Lạm phát 500%, người Venezuela được tăng lương 40%
Theo tỷ giá hối đoái trên thị trường “chợ đen”, mức lương mới tương đương 67 USD/tháng
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vừa ra quyết định tăng lương tối thiểu cho người lao động nước này thêm 40%.
Tuy nhiên, theo trang CNN Money, mức tăng như vậy vẫn “chưa thấm vào đâu” nếu so với mức lạm phát 500% trong năm nay và có thể lên tới 1.660% vào năm tới tại Venezuela theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Sau khi tăng, tiền lương tối thiểu ở Venezuela, bao gồm cả trợ cấp thực phẩm, sẽ lên mức 90.812 Bolivar/tháng.
Theo tỷ giá hối đoái trên thị trường “chợ đen”, mức lương mới tương đương 67 USD/tháng. Trước khi tăng, lương tối thiểu ở Venezuela là 65.065 Bolivar, tương đương khoảng 48 USD/tháng.
Nếu theo tỷ giá hối đoái chính thức cao nhất của Venezuela, thì mức lương tối thiểu mới tương đương 138 USD/tháng. Nước này hiện có 3 cấp tỷ giá chính thức, tùy theo mục đích của việc đổi ngoại tệ để làm gì.
Đây là lần thứ tư Tổng thống Maduro tăng lương tối thiểu từ đầu năm đến nay. Tem phiếu thực phẩm và tiền thưởng chiếm phần chính trong tổng thu nhập của người lao động ở Venezuela.
Lần tăng lương này diễn ra chỉ một ngày sau khi phe đối lập - những người muốn lật đổ ông Maduro - lên kế hoạch cho một cuộc tổng đình công trên toàn quốc. Đảng cầm quyền tuyên bố các doanh nghiệp tham gia kế hoạch đình công sẽ bị lực lượng vũ trang chiếm giữ.
Trong đợt tăng lương này, ông Maduro cũng tăng lương 20% cho các binh sỹ quân đội, lực lượng hiện đang ủng hộ Chính phủ của ông.
Lãnh đạo phe đối lập nói những lời đe dọa mà Chính phủ nhằm vào kế hoạch đình công là “một sự lạm dụng quyền lực và một ví dụ khác về sự độc đoán của Chính phủ”. Ngoài kế hoạch đình công vào ngày thứ 6, phe đối lập còn kêu gọi một cuộc biểu tình lớn tiếp theo vào ngày 3/11.
Đợt tăng lương mới nhất có lẽ sẽ không giúp người dân Venezuela có thêm thực phẩm. Họ đã phải đối mặt với tình trạng khan hiếm đồ ăn nghiêm trọng từ đầu năm, và tình trạng này mới chỉ giảm bớt thời gian gần đây khi Chính phủ dừng áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả ngặt nghèo.
Tuy nhiên, chính việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát giá cả đã khiến giá thực phẩm tăng vọt ở nhiều địa phương ở Venezuela, đến nỗi người dân không thể mua nổi đồ ăn.
Căng thẳng bùng phát trong tuần trước khi Ủy ban Bầu cử Quốc gia Venezuela đỉnh chỉ kế hoạch của phe đối lập về tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phế truất Tổng thống Maduro. Hôm Chủ nhật tuần trước, những người ủng hộ ông Maduro đã tấn công vào tòa nhà Quốc hội Venezuela, cơ quan do phe đối lập nắm quyền kiểm soát.
Hôm thứ Tư tuần này, các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra trên toàn quốc ở Venezuuela nhằm kêu gọi ông Maduro từ chức.
Sau một cuộc gặp với Giáo hoàng Francis tại tòa thánh Vatican, ông Maduro hứa sẽ gặp các thủ lĩnh đối lập vào Chủ nhật tuần này để bàn hướng giải quyết khủng hoảng.
Tuy nhiên, theo trang CNN Money, mức tăng như vậy vẫn “chưa thấm vào đâu” nếu so với mức lạm phát 500% trong năm nay và có thể lên tới 1.660% vào năm tới tại Venezuela theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Sau khi tăng, tiền lương tối thiểu ở Venezuela, bao gồm cả trợ cấp thực phẩm, sẽ lên mức 90.812 Bolivar/tháng.
Theo tỷ giá hối đoái trên thị trường “chợ đen”, mức lương mới tương đương 67 USD/tháng. Trước khi tăng, lương tối thiểu ở Venezuela là 65.065 Bolivar, tương đương khoảng 48 USD/tháng.
Nếu theo tỷ giá hối đoái chính thức cao nhất của Venezuela, thì mức lương tối thiểu mới tương đương 138 USD/tháng. Nước này hiện có 3 cấp tỷ giá chính thức, tùy theo mục đích của việc đổi ngoại tệ để làm gì.
Đây là lần thứ tư Tổng thống Maduro tăng lương tối thiểu từ đầu năm đến nay. Tem phiếu thực phẩm và tiền thưởng chiếm phần chính trong tổng thu nhập của người lao động ở Venezuela.
Lần tăng lương này diễn ra chỉ một ngày sau khi phe đối lập - những người muốn lật đổ ông Maduro - lên kế hoạch cho một cuộc tổng đình công trên toàn quốc. Đảng cầm quyền tuyên bố các doanh nghiệp tham gia kế hoạch đình công sẽ bị lực lượng vũ trang chiếm giữ.
Trong đợt tăng lương này, ông Maduro cũng tăng lương 20% cho các binh sỹ quân đội, lực lượng hiện đang ủng hộ Chính phủ của ông.
Lãnh đạo phe đối lập nói những lời đe dọa mà Chính phủ nhằm vào kế hoạch đình công là “một sự lạm dụng quyền lực và một ví dụ khác về sự độc đoán của Chính phủ”. Ngoài kế hoạch đình công vào ngày thứ 6, phe đối lập còn kêu gọi một cuộc biểu tình lớn tiếp theo vào ngày 3/11.
Đợt tăng lương mới nhất có lẽ sẽ không giúp người dân Venezuela có thêm thực phẩm. Họ đã phải đối mặt với tình trạng khan hiếm đồ ăn nghiêm trọng từ đầu năm, và tình trạng này mới chỉ giảm bớt thời gian gần đây khi Chính phủ dừng áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả ngặt nghèo.
Tuy nhiên, chính việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát giá cả đã khiến giá thực phẩm tăng vọt ở nhiều địa phương ở Venezuela, đến nỗi người dân không thể mua nổi đồ ăn.
Căng thẳng bùng phát trong tuần trước khi Ủy ban Bầu cử Quốc gia Venezuela đỉnh chỉ kế hoạch của phe đối lập về tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phế truất Tổng thống Maduro. Hôm Chủ nhật tuần trước, những người ủng hộ ông Maduro đã tấn công vào tòa nhà Quốc hội Venezuela, cơ quan do phe đối lập nắm quyền kiểm soát.
Hôm thứ Tư tuần này, các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra trên toàn quốc ở Venezuuela nhằm kêu gọi ông Maduro từ chức.
Sau một cuộc gặp với Giáo hoàng Francis tại tòa thánh Vatican, ông Maduro hứa sẽ gặp các thủ lĩnh đối lập vào Chủ nhật tuần này để bàn hướng giải quyết khủng hoảng.