Nông dân được đảm bảo lãi ít nhất 30% khi bán lúa
Thủ tướng chỉ đạo công bố giá mua lúa bảo đảm lãi ít nhất 30% so với giá thành sản xuất
Chiều nay, 12/3, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo về việc tiêu thụ lúa hàng hóa nhằm giải quyết hài hòa lợi ích giữa người trồng lúa với tổ chức, cá nhân tiêu thụ lúa hàng hóa, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố giá mua lúa bảo đảm lãi ít nhất 30% so với giá thành sản xuất. Mức giá nói trên phải được công bố ngay từ đầu vụ sản xuất. Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh lương thực của tỉnh và trên địa bàn tổ chức mua hết lúa hàng hóa cho nông dân theo giá đã được cấp có thẩm quyền công bố, kiểm tra giám sát và xử lý việc thực hiện.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương ban hành quy định và hướng dẫn phương pháp xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa, để UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm căn cứ xác định chi phí, tính giá thành sản xuất lúa và công bố giá mua lúa hàng hóa trên địa bàn.
Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng được chỉ đạo phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lương thực xây dựng phương án liên kết, cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân trong việc mua lúa của công dân theo giá đã công bố.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam còn được giao nhiệm vụ thống nhất với các thành viên về số lượng và thời gian mua tạm trữ lúa hàng hóa; doanh nghiệp được Hiệp hội giao mua lúa tạm trữ tự chịu chi phí bảo quản, lãi suất trong thời gian tạm trữ. Trường hợp có khó khăn về tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.
Cuối tháng 2 vừa qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đã chỉ đạo 30 doanh nghiệp thành viên mua 1 triệu tấn gạo dự trữ và tính tới 10/3, thống kê sơ bộ lượng gạo mua tạm trữ đã vượt 500.000 tấn.
Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố giá mua lúa bảo đảm lãi ít nhất 30% so với giá thành sản xuất. Mức giá nói trên phải được công bố ngay từ đầu vụ sản xuất. Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh lương thực của tỉnh và trên địa bàn tổ chức mua hết lúa hàng hóa cho nông dân theo giá đã được cấp có thẩm quyền công bố, kiểm tra giám sát và xử lý việc thực hiện.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương ban hành quy định và hướng dẫn phương pháp xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa, để UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm căn cứ xác định chi phí, tính giá thành sản xuất lúa và công bố giá mua lúa hàng hóa trên địa bàn.
Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng được chỉ đạo phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lương thực xây dựng phương án liên kết, cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân trong việc mua lúa của công dân theo giá đã công bố.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam còn được giao nhiệm vụ thống nhất với các thành viên về số lượng và thời gian mua tạm trữ lúa hàng hóa; doanh nghiệp được Hiệp hội giao mua lúa tạm trữ tự chịu chi phí bảo quản, lãi suất trong thời gian tạm trữ. Trường hợp có khó khăn về tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.
Cuối tháng 2 vừa qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đã chỉ đạo 30 doanh nghiệp thành viên mua 1 triệu tấn gạo dự trữ và tính tới 10/3, thống kê sơ bộ lượng gạo mua tạm trữ đã vượt 500.000 tấn.