Obama thề tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo
Tổng thống Mỹ nói cần phải có một liên minh toàn cầu để chống lại nhóm khủng bố này
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (3/9) nói rằng, đoạn băng video về vụ hành quyết nhà báo Mỹ thứ hai do phiến quân Nhà nước Hồi giáo thực hiện cho thấy sự cần thiết phải có một liên minh toàn cầu để chống lại nhóm khủng bố này. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng thể hiện quyết tâm tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo dù biết đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng.
“Chúng tôi sẽ không chỉ đưa công lý tới những kẻ phạm tội ác khủng khiếp chống lại những con người trẻ tuổi vô tội, mà nước Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu nỗ lực khu vực và quốc tế chống lại tầm nhìn mọi rợ và vô nghĩa của Nhà nước Hồi giáo”, ông Obama phát biểu tại Tallinn, Estonia khi đang có chuyến thăm tới nước này.
Trong đoạn băng công bố ngày 2/9 về vụ hành quyết nhà báo Mỹ Steven Sotloff, một chiến binh Nhà nước Hồi giáo đeo mặt nạ nói: “Ta đã trở lại, Obama. Ta trở lại vì chính sách ngoại giao ngạo mạn của ông đối với Nhà nước Hồi giáo, vì ông cứ nhất quyết tiếp tục các cuộc ném bom”. Trước đó hai tuần, Nhà nước Hồi giáo công bố đoạn băng hành quyết một nhà báo người Mỹ khác có tên James Foley.
Hôm qua, chính quyền Obama đã xác nhận đoạn băng về vụ hành quyết Sotloff là thật.
Phản ứng trước vụ hành quyết Sotloff, các nhà làm luật Mỹ đã hối thúc ông Obama thành lập một liên minh chống lại Nhà nước Hồi giáo. Một số nghị sỹ kêu gọi Tổng thống Mỹ tăng cường các cuộc không kích của nước này tại Iraq và mở rộng sang nước láng giềng Syria để triệt hạ phiến quân.
Tuy vậy, một số quan chức chính phủ Mỹ nói, họ và ông Obama ngại mở rộng vai trò quân sự trực tiếp của Mỹ tại các nước này. Theo các quan chức đề nghị giấu tên, ông Obama lo rằng, làm vậy có thể sẽ củng cố nỗ lực của các phần tử cực đoan rêu rao cuộc khủng hoảng là một phần trong cuộc chiến hàng thế kỷ chống lại người Hồi giáo của người Công giáo và Do thái.
Về phần mình, Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua lên tiếng gọi vụ hành quyết nhà báo Sotloff là “hèn hạ và dã man”. Ông Cameron nói, những kẻ khủng bố trong Nhà nước Hồi giáo “không nói lên tiếng nói của bất kỳ tôn giáo nào. Chúng đe dọa cả người Syria, Iraq, Anh và Mỹ như nhau, và không phân biệt người theo đạo Hồi, Công giáo hay bất kỳ đức tin nào khác”.
Ông Obama cho biết, ông sẽ cử một số quan chức cấp cao, bao gồm Ngoại trưởng John Kerry, tới Trung Đông để tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực nhằm chống lại Nhà nước Hồi giáo.
Cũng tại Tallinn, ông Obama nói, các cuộc không kích của Mỹ đã chặn bước tiến của Nhà nước Hồi giáo tại Iraq, nhưng ông cũng thừa nhận rằng, sẽ phải mất thời gian để “làm suy yếu và tiêu diệt” phong trào phiến quân này. “Đây không phải là một việc chỉ mất 1 tuần, 1 tháng hay 6 tháng là làm được”, ông Obama phát biểu.
Theo ông Brett McGurk, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Iraq và Iran, cần có nỗ lực chung của quốc tế trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo một phần bởi “hầu hết những kẻ đánh bom tự sá và phần lớn những chiến binh hung bạo nhất” của lực lượng này là người ngoại quốc, đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Ông Matthew Olsen, Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Mỹ, nhận định, Nhà nước Hồi giáo là một lực lượng “cực kỳ nguy hiểm” nhưng không phải là không thể bị trấn áp. Theo ông Olsen, chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy Nhà nước Hồi giáo đang chuẩn bị một cuộc tấn công vào nước Mỹ, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy các cuộc không kích của Mỹ bắt đầu làm suy yếu lực lượng này ở miền Bắc Iraq.
Một quan chức Mỹ đánh giá rằng, quyết định của Nhà nước Hồi giáo công bố đoạn băng hành quyết Slotoff ngay sau khi Mỹ kết thúc kỳ nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ Lao động vào ngày thứ Hai cho thấy, những kẻ khủng bố này khá khôn ngoan về mặt chính trị. Ngoài ra, vị quan chức cũng cho rằng, sự lựa chọn thời điểm như vậy cho thấy Nhà nước Hồi giáo có các chiến binh Tây Âu và Mỹ vốn quen với lịch làm việc phương Tây.
Tổng thống Obama đến nay đã cho tiến hành các cuộc không kích có giới hạn nhằm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo tại Iraq vì mục đích nhân đạo và để bảo vệ nhân sự Mỹ làm việc tại đây. Tuy vậy, tuần trước, ông nói rằng, Washington chưa có chiến lược mở rộng các cuộc không kích sang Syria.
Phát biểu tại Tallinn hôm qua, Obama giải thích về tuyên bố tuần trước của ông rằng, khả năng hành động quân sự ở Syria “có thể phải cần tới sự thông qua của Quốc hội”. “Một điều rất quan trọng đối với tôi là khi chúng tôi cử phi công của mình đi làm một việc, chúng tôi phải biết đó là sứ mệnh mang lại kết quả và được ủng hộ”, ông Obama nói.
Tổng thống Mỹ đang có mặt tại châu Âu để chuẩn bị tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra ở Wales, Anh bắt đầu tư hôm nay (4/9). Theo dự kiến, cuộc khủng hoảng Ukraine và cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo sẽ là hai chủ đề quan trọng nhất trong hội nghị lần này.
“Chúng tôi sẽ không chỉ đưa công lý tới những kẻ phạm tội ác khủng khiếp chống lại những con người trẻ tuổi vô tội, mà nước Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu nỗ lực khu vực và quốc tế chống lại tầm nhìn mọi rợ và vô nghĩa của Nhà nước Hồi giáo”, ông Obama phát biểu tại Tallinn, Estonia khi đang có chuyến thăm tới nước này.
Trong đoạn băng công bố ngày 2/9 về vụ hành quyết nhà báo Mỹ Steven Sotloff, một chiến binh Nhà nước Hồi giáo đeo mặt nạ nói: “Ta đã trở lại, Obama. Ta trở lại vì chính sách ngoại giao ngạo mạn của ông đối với Nhà nước Hồi giáo, vì ông cứ nhất quyết tiếp tục các cuộc ném bom”. Trước đó hai tuần, Nhà nước Hồi giáo công bố đoạn băng hành quyết một nhà báo người Mỹ khác có tên James Foley.
Hôm qua, chính quyền Obama đã xác nhận đoạn băng về vụ hành quyết Sotloff là thật.
Phản ứng trước vụ hành quyết Sotloff, các nhà làm luật Mỹ đã hối thúc ông Obama thành lập một liên minh chống lại Nhà nước Hồi giáo. Một số nghị sỹ kêu gọi Tổng thống Mỹ tăng cường các cuộc không kích của nước này tại Iraq và mở rộng sang nước láng giềng Syria để triệt hạ phiến quân.
Tuy vậy, một số quan chức chính phủ Mỹ nói, họ và ông Obama ngại mở rộng vai trò quân sự trực tiếp của Mỹ tại các nước này. Theo các quan chức đề nghị giấu tên, ông Obama lo rằng, làm vậy có thể sẽ củng cố nỗ lực của các phần tử cực đoan rêu rao cuộc khủng hoảng là một phần trong cuộc chiến hàng thế kỷ chống lại người Hồi giáo của người Công giáo và Do thái.
Về phần mình, Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua lên tiếng gọi vụ hành quyết nhà báo Sotloff là “hèn hạ và dã man”. Ông Cameron nói, những kẻ khủng bố trong Nhà nước Hồi giáo “không nói lên tiếng nói của bất kỳ tôn giáo nào. Chúng đe dọa cả người Syria, Iraq, Anh và Mỹ như nhau, và không phân biệt người theo đạo Hồi, Công giáo hay bất kỳ đức tin nào khác”.
Ông Obama cho biết, ông sẽ cử một số quan chức cấp cao, bao gồm Ngoại trưởng John Kerry, tới Trung Đông để tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực nhằm chống lại Nhà nước Hồi giáo.
Cũng tại Tallinn, ông Obama nói, các cuộc không kích của Mỹ đã chặn bước tiến của Nhà nước Hồi giáo tại Iraq, nhưng ông cũng thừa nhận rằng, sẽ phải mất thời gian để “làm suy yếu và tiêu diệt” phong trào phiến quân này. “Đây không phải là một việc chỉ mất 1 tuần, 1 tháng hay 6 tháng là làm được”, ông Obama phát biểu.
Theo ông Brett McGurk, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Iraq và Iran, cần có nỗ lực chung của quốc tế trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo một phần bởi “hầu hết những kẻ đánh bom tự sá và phần lớn những chiến binh hung bạo nhất” của lực lượng này là người ngoại quốc, đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Ông Matthew Olsen, Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Mỹ, nhận định, Nhà nước Hồi giáo là một lực lượng “cực kỳ nguy hiểm” nhưng không phải là không thể bị trấn áp. Theo ông Olsen, chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy Nhà nước Hồi giáo đang chuẩn bị một cuộc tấn công vào nước Mỹ, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy các cuộc không kích của Mỹ bắt đầu làm suy yếu lực lượng này ở miền Bắc Iraq.
Một quan chức Mỹ đánh giá rằng, quyết định của Nhà nước Hồi giáo công bố đoạn băng hành quyết Slotoff ngay sau khi Mỹ kết thúc kỳ nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ Lao động vào ngày thứ Hai cho thấy, những kẻ khủng bố này khá khôn ngoan về mặt chính trị. Ngoài ra, vị quan chức cũng cho rằng, sự lựa chọn thời điểm như vậy cho thấy Nhà nước Hồi giáo có các chiến binh Tây Âu và Mỹ vốn quen với lịch làm việc phương Tây.
Tổng thống Obama đến nay đã cho tiến hành các cuộc không kích có giới hạn nhằm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo tại Iraq vì mục đích nhân đạo và để bảo vệ nhân sự Mỹ làm việc tại đây. Tuy vậy, tuần trước, ông nói rằng, Washington chưa có chiến lược mở rộng các cuộc không kích sang Syria.
Phát biểu tại Tallinn hôm qua, Obama giải thích về tuyên bố tuần trước của ông rằng, khả năng hành động quân sự ở Syria “có thể phải cần tới sự thông qua của Quốc hội”. “Một điều rất quan trọng đối với tôi là khi chúng tôi cử phi công của mình đi làm một việc, chúng tôi phải biết đó là sứ mệnh mang lại kết quả và được ủng hộ”, ông Obama nói.
Tổng thống Mỹ đang có mặt tại châu Âu để chuẩn bị tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra ở Wales, Anh bắt đầu tư hôm nay (4/9). Theo dự kiến, cuộc khủng hoảng Ukraine và cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo sẽ là hai chủ đề quan trọng nhất trong hội nghị lần này.