Phát quang “bụi rậm” điều kiện kinh doanh trước giờ G
Sát giờ G, ngày 28/6, VCCI, CIEM vẫn phải tiếp tục ngồi với các bộ, để khai thông phần nào mớ bòng bong đó
Ngày 1/7/2016 là thời điểm hết hiệu lực của quy định về điều kiện kinh doanh do các bộ ban hành và các nghị định về điều kiện kinh doanh phải được ban hành bởi Chính phủ.
Thái độ của người đứng đầu Chính phủ trong việc này dường như rất quyết liệt. Nhưng kết quả có được như mong muốn hay không lại là chuyện khác.
Bởi, những “bụi rậm” liên quan đến điều kiện kinh doanh cần phải phát quang là quá lớn.
Quá trình soạn thảo Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải đấu tranh rất gay gắt với nhiều bộ, ngành mới có thể ra được danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Nhưng, điều khá bất ngờ là ngay cả các luật đươc thông qua cùng phiên với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014, rồi các luật có hiệu lực sau Luật Đầu tư vẫn tiếp tục đặt ra các ngành nghề kinh doanh, giấy phép kinh doanh không nằm trong danh mục nói trên.
Vì thế, như khái quát của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc thì có rất nhiều thách thức để hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh. Vì, điều kiện kinh doanh vẫn còn “chằng chịt” trong hệ thống pháp luật về kinh doanh của Việt Nam.
Bởi vậy, sát giờ G, ngày 28/6, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vẫn phải tiếp tục ngồi với các bộ, để khai thông phần nào mớ bòng bong đó. Cho dù, trước đấy đã có hai ngày rưỡi làm việc với thành phần, nội dung tương tự.
Cuộc họp này kéo dài đến 19h30, và theo đánh giá của một người trong cuộc thì một số vấn đề lớn chưa quyết được, nhưng các “bụi rậm” cũng đã thoáng hơn rất nhiều.
Rào cản nào sẽ được tháo gỡ vẫn còn phải chờ đến khi các nghị định được ban hành. Song tập hợp từ VCCI cho thấy những quy định vô lý xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực.
Chẳng hạn, dự thảo nghị định quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng mới được bàn thảo ngày 28/6 theo VCCI có một số điểm chưa hợp lý.
Theo nghị định thì định kỳ 5 năm, kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải báo cáo Cục Hàng không Việt Nam việc phát triển đội tàu bay. Trường hợp có đề xuất phát triển đội tàu bay thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không gửi một bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam.
VCCI cho rằng, quy định sẽ hạn chế sự chủ động, đột phá của doanh nghiệp. Bởi phương án kinh doanh và phát triển 5 năm mang tính định hướng và cần phải điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của thị trường có thể khác với kế hoạch mà cơ quan quản lý phê duyệt. Điều này sẽ hạn chế sự chủ động, đột phá của doanh nghiệp.
Còn, chiến lược phát triển đội tàu bay phải dài đến 10 năm hoặc hơn nữa để có được đội tàu bay mới, hiện đại. Nếu giới hạn trong số lượng được phê duyệt trong 5 năm thì không thể tiến hành các đặt hàng chiến lược.
Mặt khác, hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang phê duyệt từng chiếc tàu bay trước khi đưa về Việt Nam, bao gồm xem xét hợp đồng, chỗ đỗ, nhân sự… cho nên việc phê duyệt kế hoạch 5 năm là không cần thiết.
Hơn nữa, kế hoạch phát triển đội tàu bay của hãng hàng không còn phục vụ cho các liên doanh hàng không ở nước ngoài, việc này rất khó khả thi để phê duyệt tại Việt Nam.
Từ những phân tích này, VCCI đề nghị sửa quy định nêu trên thành: “Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không báo cáo kế hoạch 5 năm và kế hoạch điều chỉnh cập nhật định kỳ hàng năm cho Bộ giao thông vận tải về phương án kinh doanh và kế hoạch phát triển đội tàu bay của mình”.
Trong lĩnh vực thông tin - truyền thông, với dự thảo nghị định quy định chi tiết về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng VCCI đề nghị không quy định việc cấp phép khi nhập khẩu các sản phẩm an toàn thông tin mạng sử dụng cho các máy tính cá nhân của người dân.
Thay vào đó là cơ chế hậu kiểm: sản phẩm vẫn phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, doanh nghiệp vẫn phải báo cáo và Nhà nước vẫn thực hiện thanh tra, kiểm tra.
Hay, dự thảo nghị định sửa đổi nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông quy định doanh nghiệp được xét cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông khi có ngành, nghề kinh doanh là kinh doanh dịch vụ viễn thông đã được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia của doanh nghiệp.
Điều này, theo VCCI là không phù hợp với tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014 vì luật này đã xác định việc kê khai ngành nghề kinh doanh khi làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp không ảnh hưởng đến quyền kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể (mà chỉ có ý nghĩa thống kê).
Bên cạnh nội dung trên, dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực khác liên quan đến y tế, tài chính, ngân hàng… cũng đều dễ dàng chỉ ra được những yêu cầu chưa hợp lý.
Tuy nhiên, với chất lượng của nhiều đạo luật được cho là khá hạn chế và sự chậm trễ của nhiều bộ, ngành, thì chắc chắn "dọn dẹp" điều kiện kinh doanh vẫn là câu chuyện dài kỳ.
Thái độ của người đứng đầu Chính phủ trong việc này dường như rất quyết liệt. Nhưng kết quả có được như mong muốn hay không lại là chuyện khác.
Bởi, những “bụi rậm” liên quan đến điều kiện kinh doanh cần phải phát quang là quá lớn.
Quá trình soạn thảo Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải đấu tranh rất gay gắt với nhiều bộ, ngành mới có thể ra được danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Nhưng, điều khá bất ngờ là ngay cả các luật đươc thông qua cùng phiên với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014, rồi các luật có hiệu lực sau Luật Đầu tư vẫn tiếp tục đặt ra các ngành nghề kinh doanh, giấy phép kinh doanh không nằm trong danh mục nói trên.
Vì thế, như khái quát của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc thì có rất nhiều thách thức để hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh. Vì, điều kiện kinh doanh vẫn còn “chằng chịt” trong hệ thống pháp luật về kinh doanh của Việt Nam.
Bởi vậy, sát giờ G, ngày 28/6, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vẫn phải tiếp tục ngồi với các bộ, để khai thông phần nào mớ bòng bong đó. Cho dù, trước đấy đã có hai ngày rưỡi làm việc với thành phần, nội dung tương tự.
Cuộc họp này kéo dài đến 19h30, và theo đánh giá của một người trong cuộc thì một số vấn đề lớn chưa quyết được, nhưng các “bụi rậm” cũng đã thoáng hơn rất nhiều.
Rào cản nào sẽ được tháo gỡ vẫn còn phải chờ đến khi các nghị định được ban hành. Song tập hợp từ VCCI cho thấy những quy định vô lý xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực.
Chẳng hạn, dự thảo nghị định quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng mới được bàn thảo ngày 28/6 theo VCCI có một số điểm chưa hợp lý.
Theo nghị định thì định kỳ 5 năm, kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải báo cáo Cục Hàng không Việt Nam việc phát triển đội tàu bay. Trường hợp có đề xuất phát triển đội tàu bay thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không gửi một bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam.
VCCI cho rằng, quy định sẽ hạn chế sự chủ động, đột phá của doanh nghiệp. Bởi phương án kinh doanh và phát triển 5 năm mang tính định hướng và cần phải điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của thị trường có thể khác với kế hoạch mà cơ quan quản lý phê duyệt. Điều này sẽ hạn chế sự chủ động, đột phá của doanh nghiệp.
Còn, chiến lược phát triển đội tàu bay phải dài đến 10 năm hoặc hơn nữa để có được đội tàu bay mới, hiện đại. Nếu giới hạn trong số lượng được phê duyệt trong 5 năm thì không thể tiến hành các đặt hàng chiến lược.
Mặt khác, hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang phê duyệt từng chiếc tàu bay trước khi đưa về Việt Nam, bao gồm xem xét hợp đồng, chỗ đỗ, nhân sự… cho nên việc phê duyệt kế hoạch 5 năm là không cần thiết.
Hơn nữa, kế hoạch phát triển đội tàu bay của hãng hàng không còn phục vụ cho các liên doanh hàng không ở nước ngoài, việc này rất khó khả thi để phê duyệt tại Việt Nam.
Từ những phân tích này, VCCI đề nghị sửa quy định nêu trên thành: “Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không báo cáo kế hoạch 5 năm và kế hoạch điều chỉnh cập nhật định kỳ hàng năm cho Bộ giao thông vận tải về phương án kinh doanh và kế hoạch phát triển đội tàu bay của mình”.
Trong lĩnh vực thông tin - truyền thông, với dự thảo nghị định quy định chi tiết về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng VCCI đề nghị không quy định việc cấp phép khi nhập khẩu các sản phẩm an toàn thông tin mạng sử dụng cho các máy tính cá nhân của người dân.
Thay vào đó là cơ chế hậu kiểm: sản phẩm vẫn phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, doanh nghiệp vẫn phải báo cáo và Nhà nước vẫn thực hiện thanh tra, kiểm tra.
Hay, dự thảo nghị định sửa đổi nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông quy định doanh nghiệp được xét cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông khi có ngành, nghề kinh doanh là kinh doanh dịch vụ viễn thông đã được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia của doanh nghiệp.
Điều này, theo VCCI là không phù hợp với tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014 vì luật này đã xác định việc kê khai ngành nghề kinh doanh khi làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp không ảnh hưởng đến quyền kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể (mà chỉ có ý nghĩa thống kê).
Bên cạnh nội dung trên, dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực khác liên quan đến y tế, tài chính, ngân hàng… cũng đều dễ dàng chỉ ra được những yêu cầu chưa hợp lý.
Tuy nhiên, với chất lượng của nhiều đạo luật được cho là khá hạn chế và sự chậm trễ của nhiều bộ, ngành, thì chắc chắn "dọn dẹp" điều kiện kinh doanh vẫn là câu chuyện dài kỳ.