Anh công bố loạt biện pháp chống Nhà nước Hồi giáo
Thủ tướng Anh David Cameron nói, nhóm Nhà nước Hồi giáo đang đặt ra nguy cơ trực tiếp đối với nước Anh
Hôm 1/9, Thủ tướng Anh David Cameron đã công bố một loạt biện pháp mới nhằm tăng cường năng lực chống lại mối đe dọa an ninh từ lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo. Trong số này có biện pháp cho phép cảnh sát Anh được thu hộ chiếu của đối tượng tình nghi tại biên giới, tờ Wall Street Journal cho biết.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Anh nâng mức cảnh báo nguy cơ khủng bố từ “cao” lên “nghiêm trọng”, mức cao thứ nhì trong thang cảnh báo khủng bố gồm 5 mức của nước này. Động thái này của London được đưa ra trong bối cảnh các hoạt động quân sự của các nhóm phiến quân Hồi giáo, đặc biệt là tổ chức Nhà nước Hồi giáo, gia tăng mạnh ở Syria và Iraq.
Việc Anh nâng mức cảnh báo khủng bố phản ánh đánh giá của Chính phủ nước này cho rằng, khả năng nước Anh bị tấn công là cao, nhưng hiện chưa có nguồn tin tình báo nào cho thấy sắp có một cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Anh.
Trong bài phát biểu ngày 1/9, Thủ tướng Cameron đã nói về cuộc chiến của cả một thế hệ người Anh với ý thức hệ độc hại và cực đoan. Ông Cameron nói, nhóm Nhà nước Hồi giáo đang đặt ra nguy cơ trực tiếp đối với nước Anh.
Người đứng đầu Chính phủ Anh tái khẳng định rằng, hiện Anh chưa cần thiết phải bổ sung thẩm quyền chống khủng bố mới, nhưng lực lượng an ninh Anh muốn có biện pháp cụ thể để bảo vệ sự độc lập trong hoạt động của họ. “Để làm được điều này, cần phải ngăn không cho các nghi phạm đi lại và xử lý quyết đoán đối với những phần tử có nguy cơ đã tới đây”, ông Cameron nói.
Theo ông Cameron, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nước này có quyền cho phép lực lượng an ninh giữ hộ chiếu của nghi phạm khủng bố là công dân Anh, nhưng cảnh sát làm việc ở biên giới vẫn có thẩm quyền khá hạn chế trong việc chặn và tìm kiếm các nghi phạm.
“Bởi vậy, chúng tôi sẽ có một luật cụ thể để lấp khoảng trống này, cho phép cảnh sát có thẩm quyền tạm thời giữ hộ chiếu tại biên giới để họ có thể điều tra nghi phạm”, ông Cameron phát biểu.
Chính phủ Anh ước tính, hiện có ít nhất 500 công dân Anh tới Syria và Iraq để tham chiến trong cuộc xung đột tại hai quốc gia này trong một loạt tổ chức, bao gồm Nhà nước Hồi giáo. Chiến binh ngoại từ nhiều quốc gia khác cũng đã tới hai nước này, bao gồm 700 người từ Pháp và 400 người từ Đức - ông Cameron cho hay.
Tháng trước, Nhà nước Hồi giáo đã công bố một đoạn băng video về cuộc hành quyết nhà báo Mỹ James Foley. Vụ hành quyết được thực hiện bằng một kẻ đeo mặt nạ nói giọng Anh, làm dấy lên những lo ngại về việc công dân Anh đang bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng ở Syria và Iraq, cũng như về nguy cơ những phần tử này trở lại nước Anh để thực hiện những cuộc tấn công trên đất Anh.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Anh nâng mức cảnh báo nguy cơ khủng bố từ “cao” lên “nghiêm trọng”, mức cao thứ nhì trong thang cảnh báo khủng bố gồm 5 mức của nước này. Động thái này của London được đưa ra trong bối cảnh các hoạt động quân sự của các nhóm phiến quân Hồi giáo, đặc biệt là tổ chức Nhà nước Hồi giáo, gia tăng mạnh ở Syria và Iraq.
Việc Anh nâng mức cảnh báo khủng bố phản ánh đánh giá của Chính phủ nước này cho rằng, khả năng nước Anh bị tấn công là cao, nhưng hiện chưa có nguồn tin tình báo nào cho thấy sắp có một cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Anh.
Trong bài phát biểu ngày 1/9, Thủ tướng Cameron đã nói về cuộc chiến của cả một thế hệ người Anh với ý thức hệ độc hại và cực đoan. Ông Cameron nói, nhóm Nhà nước Hồi giáo đang đặt ra nguy cơ trực tiếp đối với nước Anh.
Người đứng đầu Chính phủ Anh tái khẳng định rằng, hiện Anh chưa cần thiết phải bổ sung thẩm quyền chống khủng bố mới, nhưng lực lượng an ninh Anh muốn có biện pháp cụ thể để bảo vệ sự độc lập trong hoạt động của họ. “Để làm được điều này, cần phải ngăn không cho các nghi phạm đi lại và xử lý quyết đoán đối với những phần tử có nguy cơ đã tới đây”, ông Cameron nói.
Theo ông Cameron, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nước này có quyền cho phép lực lượng an ninh giữ hộ chiếu của nghi phạm khủng bố là công dân Anh, nhưng cảnh sát làm việc ở biên giới vẫn có thẩm quyền khá hạn chế trong việc chặn và tìm kiếm các nghi phạm.
“Bởi vậy, chúng tôi sẽ có một luật cụ thể để lấp khoảng trống này, cho phép cảnh sát có thẩm quyền tạm thời giữ hộ chiếu tại biên giới để họ có thể điều tra nghi phạm”, ông Cameron phát biểu.
Chính phủ Anh ước tính, hiện có ít nhất 500 công dân Anh tới Syria và Iraq để tham chiến trong cuộc xung đột tại hai quốc gia này trong một loạt tổ chức, bao gồm Nhà nước Hồi giáo. Chiến binh ngoại từ nhiều quốc gia khác cũng đã tới hai nước này, bao gồm 700 người từ Pháp và 400 người từ Đức - ông Cameron cho hay.
Tháng trước, Nhà nước Hồi giáo đã công bố một đoạn băng video về cuộc hành quyết nhà báo Mỹ James Foley. Vụ hành quyết được thực hiện bằng một kẻ đeo mặt nạ nói giọng Anh, làm dấy lên những lo ngại về việc công dân Anh đang bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng ở Syria và Iraq, cũng như về nguy cơ những phần tử này trở lại nước Anh để thực hiện những cuộc tấn công trên đất Anh.