Phe đối lập Venezuela gửi “tối hậu thư” cho Tổng thống
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Venezuela là chưa từng có tiền lệ ở đất nước này
Hôm 3/11, phe đối lập Venezuela tuyên bố ngày 11/11 là hạn chót để Tổng thống nước này Nicolas Maduro quyết định thời điểm tổ chức bầu cử và phóng thích các nhà hoạt động bất đồng chính kiến. Cuộc khủng hoảng ở Venezuela tiếp tục leo thang khi hàng nghìn sinh viên đổ xuống đường biểu tình.
Vào tuần trước, sau khi Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela đình chỉ các thủ tục tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm lật đổ ông Maduro, phe đối lập đã kêu gọi hàng trăm nghìn người tiến hành biểu tình phàn đối Chính phủ.
Tuy nhiên, hãng tin Reuters cho biết, để thể hiện sự tôn trọng cuộc đàm phán giữa phe đối lập với Chính phủ, phe đối lập Venezuela những ngày qua đã dừng các hoạt động biểu tình. Đây là một thỏa thuận do Giáo hoàng Francis làm trung gian.
Mặc dù vậy, với sự bất mãn lên cao của phe đối lập và nhiều người ủng hộ phe đối lập lo ngại rằng Tổng thống Maduro chỉ đang cố tình “câu giờ”, các thủ lĩnh đối lập nói họ sẽ chờ tới ngày 11/11 tới xem Chính phủ sẽ hành động như thế nào.
Tới thời điểm đó, nếu các yêu cầu của phe đối lập không được đáp ứng, họ sẽ chấm dứt đàm phán và trở lại với các hoạt động biểu tình.
Ông Carlos Ocariz, một thủ lĩnh đối lập, nhắc lại yêu cầu đầu tiên là tái khởi động cuộc trưng cầu dân ý hoặc tiến tới tổ chức một cuộc bầu cử Tổng thống trong quý 1/2017.
Theo dự kiến hiện tại, cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo của Venezuela phải tới cuối năm 2018 mới diễn ra.
“Mục tiêu thứ hai của chúng tôi là tự do cho tất cả tù nhân chính trị ở Venezuela”, ông Ocariz nói. Theo phe đối lập, có khoảng 100 nhà hoạt động bị bỏ tù oan vì chỉ trích Tổng thống Maduro.
Ngoài ra, phe đối lập còn muốn hủy bỏ phán quyết của Tòa án Tối cao Venezuela về vô hiệu hóa Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, đồng thời mở một ủy ban mới trong Hội đồng Bầu cử Quốc gia - cơ quan bị cho là “thiên vị” ông Maduro.
Tổng thống Maduro, 53 tuổi, đắc cử vào năm 2013 sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời.
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Venezuela, quốc gia Nam Mỹ 30 triệu dân với nguồn tài nguyên dầu lửa khổng lồ, là chưa từng có tiền lệ ở đất nước này. Cuộc khủng hoảng - được cho là xuất phát chủ yếu từ các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm - đã đẩy tỷ lệ ủng hộ ông Maduro xuống còn hơn 20%, thấp nhất từ trước đến nay.
Hiện ông Maduro chưa phát tín hiệu nào cho thấy ông sẽ đồng ý với bất kỳ yêu cầu nào của phe đối lập. Trong một bài phát biểu ngày 3/11, ông Maduro chỉ trích thời hạn mà phe đối lập đưa ra cho ông, đồng thời kêu gọi sự kiên nhẫn.
“Họ đang tạo ra những kỳ vọng sai lầm”, ông nói. “Không ai nên rời bàn đàm phán hay ra tối hậu thư cả”.
Cho rằng không thể nói chuyện với một Chính phủ mà họ cho là độc tài, hàng nghìn sinh viên Venezuela đã xuống đường biểu tình ở Caracas và một số thành phố khác. Cảnh sát đã dùng bình xịt hơi cay để giải tán đám đông biểu tình.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ Venezuela và phe đối lập thường đàm phán khi xảy ra biểu tình căng thẳng. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán thường không mang lại kết quả và hai phe nhanh chóng quay lại chỉ trích lẫn nhau. Điều này đã trở thành đặc trưng của nền chính trị Venezuela thời hiện đại.
Vào tuần trước, sau khi Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela đình chỉ các thủ tục tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm lật đổ ông Maduro, phe đối lập đã kêu gọi hàng trăm nghìn người tiến hành biểu tình phàn đối Chính phủ.
Tuy nhiên, hãng tin Reuters cho biết, để thể hiện sự tôn trọng cuộc đàm phán giữa phe đối lập với Chính phủ, phe đối lập Venezuela những ngày qua đã dừng các hoạt động biểu tình. Đây là một thỏa thuận do Giáo hoàng Francis làm trung gian.
Mặc dù vậy, với sự bất mãn lên cao của phe đối lập và nhiều người ủng hộ phe đối lập lo ngại rằng Tổng thống Maduro chỉ đang cố tình “câu giờ”, các thủ lĩnh đối lập nói họ sẽ chờ tới ngày 11/11 tới xem Chính phủ sẽ hành động như thế nào.
Tới thời điểm đó, nếu các yêu cầu của phe đối lập không được đáp ứng, họ sẽ chấm dứt đàm phán và trở lại với các hoạt động biểu tình.
Ông Carlos Ocariz, một thủ lĩnh đối lập, nhắc lại yêu cầu đầu tiên là tái khởi động cuộc trưng cầu dân ý hoặc tiến tới tổ chức một cuộc bầu cử Tổng thống trong quý 1/2017.
Theo dự kiến hiện tại, cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo của Venezuela phải tới cuối năm 2018 mới diễn ra.
“Mục tiêu thứ hai của chúng tôi là tự do cho tất cả tù nhân chính trị ở Venezuela”, ông Ocariz nói. Theo phe đối lập, có khoảng 100 nhà hoạt động bị bỏ tù oan vì chỉ trích Tổng thống Maduro.
Ngoài ra, phe đối lập còn muốn hủy bỏ phán quyết của Tòa án Tối cao Venezuela về vô hiệu hóa Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, đồng thời mở một ủy ban mới trong Hội đồng Bầu cử Quốc gia - cơ quan bị cho là “thiên vị” ông Maduro.
Tổng thống Maduro, 53 tuổi, đắc cử vào năm 2013 sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời.
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Venezuela, quốc gia Nam Mỹ 30 triệu dân với nguồn tài nguyên dầu lửa khổng lồ, là chưa từng có tiền lệ ở đất nước này. Cuộc khủng hoảng - được cho là xuất phát chủ yếu từ các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm - đã đẩy tỷ lệ ủng hộ ông Maduro xuống còn hơn 20%, thấp nhất từ trước đến nay.
Hiện ông Maduro chưa phát tín hiệu nào cho thấy ông sẽ đồng ý với bất kỳ yêu cầu nào của phe đối lập. Trong một bài phát biểu ngày 3/11, ông Maduro chỉ trích thời hạn mà phe đối lập đưa ra cho ông, đồng thời kêu gọi sự kiên nhẫn.
“Họ đang tạo ra những kỳ vọng sai lầm”, ông nói. “Không ai nên rời bàn đàm phán hay ra tối hậu thư cả”.
Cho rằng không thể nói chuyện với một Chính phủ mà họ cho là độc tài, hàng nghìn sinh viên Venezuela đã xuống đường biểu tình ở Caracas và một số thành phố khác. Cảnh sát đã dùng bình xịt hơi cay để giải tán đám đông biểu tình.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ Venezuela và phe đối lập thường đàm phán khi xảy ra biểu tình căng thẳng. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán thường không mang lại kết quả và hai phe nhanh chóng quay lại chỉ trích lẫn nhau. Điều này đã trở thành đặc trưng của nền chính trị Venezuela thời hiện đại.