Petro Vietnam dự kiến doanh thu hàng tỷ USD từ dầu Algeria
Với tỷ lệ 40% trong liên doanh, Petro Vietnam sẽ thu về mỗi năm từ 100-150 triệu USD doanh thu bán dầu
Ngày 2/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Algeria Abdelmalek Sellal đã tham dự lễ công bố khai thác dòng dầu đầu tiên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và Công ty Dầu khí Quốc gia Algeria (Sonatrach) tại Algeria.
Theo đó, liên doanh giữa Petro Vietnam và Sonatrach khai thác mỏ dầu Bir Sebaar và MOM tại lô 433a và 416b tại sa mạc Sahara của Algeria vào đầu tháng 7 tới, sau đúng 3 năm ký hợp tác.
Dự án liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí ở lô 433a và 416b được ký kết hợp đồng ngày 10/7/2002 giữa Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Việt Nam (PVEP) và Sonatrach, theo tỷ lệ Việt Nam 75% và Algeria 25%.
Trước đó, tháng 2/2009, PVEP, Sonatrach cùng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Thái Lan (PTTEP) đã ký kết thoả thuận liên doanh điều hành phát triển khai thác dầu khí với tổng số vốn đầu tư 1,26 tỷ USD, trong đó PVEP nắm 40%, PTTEP 35%, Sonatrach 25%.
Sau quá trình thăm dò, tiến hành khoan hàng chục giếng, liên doanh đã xác định được trữ lượng tại chỗ vượt dự kiến là khoảng 150 triệu tấn, tương đương 1 tỷ thùng dầu có chất lượng ngang với chất lượng dầu biển Bắc.
Liên doanh sẽ chính thức khai thác dòng dầu thương mại đầu tiên từ mỏ Bir Sebarr và mỏ MOM từ tháng 7 tới với sản lượng 2.900 tấn dầu/1 ngày, tương đương 20.000 thùng và sản lượng sẽ tăng lên đỉnh 5.800 tấn/ngày, tương đương 40.000 thùng vào các năm 2018, 2019, 2020 và 2021.
Tính trung bình, các mỏ này sẽ đạt sản lượng khai thác 1,1 triệu tấn/năm (năm 2014, Việt Nam mới đạt sản lượng khai thác gần 17 triệu tấn).
Tổng cộng, với thời gian khai thác kéo dài trong 25 năm, liên doanh sẽ có sản lượng dầu thương mại khoảng 30 triệu tấn, tương đương 200 triệu thùng.
Theo Petro Vietnam, với tỷ lệ 40% trong liên doanh, Việt Nam sẽ thu về mỗi năm 100 đến 150 triệu USD doanh thu bán dầu và sau 6 năm sẽ hoàn vốn đầu tư vào dự án này.
Đặc biệt, Chính phủ Algeria cũng đã chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm lần này và sẽ giao cho liên doanh tiến hành khai thác các mỏ lân cận được thuận lợi.
Với trữ lượng thăm dò khoảng 150 triệu tấn - 1 tỷ thùng, việc khai thác thêm các mỏ mới sẽ đem lại sản lượng và doanh thu lớn cho liên doanh.
Algeria hiện là quốc gia có thế mạnh về dầu với trữ lượng ước tính khoảng 5,7 tỷ tấn, tương đương 38 tỷ thùng, sản lượng gần 180.000 tấn/ngày, tương đương 1,2 triệu thùng, xếp thứ 13 về sản lượng sản xuất và thứ 9 về sản lượng xuất khẩu, là 1 trong 3 nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu ở châu Phi.
Về khí đốt, Algeria có trữ lượng khoảng 4.500 tỷ m3, sản lượng 60 tỷ m3/năm và là nước sản xuất khí tự nhiên hàng đầu ở châu Phi; nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ hai vào châu Âu và đứng thứ 4 thế giới.
Theo đó, liên doanh giữa Petro Vietnam và Sonatrach khai thác mỏ dầu Bir Sebaar và MOM tại lô 433a và 416b tại sa mạc Sahara của Algeria vào đầu tháng 7 tới, sau đúng 3 năm ký hợp tác.
Dự án liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí ở lô 433a và 416b được ký kết hợp đồng ngày 10/7/2002 giữa Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Việt Nam (PVEP) và Sonatrach, theo tỷ lệ Việt Nam 75% và Algeria 25%.
Trước đó, tháng 2/2009, PVEP, Sonatrach cùng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Thái Lan (PTTEP) đã ký kết thoả thuận liên doanh điều hành phát triển khai thác dầu khí với tổng số vốn đầu tư 1,26 tỷ USD, trong đó PVEP nắm 40%, PTTEP 35%, Sonatrach 25%.
Sau quá trình thăm dò, tiến hành khoan hàng chục giếng, liên doanh đã xác định được trữ lượng tại chỗ vượt dự kiến là khoảng 150 triệu tấn, tương đương 1 tỷ thùng dầu có chất lượng ngang với chất lượng dầu biển Bắc.
Liên doanh sẽ chính thức khai thác dòng dầu thương mại đầu tiên từ mỏ Bir Sebarr và mỏ MOM từ tháng 7 tới với sản lượng 2.900 tấn dầu/1 ngày, tương đương 20.000 thùng và sản lượng sẽ tăng lên đỉnh 5.800 tấn/ngày, tương đương 40.000 thùng vào các năm 2018, 2019, 2020 và 2021.
Tính trung bình, các mỏ này sẽ đạt sản lượng khai thác 1,1 triệu tấn/năm (năm 2014, Việt Nam mới đạt sản lượng khai thác gần 17 triệu tấn).
Tổng cộng, với thời gian khai thác kéo dài trong 25 năm, liên doanh sẽ có sản lượng dầu thương mại khoảng 30 triệu tấn, tương đương 200 triệu thùng.
Theo Petro Vietnam, với tỷ lệ 40% trong liên doanh, Việt Nam sẽ thu về mỗi năm 100 đến 150 triệu USD doanh thu bán dầu và sau 6 năm sẽ hoàn vốn đầu tư vào dự án này.
Đặc biệt, Chính phủ Algeria cũng đã chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm lần này và sẽ giao cho liên doanh tiến hành khai thác các mỏ lân cận được thuận lợi.
Với trữ lượng thăm dò khoảng 150 triệu tấn - 1 tỷ thùng, việc khai thác thêm các mỏ mới sẽ đem lại sản lượng và doanh thu lớn cho liên doanh.
Algeria hiện là quốc gia có thế mạnh về dầu với trữ lượng ước tính khoảng 5,7 tỷ tấn, tương đương 38 tỷ thùng, sản lượng gần 180.000 tấn/ngày, tương đương 1,2 triệu thùng, xếp thứ 13 về sản lượng sản xuất và thứ 9 về sản lượng xuất khẩu, là 1 trong 3 nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu ở châu Phi.
Về khí đốt, Algeria có trữ lượng khoảng 4.500 tỷ m3, sản lượng 60 tỷ m3/năm và là nước sản xuất khí tự nhiên hàng đầu ở châu Phi; nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ hai vào châu Âu và đứng thứ 4 thế giới.