Pháp tính chuyện chấm dứt trừng phạt Nga
Trong mấy tuần gần đây đã có những diễn biến khả quan về thực thi hiệp định hòa bình cho miền Đông Ukraine
Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố, sau những diễn biến tích cực gần đây trong tiến trình ngừng bắn ở miền Đông Ukraine, Pháp hy vọng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ sớm chấm dứt.
Hãng tin BBC cho biết, ông Hollande đã đề xuất một cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Nga và Ukraine tại Paris trong tháng 9 này để bàn về tình hình ở Ukraine. Theo Tổng thống Pháp, trong mấy tuần gần đây đã có những diễn biến khả quan về thực thi hiệp định hòa bình cho miền Đông Ukraine ký kết ở thủ đô Minsk của Belarus hồi tháng 2.
Tuy vậy, ông Hollande nói vẫn còn một số cam kết cần được các bên tôn trọng. Các cam kết này bao gồm tổ chức bầu cử cho miền Đông và trao thêm quyền tự trị cho hai vùng Donetsk và Luhansk nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai thân Nga.
“Tiến trình hòa bình cho miền Đông Ukraine đã được thúc đẩy. Đã có nhiều tiến bộ trong mấy tuần trở lại đây. Lệnh ngừng bắn nhìn chung được tôn trọng”, ông Hollande phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 7/9 ở Paris.
Theo dự kiến, cuộc gặp của các nhà lãnh đạo 4 nước về vấn đề miền Đông Ukraine sẽ được tổ chức trước cuộc họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào cuối tháng 9 này.
Nếu các cuộc bầu cử địa phương được tổ chức và việc trao thêm quyền tự trị cho hai vùng Donetsk và Luhansk được thực hiện thành công, “thì tôi sẽ đề nghị dỡ bỏ lệnh trừng phạt” đối với Nga - ông Hollande nói.
Hiện Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang trừng phạt Nga vì cho rằng Moscow hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Đây là cáo buộc mà Nga cương quyết phủ nhận.
Lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga và tiếp đó là lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa phương Tây nhằm mục đích trả đũa của Nga đã khiến nhiều công ty Pháp và các nước châu Âu khác khốn đốn.
Bất chấp thỏa thuận hòa bình Minsk, các cuộc tấn công đã có chiều hướng gia tăng ở Luhansk và Donetsk trong mùa hè năm nay. Tuy vậy, hôm thứ Bảy vừa rồi, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói trong vòng 1 tuần qua, thỏa thuận hòa bình đã lần đầu tiên được tuân thủ hoàn toàn ở miền Đông Ukraine.
“Ngày hôm nay đánh dấu tuần đầu tiên không có tiếng súng ở miền Đông, tuần đầu tiên thỏa thuận ở Minsk được tuân thủ thực sự”, ông Poroshenko nói.
Tổng thống Ukraine hiện đang chịu sức ép phải trao thêm quyền tự trị cho hai khu vực do quân ly khai kiểm soát ở miền Đông, bất chấp sự phản đối của những người theo trường phái dân tộc chủ nghĩa ở nước này.
Theo nội dung thỏa thuận Misnk, Quốc hội Ukraine tuần trước đã có cuộc bỏ phiếu đầu tiên tiến tới trao thêm quyền tự trị cho Donetsk và Luhansk.
Hãng tin BBC cho biết, ông Hollande đã đề xuất một cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Nga và Ukraine tại Paris trong tháng 9 này để bàn về tình hình ở Ukraine. Theo Tổng thống Pháp, trong mấy tuần gần đây đã có những diễn biến khả quan về thực thi hiệp định hòa bình cho miền Đông Ukraine ký kết ở thủ đô Minsk của Belarus hồi tháng 2.
Tuy vậy, ông Hollande nói vẫn còn một số cam kết cần được các bên tôn trọng. Các cam kết này bao gồm tổ chức bầu cử cho miền Đông và trao thêm quyền tự trị cho hai vùng Donetsk và Luhansk nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai thân Nga.
“Tiến trình hòa bình cho miền Đông Ukraine đã được thúc đẩy. Đã có nhiều tiến bộ trong mấy tuần trở lại đây. Lệnh ngừng bắn nhìn chung được tôn trọng”, ông Hollande phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 7/9 ở Paris.
Theo dự kiến, cuộc gặp của các nhà lãnh đạo 4 nước về vấn đề miền Đông Ukraine sẽ được tổ chức trước cuộc họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào cuối tháng 9 này.
Nếu các cuộc bầu cử địa phương được tổ chức và việc trao thêm quyền tự trị cho hai vùng Donetsk và Luhansk được thực hiện thành công, “thì tôi sẽ đề nghị dỡ bỏ lệnh trừng phạt” đối với Nga - ông Hollande nói.
Hiện Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang trừng phạt Nga vì cho rằng Moscow hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Đây là cáo buộc mà Nga cương quyết phủ nhận.
Lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga và tiếp đó là lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa phương Tây nhằm mục đích trả đũa của Nga đã khiến nhiều công ty Pháp và các nước châu Âu khác khốn đốn.
Bất chấp thỏa thuận hòa bình Minsk, các cuộc tấn công đã có chiều hướng gia tăng ở Luhansk và Donetsk trong mùa hè năm nay. Tuy vậy, hôm thứ Bảy vừa rồi, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói trong vòng 1 tuần qua, thỏa thuận hòa bình đã lần đầu tiên được tuân thủ hoàn toàn ở miền Đông Ukraine.
“Ngày hôm nay đánh dấu tuần đầu tiên không có tiếng súng ở miền Đông, tuần đầu tiên thỏa thuận ở Minsk được tuân thủ thực sự”, ông Poroshenko nói.
Tổng thống Ukraine hiện đang chịu sức ép phải trao thêm quyền tự trị cho hai khu vực do quân ly khai kiểm soát ở miền Đông, bất chấp sự phản đối của những người theo trường phái dân tộc chủ nghĩa ở nước này.
Theo nội dung thỏa thuận Misnk, Quốc hội Ukraine tuần trước đã có cuộc bỏ phiếu đầu tiên tiến tới trao thêm quyền tự trị cho Donetsk và Luhansk.