Ông Nguyễn Đức Kiên: BOT có sai sót nhưng “không tù mù”
“Nhận xét về quá trình triển khai BOT của Việt Nam giai đoạn 2011-2016 là “tù mù”, là nhận xét mang tính cá nhân”
Tại tọa đàm Phòng ngừa tham nhũng trong các dự án BOT tổ chức ngày 7/9, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề cập đến nhận xét của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông gần đây khi cho rằng BOT là “tù mù, rủi ro” tham nhũng lớn nhất.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng, nói rằng BOT “tù mù, rủi ro” là Thứ trưởng Đông đã trích dẫn nhận xét của Ngân hàng Thế giới và IMF về BOT trên toàn thế giới chứ không phải chỉ riêng của Việt Nam.
“Nhận xét về quá trình triển khai BOT của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016 là “tù mù”, là nhận xét mang tính cá nhân chứ không phải chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc phê duyệt nhà đầu tư BOT và cấp giấy phép đầu tư”, ông Kiên cho hay.
Về phía Quốc hội, ngày 15/8, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có kết quả giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông vận tải và đặc biệt là giao thông đường bộ.
Trong kết luận của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong 50 dự án BOT đã đi vào khai thác, có 8 dự án BOT có vấn đề mà người dân ở khu vực đặt trạm thu phí có phản ứng khác nhau.
“Các dự án BOT có những sai sót nhưng trong quá trình triển khai từ 2011 đến 2016 thì những sai sót đó đã từng bước được sửa sai, khắc phục. Ban đầu quản lý BOT bằng Nghị định 78, sau đó, chúng ta thay bằng Nghị định 108 từ 2009 - 2012 nhưng mới thu hút được chưa tới 10 dự án BOT. Trong quá trình triển khai từ 2012 - 2014, chúng ta đã phát hiện nhiều vấn đề của Nghị định 108 và tới năm 2015, chúng ta đã có Nghị định 15 để khắc phục những yếu điểm của các dự án BOT”, ông Kiên nói.
Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng chia thành 12 nhóm tồn tại cần khắc phục và đưa ra 16 nhóm giải pháp.
Ví dụ, dự án BOT trên Quốc lộ 91B đi từ An Giang đến Kiên Giang có trạm T2 được phát hiện có vấn đề. Ngay sau đó, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã có kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải về việc xử lý việc thu phí tại trạm T2 và một tháng sau đã có phương án xử lý.
Nói về những dự án đang gây bức xúc nhất trong dư luận hiện nay, ông Kiên cũng cho rằng, hiện nay, báo chí mới tập trung vào bức xúc của doanh nghiệp vận tải chứ không phải là tập trung toàn bộ vào ý kiến của người dân.
Vấn đề này là doanh nghiệp vận tải phản đối doanh nghiệp BOT về việc đặt trạm thu phí chứ chưa phải ý kiến của toàn bộ người dân, bởi các dự án BOT được miễn phí cho tất cả người dùng xe máy khi đa số người dân sử dụng loại phương tiện này.
“Xe máy của ta 7 triệu xe, người lao động, nghèo nhất là dùng xe máy thì ta đã miễn, không ảnh hưởng gì đến những người đó”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói.
Liên quan đến trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, ông Nguyễn Đức Kiên cho hay, hiện nay, tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ đã thi công xong giai đoạn 1 (chỉnh sửa mặt đường cũ), nhà đầu tư đang tiến hành giai đoạn 2 (mở rộng thêm hai làn ở hai bên). Đây là trạm BOT đầu tiên có sự mâu thuẫn của các nhà đầu tư trong dự án. Cơ quan quản lý đã phát hiện sai phạm một số cơ quan, đơn vị của nhà đầu tư đã cố tình không thực hiện đúng quy định về việc báo cáo kết quả kiểm xe, doanh số đếm xe.
Theo báo cáo, việc doanh nghiệp thu phí tại đây sau khi trải thảm mặt đường là đúng, nhưng việc thu phí mặt đường mới là không hợp lý, cần chỉnh sửa cho phù hợp, hài hòa. Đối với việc đếm xe của các doanh nghiệp cũng phải dựa vào quy định của Bộ Giao thông Vận tải về quản lý tập trung.
“Số liệu về tất cả các trạm BOT đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán kỹ và công bố. Tóm lại, để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng, Nhà nước nên nhượng quyền quản lý cho nhà đầu tư, nhà đầu tư cần dựa vào cả lợi nhuận và mặt bằng của các dự án khác để thu phí phù hợp với lợi ích của người dân.
Ngoài ra, nếu nhà đầu tư bỏ vốn vào BOT mà không có lãi thì người ta sẽ không làm. Vì vậy, chúng ta cần có cái nhìn khách quan về việc thu phí của các doanh nghiệp”, ông Kiên nói.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng, nói rằng BOT “tù mù, rủi ro” là Thứ trưởng Đông đã trích dẫn nhận xét của Ngân hàng Thế giới và IMF về BOT trên toàn thế giới chứ không phải chỉ riêng của Việt Nam.
“Nhận xét về quá trình triển khai BOT của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016 là “tù mù”, là nhận xét mang tính cá nhân chứ không phải chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc phê duyệt nhà đầu tư BOT và cấp giấy phép đầu tư”, ông Kiên cho hay.
Về phía Quốc hội, ngày 15/8, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có kết quả giám sát việc thực hiện các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông vận tải và đặc biệt là giao thông đường bộ.
Trong kết luận của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong 50 dự án BOT đã đi vào khai thác, có 8 dự án BOT có vấn đề mà người dân ở khu vực đặt trạm thu phí có phản ứng khác nhau.
“Các dự án BOT có những sai sót nhưng trong quá trình triển khai từ 2011 đến 2016 thì những sai sót đó đã từng bước được sửa sai, khắc phục. Ban đầu quản lý BOT bằng Nghị định 78, sau đó, chúng ta thay bằng Nghị định 108 từ 2009 - 2012 nhưng mới thu hút được chưa tới 10 dự án BOT. Trong quá trình triển khai từ 2012 - 2014, chúng ta đã phát hiện nhiều vấn đề của Nghị định 108 và tới năm 2015, chúng ta đã có Nghị định 15 để khắc phục những yếu điểm của các dự án BOT”, ông Kiên nói.
Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng chia thành 12 nhóm tồn tại cần khắc phục và đưa ra 16 nhóm giải pháp.
Ví dụ, dự án BOT trên Quốc lộ 91B đi từ An Giang đến Kiên Giang có trạm T2 được phát hiện có vấn đề. Ngay sau đó, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã có kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải về việc xử lý việc thu phí tại trạm T2 và một tháng sau đã có phương án xử lý.
Nói về những dự án đang gây bức xúc nhất trong dư luận hiện nay, ông Kiên cũng cho rằng, hiện nay, báo chí mới tập trung vào bức xúc của doanh nghiệp vận tải chứ không phải là tập trung toàn bộ vào ý kiến của người dân.
Vấn đề này là doanh nghiệp vận tải phản đối doanh nghiệp BOT về việc đặt trạm thu phí chứ chưa phải ý kiến của toàn bộ người dân, bởi các dự án BOT được miễn phí cho tất cả người dùng xe máy khi đa số người dân sử dụng loại phương tiện này.
“Xe máy của ta 7 triệu xe, người lao động, nghèo nhất là dùng xe máy thì ta đã miễn, không ảnh hưởng gì đến những người đó”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói.
Liên quan đến trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, ông Nguyễn Đức Kiên cho hay, hiện nay, tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ đã thi công xong giai đoạn 1 (chỉnh sửa mặt đường cũ), nhà đầu tư đang tiến hành giai đoạn 2 (mở rộng thêm hai làn ở hai bên). Đây là trạm BOT đầu tiên có sự mâu thuẫn của các nhà đầu tư trong dự án. Cơ quan quản lý đã phát hiện sai phạm một số cơ quan, đơn vị của nhà đầu tư đã cố tình không thực hiện đúng quy định về việc báo cáo kết quả kiểm xe, doanh số đếm xe.
Theo báo cáo, việc doanh nghiệp thu phí tại đây sau khi trải thảm mặt đường là đúng, nhưng việc thu phí mặt đường mới là không hợp lý, cần chỉnh sửa cho phù hợp, hài hòa. Đối với việc đếm xe của các doanh nghiệp cũng phải dựa vào quy định của Bộ Giao thông Vận tải về quản lý tập trung.
“Số liệu về tất cả các trạm BOT đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán kỹ và công bố. Tóm lại, để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng, Nhà nước nên nhượng quyền quản lý cho nhà đầu tư, nhà đầu tư cần dựa vào cả lợi nhuận và mặt bằng của các dự án khác để thu phí phù hợp với lợi ích của người dân.
Ngoài ra, nếu nhà đầu tư bỏ vốn vào BOT mà không có lãi thì người ta sẽ không làm. Vì vậy, chúng ta cần có cái nhìn khách quan về việc thu phí của các doanh nghiệp”, ông Kiên nói.