Nơm nớp lo hải sản bị “thẻ vàng” ở EU
Các vấn đề mà EU yêu cầu khắc phục là khối lượng công việc rất lớn mà Việt Nam đã cố gắng nhưng chưa thể đáp ứng hoàn toàn
Đã qua thời điểm 30/9 - thời hạn mà Liên minh châu Âu (EU) dự định xem xét rút thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam nếu chúng ta không khắc phục được 5 nhóm nội dung mà EU cảnh báo. Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản vẫn nơm nớp lo âu, vì nếu phía EU rút thẻ vàng đối với hải sản có nguồn gốc từ Việt Nam, thì chi phí xuất khẩu hải sản sang EU sẽ tăng cao.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết, trong năm 2016 và 2017, EU liên tiếp cử các đoàn sang kiểm tra ngành đánh bắt và chế biến hải sản Việt Nam và cảnh báo chúng ta.
Gần đây nhất, EU có cảnh báo đến 30/9/2017, nếu Việt Nam không khắc phục được 5 nhóm khuyến nghị của EU liên quan đến IUU thì EU sẽ rút thẻ vàng đối với Việt Nam. Trong khu vực ASEAN, Campuchia đã bị thẻ đỏ, Philippines và Thái Lan đã bị EU rút thẻ vàng.
Các vấn đề mà phía EU cảnh báo và yêu cầu ta phải khắc phục là tập trung vào trọng tâm phải hoàn thiện các thể chế, các quy định của chúng ta từ luật trở xuống đến các văn bản hướng dẫn nhằm đảm bảo được hệ thống pháp luật nghiêm khắc và có những chế tài về xử lý rất nghiêm minh. Tập trung vào những vấn đề về tổ chức, thực thi của chúng ta ở trên biển để đảm bảo chống đánh bắt bất hợp pháp.
EU cũng cảnh báo việc giám sát các tàu khai thác gắn với truy xuất nguồn gốc: Từ việc ghi nhật ký khai thác ở trên tàu, rồi cấp phép khai thác, kiểm soát cường lực khai thác; tuần tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm ở trên vùng biển; trách nhiệm của chủ tàu, các bến cảng, các cơ sở hậu cần nghề cá cũng như việc giám sát của cơ quan quản lý để đảm bảo tất cả những hải sản mà khai thác ở trong vùng biển không vi phạm IUU lại truy xuất được nguồn gốc.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP, trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản của Việt Nam hàng năm với 1,9-2,2 tỷ USD, thì EU và Mỹ mỗi thị trường chiếm 16-17% với giá trị khoảng 350-400 triệu USD/năm. Nếu phải nhận thẻ vàng của EU có thể gây ra nhiều tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới việc xuất khẩu hải sản sang EU; và sau đó sẽ ảnh hưởng tới thị trường Mỹ và các thị trường tiềm năng khác.
Theo ông Ngô Viết Hoài, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Baseafood, nếu EU rút thẻ vàng, tất cả container xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm tra mất khoảng 3-4 tuần, doanh nghiệp thiệt hại khoảng 600-700 Euro/container chi phí neo đậu cảng, bến bãi trong 4 tuần kiểm tra. Trong trường hợp không được thông quan và bị trả về thì riêng tiền vận chuyển cho mỗi container đã mất 4.000-5.000 Euro, chưa tính tới thiệt hại hàng hóa.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho hay, đến thời điểm này, đã qua 30/9 mà EU vẫn chưa có một động thái về việc này, mới đây, chúng tôi đã liên hệ với các cơ quan chức năng thì EU cũng nói là “đang xem xét”. Nhưng đang xem xét không có nghĩa EU sẽ không rút thẻ vàng với chúng ta. Chúng ta có đề nghị đến 31/12, nhưng kể cả trường hợp EU cho phép chúng ta lùi thời điểm đến 31/12 thì cũng phải hành động quyết liệt mới hy vọng đạt được những điều mà phía EU đưa ra.
Ông Tám nhận định, với các vấn đề mà EU yêu cầu khắc phục, thì đây là khối lượng công việc rất lớn mà phía Việt Nam đã cố gắng, nhưng chưa thể đáp ứng hoàn toàn theo quy định của EU.
Thời gian vừa qua, Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết liệt trong vấn đề khắc phục những khuyến cáo mà EU nêu ra. Triển khai tuân thủ quy định IUU, thực thi đánh bắt có trách nhiệm, chúng ta chỉ đạo theo hướng giảm về số lượng tàu thuyền cũng như cơ cấu đánh bắt, tăng khai thác xa bờ và giảm ven bờ.
Hiện nay, 70% lượng tàu thuyền khai thác của chúng ta đang tập trung ở vùng biển ven bờ. Đây là bất cập mà chúng ta phải điều chỉnh lại.
Trong các khuyến nghị của EU có một ý rất hay là chúng ta phải điều tra nguồn lợi thủy sản và dựa trên kết quả điều tra đó chúng ta mới quy hoạch tàu cá và phát triển, chứ không thúc đẩy đóng tàu bằng mọi giá như hiện nay. Khuyến nghị của EU rất phù hợp với xu thế chung của thế giới hiện nay và chúng ta cũng sửa Luật Thủy sản theo hướng này.
Có nghĩa là, những nội dung trong Luật Thủy sản tới đây sẽ nhấn mạnh đến điều tra nguồn lợi cũng như khai thác nguồn lợi dựa trên trữ lượng và sản lượng tối đa cho phép. Với một số nghề chúng ta thấy không có lợi cho bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khuyến cáo ngư dân chuyển đổi sang những nghề khác thân thiện hơn. Tới đây, cũng tổ chức cấm khai thác theo mùa, khu vực và đối tượng - những nơi nào cạn kiệt, suy giảm nhiều, đặc biệt mùa sinh sản của thủy sản thì phải cấm biển để khôi phục, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết, trong năm 2016 và 2017, EU liên tiếp cử các đoàn sang kiểm tra ngành đánh bắt và chế biến hải sản Việt Nam và cảnh báo chúng ta.
Gần đây nhất, EU có cảnh báo đến 30/9/2017, nếu Việt Nam không khắc phục được 5 nhóm khuyến nghị của EU liên quan đến IUU thì EU sẽ rút thẻ vàng đối với Việt Nam. Trong khu vực ASEAN, Campuchia đã bị thẻ đỏ, Philippines và Thái Lan đã bị EU rút thẻ vàng.
Các vấn đề mà phía EU cảnh báo và yêu cầu ta phải khắc phục là tập trung vào trọng tâm phải hoàn thiện các thể chế, các quy định của chúng ta từ luật trở xuống đến các văn bản hướng dẫn nhằm đảm bảo được hệ thống pháp luật nghiêm khắc và có những chế tài về xử lý rất nghiêm minh. Tập trung vào những vấn đề về tổ chức, thực thi của chúng ta ở trên biển để đảm bảo chống đánh bắt bất hợp pháp.
EU cũng cảnh báo việc giám sát các tàu khai thác gắn với truy xuất nguồn gốc: Từ việc ghi nhật ký khai thác ở trên tàu, rồi cấp phép khai thác, kiểm soát cường lực khai thác; tuần tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm ở trên vùng biển; trách nhiệm của chủ tàu, các bến cảng, các cơ sở hậu cần nghề cá cũng như việc giám sát của cơ quan quản lý để đảm bảo tất cả những hải sản mà khai thác ở trong vùng biển không vi phạm IUU lại truy xuất được nguồn gốc.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP, trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản của Việt Nam hàng năm với 1,9-2,2 tỷ USD, thì EU và Mỹ mỗi thị trường chiếm 16-17% với giá trị khoảng 350-400 triệu USD/năm. Nếu phải nhận thẻ vàng của EU có thể gây ra nhiều tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới việc xuất khẩu hải sản sang EU; và sau đó sẽ ảnh hưởng tới thị trường Mỹ và các thị trường tiềm năng khác.
Theo ông Ngô Viết Hoài, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Baseafood, nếu EU rút thẻ vàng, tất cả container xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm tra mất khoảng 3-4 tuần, doanh nghiệp thiệt hại khoảng 600-700 Euro/container chi phí neo đậu cảng, bến bãi trong 4 tuần kiểm tra. Trong trường hợp không được thông quan và bị trả về thì riêng tiền vận chuyển cho mỗi container đã mất 4.000-5.000 Euro, chưa tính tới thiệt hại hàng hóa.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho hay, đến thời điểm này, đã qua 30/9 mà EU vẫn chưa có một động thái về việc này, mới đây, chúng tôi đã liên hệ với các cơ quan chức năng thì EU cũng nói là “đang xem xét”. Nhưng đang xem xét không có nghĩa EU sẽ không rút thẻ vàng với chúng ta. Chúng ta có đề nghị đến 31/12, nhưng kể cả trường hợp EU cho phép chúng ta lùi thời điểm đến 31/12 thì cũng phải hành động quyết liệt mới hy vọng đạt được những điều mà phía EU đưa ra.
Ông Tám nhận định, với các vấn đề mà EU yêu cầu khắc phục, thì đây là khối lượng công việc rất lớn mà phía Việt Nam đã cố gắng, nhưng chưa thể đáp ứng hoàn toàn theo quy định của EU.
Thời gian vừa qua, Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết liệt trong vấn đề khắc phục những khuyến cáo mà EU nêu ra. Triển khai tuân thủ quy định IUU, thực thi đánh bắt có trách nhiệm, chúng ta chỉ đạo theo hướng giảm về số lượng tàu thuyền cũng như cơ cấu đánh bắt, tăng khai thác xa bờ và giảm ven bờ.
Hiện nay, 70% lượng tàu thuyền khai thác của chúng ta đang tập trung ở vùng biển ven bờ. Đây là bất cập mà chúng ta phải điều chỉnh lại.
Trong các khuyến nghị của EU có một ý rất hay là chúng ta phải điều tra nguồn lợi thủy sản và dựa trên kết quả điều tra đó chúng ta mới quy hoạch tàu cá và phát triển, chứ không thúc đẩy đóng tàu bằng mọi giá như hiện nay. Khuyến nghị của EU rất phù hợp với xu thế chung của thế giới hiện nay và chúng ta cũng sửa Luật Thủy sản theo hướng này.
Có nghĩa là, những nội dung trong Luật Thủy sản tới đây sẽ nhấn mạnh đến điều tra nguồn lợi cũng như khai thác nguồn lợi dựa trên trữ lượng và sản lượng tối đa cho phép. Với một số nghề chúng ta thấy không có lợi cho bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khuyến cáo ngư dân chuyển đổi sang những nghề khác thân thiện hơn. Tới đây, cũng tổ chức cấm khai thác theo mùa, khu vực và đối tượng - những nơi nào cạn kiệt, suy giảm nhiều, đặc biệt mùa sinh sản của thủy sản thì phải cấm biển để khôi phục, tái tạo nguồn lợi thủy sản.