Nợ xấu ngân hàng tại Hà Nội đang có xu hướng tăng
Dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng là 2,08%, song tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên
Dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng là 2,08%, song tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên.
Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo kinh tế - xã hội năm 2011 trên địa bàn do Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, khóa 14 của Hội đồng Nhân dân Hà Nội sáng 7/12.
Báo cáo cho thấy, trong năm nay, dù kinh tế trong nước và thế giới gặp khó khăn song sản xuất kinh doanh trên địa bàn được duy trì và tiếp tục phát triển, kinh tế tăng trưởng khá, đạt 10,13%, gấp 1,67 lần mức chung của cả nước. Chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng đã giảm tốc dần, từ mức 3,28% vào tháng 4 đã giảm còn 0,13% vào tháng 10, thấp hơn cả nước là 0,36%.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá với vốn đăng ký đạt 1,5 tỷ USD, gấp 1,75 lần; vốn thực hiện đạt 752 triệu USD, tăng 10,6%, so với năm 2010.Thành phố đã đình hoãn, giãn tiến độ, cắt giảm vốn của 252 dự án, công trình đầu tư công chưa thực sự cấp thiết với kinh phí cắt giảm trên 806 tỷ đồng để điều chuyển bổ sung cho các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm 2011.
Tuy nhiên, báo cáo của UBND thành phố cũng chỉ ra rằng, dù giảm tốc song chỉ số giá tiêu dùng của thành phố vẫn ở mức cao, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Cùng với đó, mặt bằng lãi suất ở mức cao đã ảnh hưởng đến đầu tư và sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp tăng chậm dần.
Đáng chú ý, mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng là 2,08%, song tỷ lệ này của các ngân hàng đang có xu hướng tăng lên. Cùng với đó, dù thành phố đã nỗ lực cố gắng, song tăng trưởng GDP cả năm dự kiến chỉ đạt 10,13%, thấp hơn so với kế hoạch đề ra từ đầu năm (12%). Thu nhập bình quân đầu người của thành phố năm 2011 đạt 43,3 triệu đồng/người.
Mục tiêu đặt ra trong năm 2012 của thành phố là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; cải thiện môi trường đầu tư...với mục tiêu tăng trưởng GDP từ 10 - 10,5%.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục rà soát sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn về lãi suất ngân hàng, ưu tiên tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu, các mục tiêu an sinh xã hội.
Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo kinh tế - xã hội năm 2011 trên địa bàn do Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, khóa 14 của Hội đồng Nhân dân Hà Nội sáng 7/12.
Báo cáo cho thấy, trong năm nay, dù kinh tế trong nước và thế giới gặp khó khăn song sản xuất kinh doanh trên địa bàn được duy trì và tiếp tục phát triển, kinh tế tăng trưởng khá, đạt 10,13%, gấp 1,67 lần mức chung của cả nước. Chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng đã giảm tốc dần, từ mức 3,28% vào tháng 4 đã giảm còn 0,13% vào tháng 10, thấp hơn cả nước là 0,36%.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá với vốn đăng ký đạt 1,5 tỷ USD, gấp 1,75 lần; vốn thực hiện đạt 752 triệu USD, tăng 10,6%, so với năm 2010.Thành phố đã đình hoãn, giãn tiến độ, cắt giảm vốn của 252 dự án, công trình đầu tư công chưa thực sự cấp thiết với kinh phí cắt giảm trên 806 tỷ đồng để điều chuyển bổ sung cho các dự án quan trọng, cấp bách, các dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm 2011.
Tuy nhiên, báo cáo của UBND thành phố cũng chỉ ra rằng, dù giảm tốc song chỉ số giá tiêu dùng của thành phố vẫn ở mức cao, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Cùng với đó, mặt bằng lãi suất ở mức cao đã ảnh hưởng đến đầu tư và sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp tăng chậm dần.
Đáng chú ý, mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng là 2,08%, song tỷ lệ này của các ngân hàng đang có xu hướng tăng lên. Cùng với đó, dù thành phố đã nỗ lực cố gắng, song tăng trưởng GDP cả năm dự kiến chỉ đạt 10,13%, thấp hơn so với kế hoạch đề ra từ đầu năm (12%). Thu nhập bình quân đầu người của thành phố năm 2011 đạt 43,3 triệu đồng/người.
Mục tiêu đặt ra trong năm 2012 của thành phố là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; cải thiện môi trường đầu tư...với mục tiêu tăng trưởng GDP từ 10 - 10,5%.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục rà soát sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn về lãi suất ngân hàng, ưu tiên tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu, các mục tiêu an sinh xã hội.