Phải quen dần với biến động giá xăng dầu
Từ thời điểm này, doanh nghiệp và người dân phải làm quen với thực tế giá xăng biến động theo giá thế giới
Từ thời điểm này, doanh nghiệp và người dân phải làm quen với thực tế giá xăng biến động theo giá thế giới.
Đây là tinh thần chính được đưa ra tại cuộc họp báo sáng 25/2 của liên bộ Tài chính – Công thương về việc điều chỉnh giá bán xăng, dầu từ 11 giờ cùng ngày.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, lần điều chỉnh này là “bắt buộc phải làm” theo cơ chế thị trường, dù đây là thời điểm nhạy cảm đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Mặt khác, theo Nghị định 55, giá mặt hàng xăng đã được giao cho doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh. Từ thời điểm này, các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu chính thức nhận quyền này, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và người dân phải chấp nhận “sống chung” với biến động từ thị trường thế giới.
Giá dầu thế giới tăng và duy trì ở mức cao, cộng với định hướng cơ chế tự chủ nói trên, theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, việc tăng giá là cần thiết; đặc biệt Nhà nước sẽ không tiếp tục bao cấp mà để doanh nghiệp hoạch toán một cách độc lập. Chỉ riêng năm 2007, số tiêu bù lỗ cho kinh doanh xăng dầu lên tới 11.000 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, người dân cũng sẽ quen dần với việc mỗi cây xăng có thể sẽ áp một mức giá khác nhau, được xác định trên cơ sở giá thế giới, chi phí liên quan, lợi nhuận hợp lý và có cả khả năng cạnh tranh.
Ở lần tăng này, các doanh nghiệp tính toán và thống nhất ở các mức theo quyết định của Bộ Tài chính: giá xăng tăng thêm 1.500 đồng/lít, RON 92 14.500 đồng/lít, xăng RON 90 14.300 đồng/lít, xăng RON 83 là 14.100 đồng/lít.
Giá các loại dầu cũng được tăng thêm 3.700 đồng/lít với Diedel loại 0,25S là 13.900 đồng/lít, Diedel 0,05S 13.950 đồng/lít, dầu hỏa 13.900 đồng/lít; riêng nhiên liệu đốt lò (dầu madút) có mức tăng là 1.000 đồng/kg lên 9.500 đồng/kg.
Tất nhiên, sau khi bàn giao giá cho doanh nghiệp, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, cơ quan quản lý sẽ theo dõi chặt chẽ việc thực hiện giá để tránh trường hợp liên kết trục lợi từ cơ chế.
Chỉ số giá tiêu dùng chịu tác động từ 0,4 – 0,5%
Dự báo, sau quyết định điều chỉnh giá xăng dầu lần này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ chịu những tác động lớn khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát càng khó khăn. Theo tính toán của Liên bộ, tác động đó có thể làm CPI tăng thêm từ 0,4 – 0,5% trong tháng tới; những ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất là kinh doanh vận tải và đánh bắt xa bờ.
“Tuy nhiên, việc tính toán của chúng tôi là để phục vụ việc xây dựng chính sách, quản lý, điều hành. Còn trên thực tế, thị trường có thể diễn biến khác. Chẳng hạn, nếu các doanh nghiệp đều nỗ lực đổi mới công nghệ, phương tiện, giảm chi phí quản lý, tiết kiệm chi tiêu... thì có thể mức tác động sẽ được giảm thiểu và sẽ thấp hơn dự tính”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nhận định.
Ở một hướng khác, khi cơ chế bù lỗ kinh doanh xăng dầu bị xóa bỏ, lượng tiền bù lỗ rất lớn (như 11.000 tỷ đồng trong năm 2007) sẽ được đầu tư cho xã hội và các mục đích khác, hỗ trợ phát triển kinh tế và đời sống người dân.
Trong đợt điều chỉnh này, Liên bộ cũng nhận định rằng đối tượng chịu áp lực lớn hơn là những hộ gia đình khó khăn tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa… Theo đó, một cơ chế hỗ trợ cũng được ban hành đi kèm với lần điều chỉnh này.
Cụ thể, Chính phủ sẽ tập trung hỗ trợ cho nhóm những người bị tác động trực tiếp, nhiều nhất từ việc xăng, dầu tăng giá và cho người nghèo, như mở rộng diện hỗ trợ và cấp không thu tiền dầu cho các hộ dân ở những địa bàn chưa có điện lưới, cho đồng bào dân tộc thiểu số và thuộc diện chính sách; nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo; giảm thuế trong lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ thay phương tiện giảm thiểu chi phí nhiên liệu đối với đánh bắt xa bờ; thực hiện cơ chế cho vay ưu đãi…
Liên quan đến lạm phát, Chính phủ tiếp tục định hướng Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chặt chẽ đẻ cùng các cơ quan ban ngành hỗ trợ thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Đây là tinh thần chính được đưa ra tại cuộc họp báo sáng 25/2 của liên bộ Tài chính – Công thương về việc điều chỉnh giá bán xăng, dầu từ 11 giờ cùng ngày.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, lần điều chỉnh này là “bắt buộc phải làm” theo cơ chế thị trường, dù đây là thời điểm nhạy cảm đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Mặt khác, theo Nghị định 55, giá mặt hàng xăng đã được giao cho doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh. Từ thời điểm này, các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu chính thức nhận quyền này, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và người dân phải chấp nhận “sống chung” với biến động từ thị trường thế giới.
Giá dầu thế giới tăng và duy trì ở mức cao, cộng với định hướng cơ chế tự chủ nói trên, theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, việc tăng giá là cần thiết; đặc biệt Nhà nước sẽ không tiếp tục bao cấp mà để doanh nghiệp hoạch toán một cách độc lập. Chỉ riêng năm 2007, số tiêu bù lỗ cho kinh doanh xăng dầu lên tới 11.000 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, người dân cũng sẽ quen dần với việc mỗi cây xăng có thể sẽ áp một mức giá khác nhau, được xác định trên cơ sở giá thế giới, chi phí liên quan, lợi nhuận hợp lý và có cả khả năng cạnh tranh.
Ở lần tăng này, các doanh nghiệp tính toán và thống nhất ở các mức theo quyết định của Bộ Tài chính: giá xăng tăng thêm 1.500 đồng/lít, RON 92 14.500 đồng/lít, xăng RON 90 14.300 đồng/lít, xăng RON 83 là 14.100 đồng/lít.
Giá các loại dầu cũng được tăng thêm 3.700 đồng/lít với Diedel loại 0,25S là 13.900 đồng/lít, Diedel 0,05S 13.950 đồng/lít, dầu hỏa 13.900 đồng/lít; riêng nhiên liệu đốt lò (dầu madút) có mức tăng là 1.000 đồng/kg lên 9.500 đồng/kg.
Tất nhiên, sau khi bàn giao giá cho doanh nghiệp, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, cơ quan quản lý sẽ theo dõi chặt chẽ việc thực hiện giá để tránh trường hợp liên kết trục lợi từ cơ chế.
Chỉ số giá tiêu dùng chịu tác động từ 0,4 – 0,5%
Dự báo, sau quyết định điều chỉnh giá xăng dầu lần này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ chịu những tác động lớn khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát càng khó khăn. Theo tính toán của Liên bộ, tác động đó có thể làm CPI tăng thêm từ 0,4 – 0,5% trong tháng tới; những ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất là kinh doanh vận tải và đánh bắt xa bờ.
“Tuy nhiên, việc tính toán của chúng tôi là để phục vụ việc xây dựng chính sách, quản lý, điều hành. Còn trên thực tế, thị trường có thể diễn biến khác. Chẳng hạn, nếu các doanh nghiệp đều nỗ lực đổi mới công nghệ, phương tiện, giảm chi phí quản lý, tiết kiệm chi tiêu... thì có thể mức tác động sẽ được giảm thiểu và sẽ thấp hơn dự tính”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nhận định.
Ở một hướng khác, khi cơ chế bù lỗ kinh doanh xăng dầu bị xóa bỏ, lượng tiền bù lỗ rất lớn (như 11.000 tỷ đồng trong năm 2007) sẽ được đầu tư cho xã hội và các mục đích khác, hỗ trợ phát triển kinh tế và đời sống người dân.
Trong đợt điều chỉnh này, Liên bộ cũng nhận định rằng đối tượng chịu áp lực lớn hơn là những hộ gia đình khó khăn tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa… Theo đó, một cơ chế hỗ trợ cũng được ban hành đi kèm với lần điều chỉnh này.
Cụ thể, Chính phủ sẽ tập trung hỗ trợ cho nhóm những người bị tác động trực tiếp, nhiều nhất từ việc xăng, dầu tăng giá và cho người nghèo, như mở rộng diện hỗ trợ và cấp không thu tiền dầu cho các hộ dân ở những địa bàn chưa có điện lưới, cho đồng bào dân tộc thiểu số và thuộc diện chính sách; nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo; giảm thuế trong lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ thay phương tiện giảm thiểu chi phí nhiên liệu đối với đánh bắt xa bờ; thực hiện cơ chế cho vay ưu đãi…
Liên quan đến lạm phát, Chính phủ tiếp tục định hướng Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chặt chẽ đẻ cùng các cơ quan ban ngành hỗ trợ thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.