nặng cho người dân nộp thuế trong nước.
Trong khi, các bộ trưởng Eurozone thiên về hướng cho Hy Lạp thêm thời hạn hai năm, đến năm 2022, để đưa mức nợ công từ khoảng 176% GDP trong năm nay về mức 120% GDP, thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế lại cho rằng nên đạt được mức này vào năm 2020 như mục tiêu ban đầu.
Hôm 17/11, hàng chục nghìn người phản đối các chính sách "thắt lưng, buộc bụng" mà Chính phủ Hy Lạp thực hiện, đã tuần hành tại Athens và thành phố Salonica nhân tưởng niệm vụ nổi dậy đẫm máu của sinh viên nước này chống lại chính quyền quân sự gần 4 thập kỷ trước.
Khoản tiền cứu trợ cho Hy Lạp đã bị ngừng giải ngân kể từ tháng 6 năm nay, sau khi Athens không đáp ứng được yêu cầu cắt giảm ngân sách và thực hiện các cuộc cải cách kinh tế. Theo các ước tính, Hy Lạp sẽ cần thêm khoảng vài chục tỷ Euro để có thể trụ vững đến 2016.
Hôm 19/11, lãnh đạo Liên minh Cánh tả cấp tiến Hy Lạp Alexis Tsipras khẳng định rằng, việc lạm chi cho Olympic Athens năm 2004 đã làm nợ công gia tăng. Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Christos Staikouras, Olympic đã tiêu hết 8,48 tỷ Euro ngân sách.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Tôn giáo, Văn hóa và Thể thao Joannis Joannidis cũng cho biết, ngoài số tiền trên, nước này còn chi thêm 4,8 triệu Euro cho đến tháng 2/2007 để bảo đảm an toàn cho các công trình Olympic và 28,7 triệu Euro bảo dưỡng, duy trì những công trình này.
Đây là cuộc họp thứ hai liên tiếp của các bộ trưởng bộ tài chính Eurozone không đạt được sự đồng thuận về việc giải cứu Hy Lạp khỏi bờ vực sụp đổ. Dự kiến, các bên sẽ có cuộc thảo luận thứ ba vào đầu tuần tới để giải quyết về mặt kỹ thuật một số vấn đề trong gói cứu trợ này.
Nguyên nhân khiến hội nghị không đạt kết quả là bởi các bên, đặc biệt là giữa Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vẫn còn bất đồng về cách xử lý nợ công của Hy Lạp mà không làm tăng gánh nặng cho người dân nộp thuế trong nước.
Trong khi, các bộ trưởng Eurozone thiên về hướng cho Hy Lạp thêm thời hạn hai năm, đến năm 2022, để đưa mức nợ công từ khoảng 176% GDP trong năm nay về mức 120% GDP, thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế lại cho rằng nên đạt được mức này vào năm 2020 như mục tiêu ban đầu.
Hôm 17/11, hàng chục nghìn người phản đối các chính sách "thắt lưng, buộc bụng" mà Chính phủ Hy Lạp thực hiện, đã tuần hành tại Athens và thành phố Salonica nhân tưởng niệm vụ nổi dậy đẫm máu của sinh viên nước này chống lại chính quyền quân sự gần 4 thập kỷ trước.
Khoản tiền cứu trợ cho Hy Lạp đã bị ngừng giải ngân kể từ tháng 6 năm nay, sau khi Athens không đáp ứng được yêu cầu cắt giảm ngân sách và thực hiện các cuộc cải cách kinh tế. Theo các ước tính, Hy Lạp sẽ cần thêm khoảng vài chục tỷ Euro để có thể trụ vững đến 2016.
Hôm 19/11, lãnh đạo Liên minh Cánh tả cấp tiến Hy Lạp Alexis Tsipras khẳng định rằng, việc lạm chi cho Olympic Athens năm 2004 đã làm nợ công gia tăng. Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Christos Staikouras, Olympic đã tiêu hết 8,48 tỷ Euro ngân sách.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Tôn giáo, Văn hóa và Thể thao Joannis Joannidis cũng cho biết, ngoài số tiền trên, nước này còn chi thêm 4,8 triệu Euro cho đến tháng 2/2007 để bảo đảm an toàn cho các công trình Olympic và 28,7 triệu Euro bảo dưỡng, duy trì những công trình này.