Quý 2, thị trường gạo sẽ khởi sắc?
Sẽ mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ để kéo giá lúa lên, đảm bảo giá tại kho không dưới 4.000 đồng/kg
Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 25/2, ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã thông báo về việc triển khai thu mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ để kéo giá lúa trong nước lên trên tinh thần mua theo giá thị trường, nhưng đảm bảo giá tại kho không dưới 4.000 đồng/kg.
Theo VFA, lũy kế xuất khẩu gạo đến hết tháng 2/2010 đạt 704.000 tấn, trị giá FOB đạt 333 triệu USD. Mức giá xuất khẩu bình quân đạt 473 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2009, số lượng xuất khẩu giảm 25%, trị giá FOB giảm 11% nhưng giá bình quân tăng 73 USD/tấn.
Lượng hợp đồng tập trung đạt 502.500 tấn, chiếm đến 71,37% và hợp đồng thương mại đạt 201.500 tấn, chiếm 28,63%. Số lượng hợp đồng đã ký lũy kế đến ngày 23/2/2010 là 2,481 triệu tấn. Số lượng còn lại chưa giao hàng là 1,8 triệu tấn.
Hiệp hội cho biết, lượng gạo tồn kho đến tháng 2/2010 khoảng 1,1 triệu tấn. Kế hoạch xuất khẩu tháng 3 là 450 ngàn đến 500 ngàn tấn. Dự kiến cả quý 1/2010, lượng gạo xuất khẩu đạt 1,1 triệu đến 1,2 triệu tấn.
Theo ông Phạm Văn Bảy, thị trường gạo đang có tín hiệu tích cực. Trước Tết Nguyên đán, Việt Nam đã ký kết bán cho Malaysia 200 ngàn tấn 5% tấm với giá khá tốt. Trong tháng 3/2010, Philippines sẽ mở thầu tập trung thêm 800 ngàn tấn gạo 25% tấm.
Ngoài ra, Chính phủ Philippines cũng giao cho các doanh nghiệp tư nhân của nước này thu mua thêm 200 ngàn tấn gạo, các doanh nghiệp tư nhân của Philippines sẽ chỉ được đàm phán mua gạo với 3 đầu mối của Việt Nam. Indonesia có khả năng nhập 1 triệu tấn gạo... Irắc đang mở thầu 250 ngàn tấn gạo và VFA dự kiến tham gia đấu thầu 120 ngàn tấn. VFA cũng đang đàm phán bán gạo cho một số thị trường khác.
Về biện pháp thu mua lúa trong thời gian tới, VFA cũng thông báo 30 doanh nghiệp lớn xuất khẩu gạo cam kết thu mua gạo tạm trữ sẽ được ưu tiên trong các hợp đồng tập trung của Chính phủ. VFA cũng thảo luận về việc tổ chức lại mạng lưới hàng sáo, tiến đến thành lập các câu lạc bộ thương lái chuyên cung ứng gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu, để thương lái và doanh nghiệp hợp tác và ràng buộc nhau bằng một số quy định cụ thể, nhằm tránh tình trạng thương lái ép giá lúa nông dân, thương lái phải cam kết với doanh nghiệp về một số điều như: chỉ tiêu, chất lượng, giá cả và khoảng chênh lệch...
Theo đánh giá của VFA, tình hình lúa gạo trên thế giới nguồn cung vẫn còn thấp khá nhiều so với nhu cầu, như vậy giá lúa gạo chắc chắn sẽ khả quan hơn. Tuy nhiên, do các công ty đa quốc gia đang tạo sức ép lên giá gạo Việt Nam do họ biết Việt Nam còn tồn kho gạo và áp lực thu hoạch lúc đông xuân 2009/2010 là rất lớn. Một số nước khác đang chờ giá gạo Việt Nam xuống mới tiến hành đàm phán.
Do đó, nếu vượt qua được sức ép lúc này thì có khả năng quí 2 giá gạo sẽ bật trở lại. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông xuân 2009/2010, khu vực đồng bằng sông Cửu long sẽ có khoảng 6 triệu tấn lúa hàng hóa, tương đương 3 triệu tấn gạo.
Cũng tại cuộc họp, VFA đã đề cập việc một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo xé rào bán gạo với giá thấp hơn giá sàn. Theo qui định giá sàn gạo 5% tấm là 420 USD/tấn trở lên doanh nghiệp mới được VFA đóng dấu và hải quan cho phép xuất. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp trong và ngoài VFA đã ký bán thấp hơn giá sàn, nhưng trên hợp đồng vẫn thể hiện giá 420 USD/tấn gạo 5%. Do vậy, để biết chính xác giá gạo doanh nghiệp ký bán phải kiểm tra L/C tại ngân hàng, nhưng việc kiểm tra này không được phía ngân hàng chấp nhận.
Theo VFA, lũy kế xuất khẩu gạo đến hết tháng 2/2010 đạt 704.000 tấn, trị giá FOB đạt 333 triệu USD. Mức giá xuất khẩu bình quân đạt 473 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2009, số lượng xuất khẩu giảm 25%, trị giá FOB giảm 11% nhưng giá bình quân tăng 73 USD/tấn.
Lượng hợp đồng tập trung đạt 502.500 tấn, chiếm đến 71,37% và hợp đồng thương mại đạt 201.500 tấn, chiếm 28,63%. Số lượng hợp đồng đã ký lũy kế đến ngày 23/2/2010 là 2,481 triệu tấn. Số lượng còn lại chưa giao hàng là 1,8 triệu tấn.
Hiệp hội cho biết, lượng gạo tồn kho đến tháng 2/2010 khoảng 1,1 triệu tấn. Kế hoạch xuất khẩu tháng 3 là 450 ngàn đến 500 ngàn tấn. Dự kiến cả quý 1/2010, lượng gạo xuất khẩu đạt 1,1 triệu đến 1,2 triệu tấn.
Theo ông Phạm Văn Bảy, thị trường gạo đang có tín hiệu tích cực. Trước Tết Nguyên đán, Việt Nam đã ký kết bán cho Malaysia 200 ngàn tấn 5% tấm với giá khá tốt. Trong tháng 3/2010, Philippines sẽ mở thầu tập trung thêm 800 ngàn tấn gạo 25% tấm.
Ngoài ra, Chính phủ Philippines cũng giao cho các doanh nghiệp tư nhân của nước này thu mua thêm 200 ngàn tấn gạo, các doanh nghiệp tư nhân của Philippines sẽ chỉ được đàm phán mua gạo với 3 đầu mối của Việt Nam. Indonesia có khả năng nhập 1 triệu tấn gạo... Irắc đang mở thầu 250 ngàn tấn gạo và VFA dự kiến tham gia đấu thầu 120 ngàn tấn. VFA cũng đang đàm phán bán gạo cho một số thị trường khác.
Về biện pháp thu mua lúa trong thời gian tới, VFA cũng thông báo 30 doanh nghiệp lớn xuất khẩu gạo cam kết thu mua gạo tạm trữ sẽ được ưu tiên trong các hợp đồng tập trung của Chính phủ. VFA cũng thảo luận về việc tổ chức lại mạng lưới hàng sáo, tiến đến thành lập các câu lạc bộ thương lái chuyên cung ứng gạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu, để thương lái và doanh nghiệp hợp tác và ràng buộc nhau bằng một số quy định cụ thể, nhằm tránh tình trạng thương lái ép giá lúa nông dân, thương lái phải cam kết với doanh nghiệp về một số điều như: chỉ tiêu, chất lượng, giá cả và khoảng chênh lệch...
Theo đánh giá của VFA, tình hình lúa gạo trên thế giới nguồn cung vẫn còn thấp khá nhiều so với nhu cầu, như vậy giá lúa gạo chắc chắn sẽ khả quan hơn. Tuy nhiên, do các công ty đa quốc gia đang tạo sức ép lên giá gạo Việt Nam do họ biết Việt Nam còn tồn kho gạo và áp lực thu hoạch lúc đông xuân 2009/2010 là rất lớn. Một số nước khác đang chờ giá gạo Việt Nam xuống mới tiến hành đàm phán.
Do đó, nếu vượt qua được sức ép lúc này thì có khả năng quí 2 giá gạo sẽ bật trở lại. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông xuân 2009/2010, khu vực đồng bằng sông Cửu long sẽ có khoảng 6 triệu tấn lúa hàng hóa, tương đương 3 triệu tấn gạo.
Cũng tại cuộc họp, VFA đã đề cập việc một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo xé rào bán gạo với giá thấp hơn giá sàn. Theo qui định giá sàn gạo 5% tấm là 420 USD/tấn trở lên doanh nghiệp mới được VFA đóng dấu và hải quan cho phép xuất. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp trong và ngoài VFA đã ký bán thấp hơn giá sàn, nhưng trên hợp đồng vẫn thể hiện giá 420 USD/tấn gạo 5%. Do vậy, để biết chính xác giá gạo doanh nghiệp ký bán phải kiểm tra L/C tại ngân hàng, nhưng việc kiểm tra này không được phía ngân hàng chấp nhận.